Hòa thượng Thích Gia Quang: “Báo chí đã góp phần tích cực trong việc đem đạo vào đời”
Nói về giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024 - lần đầu tiên được Giáo hội PGVN tổ chức phát động - Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban TT-TT Trung ương, Trưởng ban Tổ chức giải đã nói như vậy.
Chia sẻ với Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam - Phatgiao.org.vn, Hòa thượng cho biết thêm về ý nghĩa của giải báo chí đặc biệt này:
- Việc tổ chức Giải Báo chí toàn quốc về Phật giáo lần thứ nhất - năm 2024 có vai trò quan trọng và cần thiết trong tình hình hiện nay - tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí và các nhà báo có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ những thành công trong việc tuyên truyền về Phật giáo và giáo lý Phật pháp.
Dịp này, những người làm báo, đặc biệt là các nhà báo theo dõi về lĩnh vực Phật giáo có môi trường, động lực để phấn đấu, cống hiến cũng như được tôn vinh, khen thưởng xứng đáng đối với những đóng góp của mình.
Thông qua việc tổ chức giải thưởng, cộng đồng Phật tử và cả xã hội có cơ hội tiếp cận với những thông điệp tích cực, nhân văn và hòa bình của Phật giáo, từ đó lan tỏa những giá trị này đến với mọi tầng lớp trong xã hội.
Giải báo chí này cũng sẽ góp phần vào việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức về Phật giáo, nâng cao sự hiểu biết và đồng cảm giữa các tôn giáo và các cộng đồng tôn giáo khác nhau.
Đây là hoạt động phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động báo chí; phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng; phê phán và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan.
Qua đây còn có thể phát hiện, bồi dưỡng những tấm gương tiêu biểu, những Tăng Ni, Phật tử điển hình tiên tiến có cống hiến hết mình cho sự nghiệp hoằng dương Chính pháp.
* Chủ đề của giải báo chí có thể nói đã bao quát tinh thần sống đạo, hành đạo của Phật giáo Việt Nam một cách xuyên suốt?
- Hòa thượng Thích Gia Quang: Khi quyết định phát động giải báo chí, Ban tổ chức mong muốn thông qua đây sẽ góp phần hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo; có những chính sách đặc thù giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc.
Mặt khác, cũng lên án mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước. Đồng thời, vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đạo, đẹp đời”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngoài ra, giải thưởng cũng mong muốn hướng tới việc đảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và Hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận. Qua đó, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước.
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
* Hòa thượng có đánh giá như thế nào về hoạt động của báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Phật giáo trong thời gian qua?
- Có thể nói, báo chí đã góp phần quan trọng vào việc truyền thông các sự kiện của Phật giáo do Giáo hội từ trung ương đến địa phương tổ chức đến người dân, bạn bè quốc tế. Đặc biệt, trong các dịp lễ lớn của Phật giáo, các Đại lễ mang tầm quốc tế như Vesak Liên Hiệp Quốc do Việt Nam đăng cai tổ chức, báo chí trong và ngoài nước đã có nhiều tuyến tin, bài phản ánh đa dạng, góp phần cho thành công của sự kiện.
Tôi đánh giá cao và tán dương công đức của các cơ quan báo chí, các nhà báo, phóng viên các cơ quan báo đài trong cả nước đã theo dõi, đưa tin các hoạt động Phật sự nói chung của trung ương, các địa phương, góp phần tích cực trong việc đem đạo vào đời, để quần chúng nhân dân hiểu hơn giá trị của những lời dạy thiết thực của Đức Phật đối với nhân sinh, môi trường.
Đạo Phật và những lời dạy của Đức Phật đã trở thành nền tảng đạo đức quan trọng mang tính toàn cầu. Chính vì vậy, sự kiện Đản sinh, Thành đạo, nhập Niết-bàn của Đức Phật đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là đại lễ mang tầm quốc tế, gọi là đại lễ Tam hợp - Vesak Liên Hiệp Quốc kể từ năm 1999.
Trong xã hội hiện đại, khi thế giới đang có nhiều biến động, có những biểu hiện tiêu cực như chiến tranh, bạo động, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… ảnh hưởng đến nhân loại, lời dạy của Đức Phật càng cần được xiển dương, truyền thông rộng rãi. Qua đó, giúp con người có thêm phương tiện để sống tốt hơn, vượt qua thách thức thời đại, khai tâm chuyển vận - chung tay cải tạo thế giới tươi đẹp hơn. Và tôi nghĩ, báo chí chính là kênh chính thống để làm việc này một cách hữu hiệu.
* Với giải thưởng báo chí Phật giáo lần đầu tiên tổ chức, Hòa thượng có gửi gắm thêm điều gì không?
- Tôi tin tưởng giải báo chí sẽ thu hút sự tham gia của tất cả các cơ quan báo chí, các nhà báo theo dõi hoạt động văn hóa - tôn giáo, trong đó có Phật giáo tham gia với những bài viết, phóng sự, từ báo in đến báo điện tử, báo hình và báo nói…
Đặc biệt, với những hoạt động Phật sự sống động của Giáo hội, những tập thể, cá nhân Tăng Ni, Phật tử sống tốt đạo, đẹp đời đang hàng ngày hàng giờ hướng về nhân sinh, môi trường và có đóng góp thiết thực. Bên cạnh đó, từ biên cương đến hải đảo, thậm chí ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang có những nhà sư Phật giáo Việt Nam làm Phật sự, đóng góp cho đạo, cho đời, đồng hành cùng dân tộc. Đây chắc chắn sẽ là chất liệu tuyệt vời để các nhà báo, cơ quan báo chí có những sản phẩm hay, giá trị.
* Kính cảm ơn Hòa thượng đã chia sẻ!
Nội dung tác phẩm
Giải báo chí với chủ đề “Tuyên truyền lối sống Tốt đạo - Đẹp đời, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”. Theo đó, các tác phẩm gửi dự thi tập trung vào việc tuyên truyền lối sống lành mạnh và hòa bình theo tinh thần Phật giáo. Tác phẩm tuyên truyền bảo vệ xây dựng tổ quốc gắn với đời sống đạo giáo lành mạnh, gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc.
Các đề tài có thể bao gồm các câu chuyện về đời sống và công việc của Tăng Ni, Phật tử, bài học từ các kinh điển Phật giáo, hoặc những hoạt động từ thiện và hỗ trợ cộng đồng được tổ chức bởi các Tăng Ni, Phật tử.
Tác phẩm dự thi là các tác phẩm có thời gian đăng tải, phát sóng từ ngày 1/1/2024 đến ngày 31/12/2024 trên các ấn phẩm báo chí được cấp phép.
Ban Tổ chức sẽ bắt đầu nhận tác phẩm từ ngày 18/6/2024 đến hết ngày 5/1/2025. Dự kiến thời gian chấm giải vào tháng 1/2025; trao giải vào quý I – 2025.
Giải thưởng hấp dẫn
Có 5 mức giải cá nhân gồm giải đặc biệt, giải nhất, giải nhì, giải ba và giải khuyến khích được trao cho 5 loại hình báo chí: báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình và báo ảnh.
Theo đó, Ban tổ chức sẽ chấm chọn và trao 1 giải đặc biệt (50 triệu đồng); 5 giải nhất (mỗi giải 20 triệu đồng); 5 giải nhì (mỗi giải 15 triệu đồng); 5 giải ba (mỗi giải 10 triệu đồng); 10 giải khuyến khích (mỗi giải 5 triệu đồng).
Căn cứ trên số lượng và chất lượng tác phẩm tham dự, Ban Tổ chức sẽ quyết định về giải thưởng mỗi loại hình và đưa ra các giải phụ (nếu có), đảm bảo các tác phẩm đạt giải là các tác phẩm có chất lượng cao và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội.
Ngoài ra, có 1 giải tập thể được trao cho đơn vị có nhiều tác phẩm tham gia đạt chất lượng cao, với giá trị 20 triệu đồng.
Tác giả gửi tác phẩm theo đường bưu điện, hoặc trực tiếp tại địa chỉ: Ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội, phòng 221, chùa Quán Sứ, số 73 Phố Quán Sứ, P.Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội - Số điện thoại: 0914.335.013. Hoặc gửi vào địa chỉ hòm thư: giaibaochiphatgiao2024@gmail.com.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm