Thứ bảy, 11/03/2023, 14:30 PM

Hộ niệm lúc lâm chung (Phần 1)

Theo giáo lý Phật học Tịnh Độ tông pháp môn niệm Phật, một niệm của hành giả lúc lâm chung có tầm quan trọng rất lớn đối với nơi sẽ đi đến đời sau kế tiếp. Đó là cận tử nghiệp tức cái nghiệp do hành giả tạo tác lúc gần chết.

Tất cả có ba nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Ba nghiệp này dẫn dắt con Người từ Nghiệp Nhân đến Nghiệp Quả.

Trong cuộc sống thực tế, hành giả lúc lâm chung sắp lìa đời thời gian ngắn ngủi so với toàn thể thời gian cuộc sống, cử động thân xác và nói năng đều suy giảm, mệt nhọc, yếu ớt, do đó thân nghiệp và khẩu nghiệp không còn năng lực tác động đáng kể như lúc khỏe mạnh bình thường. Trong lúc đó, ý nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động, ngay cả lúc phổi không còn thở, tim không còn đập, thân xác đã lạnh dần, thức thứ sáu (Ý thức) đã hôn mê hay ngưng hẳn. Thức thứ tám (A-lại-da thức, dân gian thường gọi là Thần thức hay Thần hồn) vẫn hoạt động khi chưa lìa khỏi xác và sau khi đã xa lìa khỏi xác nhưng chưa đi đầu thai vào thân sau ở đời sống kế tiếp.

Trong thời gian này gọi là thời kỳ Thân trung ấm hồn đã lìa khỏi xác nhưng còn bơ vơ, hoang mang, sợ hãi chưa rõ sẽ đi về đâu. Phật học gọi là thân mệnh đã cáo chung thường gọi là mệnh chung tức là chết, nhưng thân nghiệp vẫn hoạt động không dứt hẳn. Cận tử nghiệp được tạo tác trong thời kỳ thân trung ấm này có hiệu năng rất lớn đối với đời sống của hành giả ở đời sau kế tiếp. Hành giả cần giữ vững Chánh Niệm, do đó cần có sự Hộ Niệm lúc lâm chung.

Hộ niệm cho người lâm chung thế nào là đúng cách và lợi ích nhất?

3

1. Vai trò của ban hộ niệm 

Theo từ ngữ, HỘ có nghĩa là giúp đỡ, che chở như ủng hộ, hộ vệ, NIỆM có nghĩa là đọc lên dù là đọc thầm để ghi nhớ trong lòng như tụng niệm, niệm Phật. Trong Phật học, HỘ NIỆM có nghĩa đầy đủ tùy theo từng cảnh duyên khác nhau:

Đối với người chưa tin Phật Pháp, hộ niệm là đem giáo lý giảng cho họ phát khởi tín tâm, luôn luôn tưởng nhớ đến điều lành.

Đối với người mới khởi phát tín tâm thì tùy tiện giáo hóa cho họ tinh tấn tu hành.

Đối với người đã có công phu hành trì đạo pháp lâu dài thì giúp cho họ tiến lên đạt tới bậc bất thối, không bao giờ trở lui buông bỏ đạo pháp.

Đối với kẻ bệnh hoạn thì cầu nguyện cho họ mau lành, tránh khỏi mọi tai ương.

Đối với kẻ lâm chung thì cầu nguyện cho tâm thức họ được minh mẫn, biết tưởng nhớ đến Phật và Pháp để khỏi đọa vào ác đạo khi tử vong.

Trong các kinh Phật thường có ghi: Ai thường đọc tụng kinh Phật thì được chư Phật, chư Bồ-tát, chư Tiên và Quỷ Thần hộ niệm, giữ gìn, che chở cho dễ bề tu học. Trong kinh A-di-đà, đức Phật có phán với ông Xá-lợi-phất rằng: Như có thiện nam, thiện nữ nào nghe được Kinh này mà thọ trì, và cũng nghe luôn danh hiệu chư Phật thì những thiện nam, thiện nữ ấy đều được tất cả chư Phật hộ niệm, đều chẳng thối bước đối với quả Phật.

Ngoài các kinh vừa kể nói về pháp môn niệm Phật còn có tác phẩm Niệm Phật Thập Yếu trình bày quan điểm của nhiều bậc cao tăng, đại sư cũng nói đến Hộ niệm lúc lâm chung. Quan điểm này trình bày chi tiết cụ thể về phương cách hành trì hơn là lý giải trong các kinh về giáo pháp thâm diệu của môn tu niệm Phật. Mười điều Niệm Phật gồm có:

1. Giải thoát sanh tử.

2. Phát tâm Bồ-đề.

3. Dứt trừ nghi tâm.

4. Phát nguyện Vãng sanh.

5. Hành trì thiết thực.

6. Đoạn tuyệt phiền não.

7. Khắc kỳ cầu chứng nghiệm.

8. Bền lâu không gián đoạn.

9. An nhẫn các chướng duyên.

10. Dự bị lúc lâm chung.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm