Thứ bảy, 25/03/2023, 09:00 AM

Hộ niệm lúc lâm chung (Phần 3)

Việc hộ niệm trong giai đoạn cứu độ thân trung ấm thường thể hiện dưới nghi thức lễ an táng và lễ 49 ngày, cũng gọi là lễ Thất tuần. Trong nghi thức lễ Thất tuần, việc hộ niệm không thực hiện liên tục như ở hai giai đoạn 1 và 2 mà ở một ngày nhất định thường là chủ nhật.

2. Những việc cần thực hiện (tiếp theo)

Dặn dò người lâm chung Những người hộ niệm dùng lời hòa ái khuyên người lâm chung buông bỏ tất cả mọi sự, dừng khởi tạp niệm, chỉ chuyên làm một việc nhất tâm niệm Phật. Nếu đương sự còn giữ tâm thức hoang mang lo sợ không rõ sắp sửa đi về đâu, cần khéo léo giải bày cảnh trang nghiêm tịnh lạc ở cõi Tây phương Cực Lạc để đương sự được thanh thản yên tâm bước qua cửa tử.

Cứu độ thân trung ấm

Thân trung ấm là thần thức (chỉ năng lực linh ứng của A-lại-da thức) của người vừa tắt thở tuy đã lìa thân xác nhưng chưa đi đầu thai vào thân sau ở đời sống kế tiếp. Thân trung ấm (dân gian thường gọi là vong linh người mới chết) còn lưu luyến thân xác vẫn quanh quẩn trong không khí gia đình tang quyến. Trong thời gian này gọi là thời kỳ thân trung ấm, vong linh người mới chết vẫn nhận biết mọi sinh hoạt của mọi người thân như lau rửa thân thể, mặc áo cho mình, khóc than...Lúc này những người sống cần biết thần thức người mới chết đang trải qua tâm trạng buồn thảm, kinh ngạc, ngờ vực, lo sợ...vì chưa bao giờ có tâm trạng như vậy. Đây là lúc ban hộ niệm cần cứu độ thân trung ấm bằng cách vẫn nên nói pháp, khuyên họ dứt bỏ tham ái, chuyên chú nhất tâm niệm Phật, cầu vãng sanh Tịnh Độ. Sự cứu độ thân trung ấm của người mới chết trong lúc này vẫn tiếp tục có hiệu năng gia hộ cho họ thanh tịnh hóa tâm thức để dễ dàng vãng sanh cõi Phật.

Hộ niệm lúc lâm chung (Phần 2)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nội dung bài này không nói đến những trường hợp tử vong bất thường như bị ngộ sát, bị tai nạn chết ngay tại chỗ...và những trường hợp đặc biệt không cần đến sự hộ niệm, vãng sanh một cách an nhiên tự tại như biết trước ngày giờ ra đi, tắm gội sạch sẽ, lễ cáo gia tiên, từ biệt thân hữu hoặc tĩnh tọa niệm Phật, miệng nói kệ, mắt thấy cảnh giới Cực Lạc đang chờ đón mình, dung mạo vui mừng cho đến khi mệnh chung. Trong những trường hợp lâm chung thông thường, việc hộ niệm gồm có ba giai đoạn như sau: Giai đoạn tâm thức người bệnh vẫn còn tỉnh táo Sự hộ niệm giúp cho người bệnh quán chiếu tỏ tường lý luân hồi sanh tử: Mệnh chung chỉ là kết liễu một thời quả báo, xả thân này để lại đi đầu thai thọ thân khác, không có nghĩa chết là hết như dân gian thường nói, mạch nguồn nghiệp lực vẫn tiếp tục vận hành, không có lúc nào ngừng dứt. Sanh lão bệnh tử là lẽ đương nhiên của trời đất, không ai tránh được.

Do đó tâm thức cần được thanh tịnh lúc mãn phần, rời thân này sang thân khác giống như đổi địa chỉ, rời nhà này sang ở nhà khác. Giai đoạn tâm thức người bệnh đã hôn mê Sự hộ niệm giúp cho tâm thức người bệnh không bị vọng động trong khi thân xác đang dần dần hết sanh khí, không còn sống nữa. Nhờ đó tâm thức người bệnh tránh được sự lo âu, sợ hãi. Giai đoạn cứu độ thân trung ấm Giai đoạn này bắt đầu từ lúc A-lại-da thức, dân gian thường nói là hồn lìa khỏi xác, kéo dài cho đến lúc đi đầu thai ở thân sau. Nói cách khác, giai đoạn này bắt đầu từ lúc toàn thân người mãn phần đã lạnh, không còn hơi nóng ở chỗ nào cho đến hết 49 ngày. Thời gian 49 ngày là một quy ước trung bình cho mọi người, có những ngoại lệ, có người ít hơn hay nhiều hơn tùy theo nghiệp lực quả báo của từng người. Người gieo nhiều nhân lành có thời gian ngắn hạn hơn, người gieo nhiều nhân dữ có thời gian dài hạn hơn. Việc hộ niệm trong giai đoạn cứu độ thân trung ấm thường thể hiện dưới nghi thức lễ an táng và lễ 49 ngày, cũng gọi là lễ Thất tuần. Trong nghi thức lễ Thất tuần, việc hộ niệm không thực hiện liên tục như ở hai giai đoạn 1 và 2 mà ở một ngày nhất định thường là chủ nhật.

3. Dấu hiệu báo sẽ tái sanh về cõi nào

Trong thân xác người mãn phần, thần thức thoát ra ở chỗ nào thì chỗ đó còn hơi nóng sau cùng trong khi các chỗ khác đều đã lạnh. Căn cứ vào điểm nóng sau cùng, thân nhân có thể biết người mãn phần sẽ tái sanh trở lại ở đời sau vào cõi nào do nghiệp lực dẫn tới theo lý Luân hồi Quả báo:

- Đảnh đầu nóng sau cùng, sẽ sanh vào cõi Cực Lạc, cõi Thánh, cõi Phật.

- Mắt nóng sau cùng, sẽ sanh về Thiên giới tức cõi Trời, cõi Tiên.

- Tim nóng sau cùng, sẽ sanh về Nhân giới tức cõi Người thế gian.

- Bụng nóng sau cùng, sẽ đọa xuống cõi Ngạ Quỷ.

- Đầu gối nóng sau cùng, sẽ đọa xuống cõi Súc Sanh.

- Lòng bàn chân nóng sau cùng, sẽ đọa xuống Địa ngục. Nói một cách tổng quát, hơi nóng trong thân xác người mãn phần thoát dần ra ngoài theo chiều hướng từ dưới lên trên, từ lòng bàn chân lên đến đảnh đầu, người mãn phần sẽ tái sanh vào thiện đạo. Nếu hơi nóng từ trên xuống dưới, từ đảnh dầu xuống đến lòng bàn chân, người mãn phần sẽ tái sanh vào ác đạo.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm