Hòa thượng Thích Hoằng Quang, một đời tu học và phụng sự Giáo hội
Lâu nay, vốn nghe thiện danh, công hạnh bậc tôn túc trong thành phần chứng minh của Phật giáo tỉnh nhà nhưng sau Vesak Tam Chúc, thông qua Thượng tọa Thích Quảng Thới - Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh, tôi mới đủ duyên đảnh lễ vấn an Hòa thượng Thích Hoằng Quang ở chùa Vĩnh An, Vĩnh Mỹ A- huyện Hòa Bình- Bạc Liêu.
Hòa thượng Thích Hoằng Quang là bậc chân tu có hảo tướng dù cao niên và đang vướng bệnh, thần thái toát lên sự minh triết, an nhiên tự tại, an lạc hiền hòa...
Duyên may, đang có cuộc thăm viếng người em trai út của Hòa thượng cùng gia đình từ Mỹ về thăm anh cả mà chú ấy gọi một THẦY hai THẦY, tôi lại được chứng kiến tình thân cật ruột, nghe về quê hương chôn hau cắt rốn Cái Bè - Tiền Giang, về một đại gia đình có đông anh em nhưng người anh lớn nhất xuất gia rất sớm và trú trì ngôi chùa khá xa, phải qua mấy tỉnh miền Tây mới đến. Người em trai Hòa thượng thường trú và lập nghiệp tận bang Massachusetts bên Mỹ.. Anh chăm chút tình quê hương cho con gái và nhìn cô bé với mái tóc dài, trang phục hiền hòa mộc mạc chân quê - nét hiền lành, khó nghĩ rằng đấy là một cô gái đến từ Mỹ và sinh ra ở đấy. Cô bé từng cùng cha về thăm bác khi ấu thơ, kỷ niệm giăng mùng ngủ trên nền chùa được cha nhắc lại cách thú vị.

Hòa thượng Thích Hoằng Quang, thế danh Nguyễn Hoàng Minh, sinh 1949, là bậc tăng tài. Ngài về vùng Vĩnh Mỹ nhận trách vụ trú trì ngôi chùa khuất lánh trong vạt mắm và dừa nước cùng sự bao bọc của kênh rạch trong một phong thủy kín đáo lọt thỏm giữa cánh đồng, một ngôi chùa nếu so với mặt bằng thời gian Phật giáo Bạc Liêu, xuất hiện khá sớm, từ những năm 1910, đầu thế kỷ XX. Theo những tài liệu có được khá ít ỏi và do xác tín của Hòa thượng (dù bản thân người viết có cứ liệu khác cho thấy chùa có thể có sớm hơn, cuối thế kỷ XIX).
Sau 1975, vị tăng Thích Hoằng Quang tham gia công tác trị sự Phật giáo tỉnh Minh Hải, rồi làm Trưởng ban trị sự tỉnh chung, tiếp tục làm Trưởng ban trị sự Phật giáo Bạc Liêu khi mới tái lập và khi có tuổi, tham gia chứng minh ban trị sự Phật giáo tỉnh. Tại đại hội Phật giáo toàn quốc 2012, Đức pháp chủ Thích Phổ Tuệ đã tấn phong Thượng tọa Thích Hoằng Quang giáo phẩm Hòa thượng.

Tác giả và HT Thích Hoằng Quang
Trong một cảnh tự êm đềm trang nghiêm thanh tịnh ở vùng quê, cạnh ngôi trường cấp II Vĩnh Mỹ A, cùng hai vị thị giả, Hòa thượng sống cuộc sống của thiền gia an tịnh, ván nhiệt tâm chứng minh hỗ trợ Phật sự tỉnh nhà bằng tâm huyết kinh nghiệm đạo đức, uy tín của một bậc tôn túc cả đời dấn thân tu học phục vụ Giáo hội.
Hòa thượng là vinh dự, niềm tin, hạnh phúc của Phật giáo tỉnh nhà, quê hương Bạc Liêu.
Chia sẻ cảm xúc cùng hình ảnh cuộc thăm viếng Hòa thượng Thích Hoằng Quang với tình cảm cầu mong Ngài thân tâm thường lạc để làm điểm tựa cho chư tôn thiền đức tăng ni cùng đồng bào Phật tử tỉnh nhà.
Bạc Liêu, 28/6/2019
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Tiểu sử Tổ Trung Hậu - Hòa thượng Thích Trừng Thanh (1861 - 1940)
Tăng sĩ
Hòa thượng thế danh Nguyễn Ất, pháp hiệu Thanh Ất, sinh năm Tân Dậu (1861) tại làng Thượng Trưng, tổng Thượng Trưng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (1). Năm Ngài lên 12 tuổi (1873), nhân một hôm được thân mẫu dẫn tới vãng cảnh chùa Trung Hậu ở Phúc Yên. Thấy Ngài có cốt cách khác phàm, vầng trán cao rộng, với đôi mắt sáng, Hòa thượng đệ nhị Sư Tổ đem lòng yêu mến thọ ký và cơ duyên tốt lành đó khiến Ngài phát tâm bước vào cửa thiền với tâm nguyện chí thành cao đẹp.

Đôi nét về tiểu sử Hoà thượng Thích Từ Phong
Tăng sĩ
Hòa thượng Thích Từ Phong, thế danh Nguyễn Văn Tường, sanh năm Giáp Tý (1864) tại Sông Tra, thôn Đức Hòa Thượng, tổng Dương Hòa Thượng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nay là huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

HT.Từ Phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam
Tăng sĩ
Khi nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, có lẽ chúng ta không thể nào quên một thời kỳ vàng son, rực rỡ, là thời đại Lý-Trần. Ngược lại, chúng ta cũng không thể không nhớ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi Phật giáo không còn ở ngôi vị quốc giáo như thời hoàng kim xưa kia nữa.

Đôi nét về Tổ Vĩnh Nghiêm - Hòa thượng Thích Thanh Hanh (1840-1936)
Tăng sĩ
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Thanh Đàm(1) pháp hiệu là Thanh Hanh, sinh năm 1840 tại làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) trong một gia đình thi lễ. Năm lên bảy tuổi, Ngài được gia đình theo cho học chữ Nho. Nhờ có sẵn thiên tư, lại được cha rèn thầy dạy, nên việc học của Ngài tiến bộ nhanh chóng. Tuy nhiên, Ngài lại không thích đời trần tục mà lại có ý muốn xuất gia.
Xem thêm