Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: 44 mùa xuân viên mãn hạnh nguyện Ngũ bách danh tại động Hương Tích
Hàng năm, cứ vào 11 tháng Giêng, khi tiết xuân đang thì khởi sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi phát triển đầy sức sống, thì cũng là lúc HT Thích Bảo Nghiêm tiếp tục duy trì hạnh nguyện Lễ Ngũ bách danh tại động Hương Tích – nơi chúa Trịnh Sâm đặt tên là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”.
Được biết, hạnh nguyện này được bắt đầu từ khi mới về học tại chùa Quán Sứ vào năm 1975, có một Phật tử pháp danh Khánh Tường – Nguyễn Thị Thành là đệ tử của Đại lão HT.Thích Đức Nhuận – Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN có tâm nguyện muốn về động Hương Tích lễ lạy Ngũ bách danh.
Từ đó, Hòa thượng đã đồng ý việc này, và mỗi năm vào dịp đầu xuân đều cùng hàng Phật tử hành hương chiêm ngưỡng, cũng như đỉnh lễ những hạnh nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm.

HT Thích Bảo Nghiêm đi đò trên suối Yến để thực hiện hạnh nguyện của mình
Suốt trong những năm tháng tu tập của mình, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm luôn đặt niềm tin vững chãi nơi Bồ-tát vì những hạnh đức cao cả của Ngài.Theo hòa thượng, “Ngài được xưng tôn là “thí vô úy giả” – là vị ban sự không sợ hãi cho mọi người. Khi chúng ta thực hành hạnh lắng nghe, cảm thông và chia sẻ những khó khăn với mọi người, soi sáng tâm thức của mình và xét những việc đã làm được, chưa làm được của bản thân, lắng nghe sự góp ý chân thành, phát huy những việc làm tốt, cố gắng khắc phục những việc làm chưa tốt, để hoàn thiện bản thân – là lúc chúng ta lĩnh hội đúng tinh thần bi, trí, dũng; từ đó luôn an nhiên trước mọi nghịch cảnh của cuộc đời theo đúng hạnh nguyện “vô úy” mà Bồ-tát đã dạy”.

HT Thích Bảo Nghiêm kính cẩn lễ các vị Tổ chùa Hương
Với niềm tin và sự hành trì đó, HT.Thích Bảo Nghiêm còn suy nghiệm: “Ngài có nghìn mắt có nghĩa là “tri” (biết), có nghìn tay nghĩa là “hành” (hành động), để có thể đem lại an vui, hạnh phúc cho mọi người. Học theo Bồ-tát, bản thân chúng ta phải luôn có tâm nguyện dấn thân, đi để hiểu, hiểu để thương và cảm thông, từ đó mới có thể xoa dịu nỗi đau khổ của chúng sinh và vuông tròn hạnh nguyện của một sứ giả Như Lai”.

HT Thích Bảo Nghiêm kính cẩn lễ các vị Tổ chùa Hương chốn Tùng Lâm Hương Tích
Ngày Hòa thượng trở về Hương Tích lễ ngũ bách danh cũng đúng vào dịp lễ hội chùa Hương, khách thập phương trở về lễ Phật, vãn cảnh vô cùng đông đúc. Tiết xuân của ngày 11 tháng Giêng/Kỷ Hợi năm nay với những hạt mưa xuân lây phây mát mẻ, từ bến Đục xuôi dòng suối Yến, một không gian sơn thủy hữu tình tràn ngập màu xanh mát bao la cùng tận hiện hữu trước mắt khiến lòng người vô cùng dễ chịu, khoan khoái, nhắm mắt lại có thể cảm nhận được chất thơ chất thiền đầy thi vị.
Sau khi lễ Tổ xong, HT Thích Bảo Nghiêm đã có thời gian đàm đạo với Thượng tọa Thích Minh Hiền và cũng đi lễ tháp Tổ, Tam Bảo và thưởng ngoạn triển lãm chùa Hương xưa và nay.

Thượng tọa Thích Minh Hiền (Trụ trì chùa Hương) đàm đạo cùng HT Thích Bảo Nghiêm

Cuộc gặp gỡ đầu xuân vô cùng ấm áp
Đầu giờ chiều, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cùng chư tôn đức và đại diện Phật tử đạo tràng Pháp Hoa đã trở về Thiên Trù để lễ Phật, lễ Tổ, đặc biệt lễ Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Chân (Tổ thứ 10 trụ trì chùa Thiên Trù) nhân ngày lễ húy kỵ của Ngài (12 tháng Giêng).

Sư ông Đạo Khôi giới thiệu về cuốn sách quý hiếm của Tây Tạng trong phòng triển lãm

TT. Thích Minh Hiền giới thiệu về ảnh Chùa Hương xưa và nay


Phút trầm ngâm của HT Thích Bảo Nghiêm khi xem triển lãm chùa Hương xưa và nay

Các vị tổ chùa Hương xưa
Sau đó, đúng 16h00’, Hòa thượng đã đi vào động Hương Tích, trong tiếng vỗ tay vang dội hòa với tiếng niệm “Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm” của gần 10 nghìn người có mặt trong động.Trong những giờ phút linh thiêng ấy, với mỗi lần lễ lạy một danh hiệu Bồ Tát, thoảng thấy mùi hương trầm quyện trong màn khói hư ảo, hợp lại cùng sự mát dịu từ những nhũ đá nhấp nhô tỏa ra từ lòng động, lại lắng nghe tiếng niệm Phật nhịp nhàng mà vang vọng, những giác quan của con người như được đánh thức cùng một lúc, khiến ai nấy đều cảm nhận được chất “thiêng” khi lễ lạy ngũ bách danh tại “Nam Thiên Đệ Nhất Động”.

HT Thích Bảo Nghiêm thực hiện lễ Ngũ Bách Danh tại động Hương Tích

Suốt gần ba giờ đồng hồ, Hòa thượng đã xướng lễ, lạy 500 danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm và hội chúng họa theo câu “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” đồng điệu âm vang
Buổi lễ được tiến hành theo nghi thức truyền thống. Suốt gần ba giờ đồng hồ, Hòa thượng đã xướng lễ, lạy 500 danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm và hội chúng họa theo câu “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” đồng điệu âm vang. Khóa lễ đã thành tựu trong tinh thần nhất tâm tín kính và tràn đầy hỷ lạc của toàn thể chúng hội, khép lại năm thứ 44 cùng Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm viên mãn hạnh nguyện lễ ngũ bách danh của Thầy.




CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Tiểu sử Giảng sư Thích Trí Thuyên (1923 – 1947)
Tăng sĩ
Khi kháng chiến giành độc lập bùng nổ, Tùng Lâm Kim Sơn đã vào tình trạng điêu tàn hẳn. Tăng sĩ thì hoặc vào Nam, hoặc tham gia kháng chiến chống Pháp ở khắp các tỉnh, hoặc về Huế để lo củng cố Giáo hội Tăng già và củng cố Phật học đường Báo Quốc.

Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Thiền (1882 – 1943)
Tăng sĩ
Hòa thượng thế danh Nguyễn Văn Đồng, pháp danh Trí Thiền, pháp hiệu Hồng Nguyện, sinh năm Nhâm Ngọ (1882) tại làng Vĩnh Thanh Vân, huyện Châu Thành, tỉnh Rạch Giá, (nay là tỉnh Kiên Giang), trong một gia đình nông dân. Thân phụ là Cụ Nguyễn Văn Trinh, thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Trường. Hai ông bà chính gốc từ Cái Dầu xứ Cao Lãnh đến đây lập nghiệp, sinh hạ năm người con. Ngài là con út.

Cuộc đời và đạo nghiệp của Hòa thượng Thích Tâm Hoàn
Tăng sĩ
Nhân húy nhật lần thứ 44 của Hòa thượng Thích Tâm Hoàn, Phatgiao.org.vn đăng hành trạng của Ngài để quý Tăng Ni, Phật tử cùng hướng tâm tưởng niệm, tri ân công đức một bậc Thầy không chỉ của Phật giáo Bình Định mà còn của Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ.

Tiểu sử Tổ Trung Hậu - Hòa thượng Thích Trừng Thanh (1861 - 1940)
Tăng sĩ
Hòa thượng thế danh Nguyễn Ất, pháp hiệu Thanh Ất, sinh năm Tân Dậu (1861) tại làng Thượng Trưng, tổng Thượng Trưng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (1). Năm Ngài lên 12 tuổi (1873), nhân một hôm được thân mẫu dẫn tới vãng cảnh chùa Trung Hậu ở Phúc Yên. Thấy Ngài có cốt cách khác phàm, vầng trán cao rộng, với đôi mắt sáng, Hòa thượng đệ nhị Sư Tổ đem lòng yêu mến thọ ký và cơ duyên tốt lành đó khiến Ngài phát tâm bước vào cửa thiền với tâm nguyện chí thành cao đẹp.
Xem thêm