Hộ niệm lúc lâm chung (Phần 2)
Trong gia đình Phật tử khi có thân nhân lâm bệnh nặng muốn được hộ niệm lúc lâm chung, gia đình thông báo cho ban Hộ Niệm tại ngôi chùa gia đình thường xuyên đến lễ Phật. Một ủy viên trong ban Hộ Niệm đến thăm bệnh nhân để xem xét và xác định tình trạng đã đến lúc cần có sự hộ niệm.
1. Vai trò của ban hộ niệm (tiếp theo)
Trong Phật học, ban hộ niệm còn có danh xưng gọi là đoàn niệm Phật sức chung hay đoàn liên hữu trợ niệm. Chữ Hán Sức có nghĩa là làm cho nghiêm chỉnh, đẹp đẽ hơn như trang sức; Chung có nghĩa là chót hết, cuối cùng như lâm chung, mệnh chung, diễn ý sự chấm dứt đời sống. Trợ có nghĩa là giúp đỡ như cứu trợ, viện trợ. Sức chung hay trợ niệm có nội dung tương tự như hộ niệm.
Tầm quan trọng của việc cần thiết có sự hộ niệm như sau:
Trong lúc lâm chung tình trạng thập tử nhất sanh, hành giả rất khó giữ vững được chánh niệm như trong những lúc khỏe mạnh bình thường. Tâm thức thường bị những vọng niệm làm chao đảo: Có niệm tham thì chìm vào ngạ quỷ, có niệm sân thì đọa xuống địa ngục, có niệm si thì trở thành súc sanh, cảm ứng những ràng buộc thế tục như ái dục, thương nhớ thì trở lại cõi trần ai uế trọc, chỉ có giữ được chánh niệm vững chắc, rõ ràng mới hội đủ điều kiện được vãng sanh về cõi Tịnh Độ. Người thiện học quan tâm đến cận tử nghiệp được tạo tác trong thời gian lâm chung của bệnh nhân rất ngắn ngủi so với toàn thể đời sống con người ở thế gian.
Tu là chuyển nghiệp, từ dữ sang lành, từ vô tánh sang lành, từ lành ít sang lành đầy đủ để viên mãn Phật quả. Tu là hành trì chánh pháp dù theo tông phái nào cũng bắt đầu từ lúc hành giả khởi phát tín lâm và nương theo lời Phật dạy cho đến lúc mệnh chung. Nhưng sự chuyển nghiệp bắt đầu từ lúc con người thọ nghiệp thế gian, nghĩa là từ lúc đầu thai còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi đầu thai ở thân sau thuộc đời sống kế tiếp, không phải chỉ đến lúc mệnh chung là chấm dứt. Trong thời gian từ lúc mệnh chung đến lúc đi đầu thai ở thân sau, con người vẫn tiếp tục chuyển nghiệp. Đây là thời kỳ thân trung ấm, phần cảm ứng vẫn tồn tại dù đã rời khỏi thân xác. Nói cách khác, thời gian chuyển nghiệp là thời gian thọ nghiệp thế gian, dài hơn đời sống con người kể từ lúc lọt lòng mẹ cất tiếng khóc chào đời cho đến lúc thở hơi cuối cùng. Sự thọ nghiệp thế gian có trước lúc chào đời và kéo dài sau khi tắt thở.
Động năng chuyển nghiệp gồm có hai nguồn lực dung thông nhau:
Tha lực từ bên ngoài hành giả gia hộ cho người tu đạo. Đây là nguồn trợ lực của chư Phật, chư Bồ-tát ban ân cứu độ chúng sanh trong cõi Ta-bà Uế Độ.
Tự lực cũng gọi là Nội lực ở chính ngay tự thân của hành giả đã công phu tinh tấn hành trì Đạo pháp trong cuộc sống hàng ngày.
Nguồn tự lực này đã suy giảm khi hành giả bị bệnh ở thời điểm lâm chung, tâm thức vọng động chao đảo, hoang mang lo sợ không còn giữ vững được Chánh Niệm. Việc hộ niệm trong thời điểm này là một dạng tha lực do ban hộ niệm cung ứng đã phụ giúp cho hành giả không xa rời Chánh Niệm, nhất tâm niệm Phật.
Hộ niệm lúc lâm chung (Phần 1)
2. Những việc cần thực hiện
Trong gia đình Phật tử khi có thân nhân lâm bệnh nặng muốn được hộ niệm lúc lâm chung, gia đình thông báo cho ban Hộ Niệm tại ngôi chùa gia đình thường xuyên đến lễ Phật. Một ủy viên trong ban Hộ Niệm liền đến thăm bệnh nhân để xem xét và xác định tình trạng đã đến lúc cần có sự hộ niệm. Sau đó các ủy viên trong ban Hộ Niệm lần lượt niệm Phật một cách liên tục cho đến khi bệnh nhân tắt thở, toàn thân đã lạnh. Đây là giai đoạn đầu trong số ba giai đoạn (nói đầy đủ ở sau). Bệnh nhân nhờ thế mà trừ bỏ vọng tâm, nhất tâm tưởng niệm Chánh pháp trong lúc vãng sanh về cõi Phật. Sau đây là những việc cụ thể cần thực hiện:
Trần thiết
Trong phòng kê một cái bàn có đặt hình tượng Tây phương Tam Thánh gồm Phật A-di-đà ở giữa, bên trái Phật là Quán Thế Âm Bồ-tát, bên phải Phật là Đại Thế Chí Bồ-tát. Hình vẽ trên giấy hay tượng bằng gỗ, kim loại hay đất đều được. Trường hợp không có đủ Tam Thánh, chỉ một hình tượng Phật A- di-đà cũng được.
Trên mặt bàn đặt một lư hương hay bát hương, một đôi chân đèn cầy (chân nến), một bình hoa, một đĩa trái cây, một cái chuông nhỏ và một cái khánh.
Dặn dò gia quyến
Khuyên gia quyến giữ không khí trang nghiêm, yên tịnh, không cười nói lớn tiếng, đi đứng vội vàng... Mọi động tác nên nhẹ nhàng, chậm rãi. Không nói chuyện thế sự có thể làm người bệnh quan tâm đến. Không nói những chuyện buồn phiền về gia cảnh, không hỏi về hậu sự của gia đình hay bất cứ điều gì có thể khơi dậy tình cảm thế tục trong tâm người bệnh.
Dù người bệnh vừa chết, gia quyến không nên khóc than vì người bệnh chỉ mới chấm dứt hơi thở nhưng thức thứ tám tức A-lại da thức chưa lìa thân xác. Thân nhân vẫn tiếp tục niệm Phật cho đến khi toàn thân người quá vãng đều lạnh toát, sau đó mới thực hiện những việc cần thiết như lau xác, thay áo, tẩm liệm, nhập quan, khóc lóc v...v....Thời gian vẫn tiếp tục niệm Phật này thường kéo dài từ 3 giờ đến 8 giờ rất cần thiết nhằm mục đích giúp cho người vừa tắt hơi thở được an thuận vãng sanh về cõi Tây phương Tịnh Độ. Chỉ sau thời gian này A-lại-da-thức mới lìa thần xác, người đã tắt hơi thở mới không còn cảm thức gì nữa, nghĩa là mới thực sự chết hẳn. Nếu trong khoảng thời gian ngắn ngủi này tâm thức người đã tắt hơi thở bị vọng động do phiền não, tình cảm thế tục thì đương sự sẽ bị đọa vào ba ác đạo súc sanh, ngạ quỷ hay địa ngục. Sau khi toàn thân người quá vãng lạnh toát, nếu tay chân có lạnh cứng, gây khó khăn cho việc tẩm liệm, nên đắp nước nóng quanh chỗ khớp xương thì có thể chỉnh lại dể dàng cho ngay ngắn.
Dẫn giải sự kiện vừa trình bày một cách dễ hiểu hơn: Khi tắt hơi thở, tim không đập nữa, con người mới chỉ mới chết có phần thân xác nhưng cảm thức tâm linh vẫn còn tiếp tục hoạt động vận hành chuyển nghiệp đương sự; chỉ khi A-lại-da-thức lìa khỏi thân xác, con người mới chết nốt phần tâm linh, linh khí vận hành chuyển nghiệp mới không còn hoạt động nữa.
(còn tiếp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm