Thứ sáu, 05/08/2022, 09:32 AM

Hòa thượng Thích Giác Giới: "Phụng sự tối thượng"

Mỗi giai đoạn có một nhận thức khác nhau nhưng tinh thần học, tu và phụng sự của người xuất gia thì cần phải tự mình nắm rõ mới đi xa hơn trên con đường giải thoát.

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1150 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1150 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Lúc còn nhỏ tôi thường mơ tưởng về một thế giới hoàn hảo, nơi mà mọi người được sống bình đẳng, yêu thương. Đến năm 21 tuổi, dù bị lao phổi nặng phải xin gia đình sống cách ly nhưng lý tưởng phụng sự xã hội vẫn được tôi un đúc trong tâm hồn. Đó cũng là duyên lành để tôi đến với đạo Phật, trở thành tu sĩ cho đến ngày nay.

Lần đầu tiên nghe Trưởng lão Giác Huệ nói về việc khuyên người xuất gia hành đạo, phụng sự cho đời, tôi nghĩ rằng bỏ cha mẹ mà đi tu thì không được hợp lý cho lắm. Có lẽ lúc này bản thân ảnh hưởng của Nho giáo nên nghĩ cuộc sống thì phải theo các lẽ đạo cương thường. Tuy nhiên, khi nghe câu chuyện Liêm Pha và Lạn Tương Như, tôi mới bừng tỉnh, vì cái nhỏ mà bỏ cái lớn thì không phải lẽ, bám víu cha mẹ thì chẳng thể nào làm được việc gì. Người xuất gia phải vì tinh thần hướng thượng, bỏ quyền lợi cá nhân mà hướng đến cái lợi chung.

Chưa kể, khi được hỏi người xuất gia có làm cách mạng, chính trị hay không thì ngài cũng dạy tôi rằng có mà không. Có đó là lấy đường chánh mà diệt đường tà, thay đổi cái xấu xa của bản thân để trở nên tốt đẹp hơn chứ không phải thay đổi chế độ, gây mất đoàn kết, đau thương chết chóc cho dân tộc. Điều này càng thúc đẩy tôi quyết chí đi tu để giúp đời hơn nữa.

Đến khi trở thành tu sĩ, tinh thần phụng sự của tôi càng tăng trưởng khi nghe tin Hòa thượng Nhất Hạnh lập Trường Thanh niên Phụng sự xã hội. Tôi hăng hái phục vụ bất kể việc gì trong chúng. Dù chỉ mới là Sa-di nhưng tôi đã biết đóng góp ý kiến xây dựng Tăng đoàn, vận động phục hồi tự tứ trong giáo đoàn Khất sĩ vì chiến tranh mà tạm ngưng sinh hoạt trước đó, rồi sau này phụng sự Giáo hội cho đến bây giờ.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Giới - Ảnh: Quảng Đạo

Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Giới - Ảnh: Quảng Đạo

Năm 1962, sau khi được phân công trụ trì tịnh xá Ngọc Hòa ở Gò Công (Tiền Giang), tôi bắt đầu công việc xây dựng các ngôi tịnh xá để giúp giáo đoàn có thêm nhiều cơ sở để Tăng Ni tu học. Lúc đó, tôi hăng say làm việc bất kể nắng mưa, từ việc tự tay vẽ bản đồ thiết kế, cho đến bắt tay vào thi công tới khi hoàn thành. Số lượng tịnh xá tính đến nay được khánh thành phải trên 12 ngôi.

Có lẽ nhờ vậy mà căn bệnh lao phổi của tôi giảm hẳn cho đến bây giờ, trái ngược với lời chẩn đoán của ông chú tôi - một bác sĩ chuyên về căn bệnh này, là tôi chỉ sống thêm được vài năm. Việc công quả, phụng sự giúp con đường tu của tôi trở nên thuận duyên hơn. Tôi vẫn không tin rằng mình còn sống, còn phục vụ Giáo hội cho đến bây giờ, đó cũng là phước lành mà việc phụng sự mang lại.

Tuy vậy, sau một thời gian học và tu, tôi nhận ra phụng sự bằng việc giảng dạy giáo lý của Đức Phật là điều tối thượng hơn hẳn so với những việc khác. Tôi nhớ mãi ý pháp rằng, nỗi đau khổ nhất của con lạc đà không phải là mang trên mình hàng hóa nặng khi qua vũng sình lầy, mà chính là vô minh không nhận ra kiếp lạc đà của mình. Việc mang giáo lý Đức Phật đến với con người giúp họ có trí tuệ, quán chiếu đúng hơn về cuộc sống này, rồi từ đó thay đổi bản thân để trở nên hạnh phúc là điều tuyệt vời hơn cả.

Tôi cũng nhận ra rằng muốn phụng sự thì phải có tài năng, kiến thức và điều kiện. Từ đó, bản thân tập trung nghiên cứu kinh điển để tỏ thông các giáo lý của Đức Phật. Tự thân thực hành để tu thân và tâm một cách nghiêm mật hơn. Tránh để rơi vào trường hợp học rồi nói lại mà chẳng hiểu ý nghĩa gì.

Dù đã trang bị đầy đủ giáo lý nhưng để truyền đạt nó đến người khác là điều không hề đơn giản. Trước đây giọng của tôi rất khó nghe, có trường hợp Phật tử phải xin đổi người khác vì chẳng thể nghe được tôi nói cái gì. Sau đó, bằng ý chí, tôi đã phá vỡ chất giọng của mình bằng việc tìm nơi thanh vắng để hét thật to, có lúc phải cúi đầu vào những cái lu nước để không làm phiền ai. Cuối cùng cũng thành công, nói pháp dễ nghe hơn.

Sau này am hiểu hơn thì đi thuyết giảng các trường hạ, khóa tu, đạo tràng tu tập nhiều. Tinh thần phụng sự cũng rẽ sang một hướng mới. Tôi nhớ không lầm thì bản thân vừa hướng dẫn, vừa tu học với đại chúng trong khóa tu truyền thống của Hệ phái Khất sĩ xuyên suốt 30 khóa rồi. Sau này cũng trở thành giảng sư đào tạo Tăng Ni Trường Trung cấp Phật học Vĩnh Long từ năm 1991 cho đến bây giờ là 30 năm.

Nói như vậy để mọi người thấy rằng việc học, tu và phụng sự phải kết hợp với nhau thì mới đầy đủ mọi mặt. Học để bản thân có định hướng mà tu, phụng sự. Tu thì giúp thân khỏe, tâm sáng hỗ trợ học và làm đúng pháp và hiệu quả hơn. Rồi phụng sự để gieo trồng phước đức, thực hành những điều thành tựu mà mình đã học, đã tu. Cũng như trái chanh, vị chua không ai thích nhưng nếu biết thêm đường, thêm nước thì lại trở thành ly nước ngọt lành, giải khát rất tốt.

Ngày nay, Tăng Ni ngoài làm các việc thiện pháp giúp đời thì nên chú ý tu thân, tâm để được hạnh phúc thật sự. Đừng quá sa đà vào các việc xã hội mà đánh mất lý tưởng xuất gia giải thoát ban đầu của mình. Phải biết nhắc nhở bản thân gìn giữ giới luật của người tu sĩ, gìn giữ những giáo lý giải thoát mà Phật, Tổ đã chỉ dạy mới phải đạo.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Giới, 83 tuổi (sinh năm 1939), xuất gia năm 1960, thọ giới Tỳ-kheo năm 1963, trú xứ hiện tại tổ đình Minh Đăng Quang (xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Hiện là Phó Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái Khất sĩ, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Quảng Đạo ghi/Báo Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.

Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất

Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024

Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.

Xem thêm