Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/02/2020, 07:52 AM

Hoằng Pháp dành cho thiếu nhi (I)

Phật giáo chủ trương giáo dục con người là một quá trình diễn ra trong một thời gian, không gian nhất định, có nội dung, có quy luật và động lực nhất định. Đối tượng của giáo dục học là quá trình đào tạo con người dưới những tác động có mục đích của gia đình, của nhà trường, nhà chùa và cả xã hội.

> Ngày Xuân nghĩ về hướng hoằng pháp của sứ giả Như Lai

Bài liên quan

Sự thật đức Phật Thích Ca chứng ngộ chân lý lúc Thành đạo chính là sự thật Duyên sinh vô ngã. Chính sự thật Duyên sinh vô ngã này, nó quy định toàn bộ đặc trưng hệ thống giáo lý đức Phật tuyên thuyết trong 49 năm, được kết tinh trong Tam Tạng kinh điển.

Nó cũng chỉ ra con đường giác ngộ được thực thi theo một phương pháp giáo hóa, giáo dục với tinh thần theo lý Duyên sinh vô ngã mà không có ở bất kỳ một nền văn hóa giáo dục nào được thiết lập theo hướng tư duy hữu ngã trước đó.

duc-phat-day-tre-em

Cụ thể, đạo Phật chủ trương tùy theo căn cơ, từng thời mà có phương thức, kỹ năng trao truyền giáo pháp thích ứng cho mỗi đối tượng, mỗi hội chúng với một nội dung thích hợp để người học đạo tiếp nhận. Bài tham luận chỉ đề cập đến “Hoằng pháp dành cho thiếu nhi”, một đối tượng mà ngày nay được xã hội quan tâm, trong đó các nhà lãnh đạo Phật giáo, các giảng sư hoằng pháp phải quan tâm hàng đầu trong việc vận dụng giáo lý Phật đà để giáo dục nhân cách cho các con em Phật tử thiếu nhi. Đây là một đối tượng hoằng pháp mà tương lai trở thành chủ thể trung tâm để mạng mạch Phật giáo được kế thừa.

Hoằng pháp và giáo dục nhân cách theo quan điểm Phật giáo

Bài liên quan

Nói đến hoằng pháp là nói vấn đề giáo hóa, giáo dục, nói đến một hoạt động nhằm rèn luyện nhân cách cho con người. Hoạt động này không thể tiến hành một cách tuỳ tiện theo những ý muốn chủ quan hay kinh nghiệm riêng rẻ mà phải dựa trên những hướng dẫn có tính khoa học việc giảng dạy đạo lý cho thiếu nhi, nhi đồng và thiếu niên mới lớn. Hay nói cách khác, giáo dục đó phải dựa vào căn cơ, trình độ phát triển của trẻ phù hợp với từng lứa tuổi tâm sinh lý của con cháu của chúng ta. Đây chính là toàn bộ đặc trưng của việc giáo hóa, giáo dục Phật giáo được đức Phật xác lập khi Ngài còn tại thế theo mô hình cấu trúc: “Nhân duyên giảng dạy, đối tượng giảng dạy, phương thức giảng dạy, nội dụng giảng dạy”.

phat-va-tre-em-1518

Vì thế, Phật giáo chủ trương việc giáo dục con người là một quá trình có sự vận động, diễn ra trong một thời gian, không gian nhất định, có nội dung, có quy luật và động lực nhất định. Đối tượng của giáo dục học là quá trình đào tạo con người dưới những tác động có mục đích của gia đình, của nhà trường, nhà chùa và cả xã hội.

Bài liên quan

Trong ý nghĩa đó, giáo dục được hiểu như là quá trình hình thành nhân cách toàn vẹn được tổ chức một cách có mục đích, có hệ thống thông qua hai hoạt động: dạy và học để làm phát triển các sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, giúp trẻ thơ sống vui tươi, khoẻ mạnh, học hành tốt, sau này có thể tham gia có hiệu quả vào đời sống xã hội.

Cụ thể là quá trình này được tổ chức một cách có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người được giáo dục là trẻ thơ những kinh nghiệm xã hội của loài người, bao gồm các quá trình giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động. Từ đây, việc định hướng của việc giáo dục không chỉ thích ứng với những yêu cầu của xã hội hiện tại mà còn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tương lai để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

10

Căn cứ trên những dự báo về gia tốc phát triển của xã hội, mà giáo dục thiết kế nên mô hình nhân cách của con người thời đại với hệ thống định hướng giá trị tương ứng. Do đó, có những quan điểm khác nhau về dạy học. Một là dạy học theo đà phát triển. Hai là dạy học song hành với sự phát triển. Ba là dạy học đi trước sự phát triển. Tại đây, Phật giáo dựa vào đặc tính duyên khởi mà tuỳ thời, tuỳ căn cơ đối tượng mà có nội dung giáo lý giảng dạy cụ thể theo những phương thức truyền trao thích hợp với môi trường giảng dạy.

Bài liên quan

Từ cuối thế kỷ 20, hoạt động giáo dục được xây dựng theo quan điểm của nhà tâm lý học Nga Vưgốtxki: “Dạy học hướng vào vùng phát triển gần nhất” nhằm đón đầu sự phát triển cá nhân. Theo ông: “Dạy học tạo nên hiệu quả to lớn nếu nó được xây dựng trên nguyên tắc phát triển”.

Thiết nghĩ, ý tưởng này chẳng mới mẻ gì so với lời dạy của Phật cách đây 2500 năm trong các bản kinh Nikaya hay bản kinh A Hàm khi Ngài khuyến cáo vua Ba Tư Nặc, có 4 thứ trẻ không nên xem thường. Bởi vì Sát Lợi trẻ có thể sau này thành viên tướng nắm cả thiên hạ; con rắn trẻ có thể cắn chết người; ngọn lửa trẻ có điều kiện có thể cắn chết người; tỳ kheo trẻ có thể chứng ngộ giải thoát nếu biết học pháp và hành trì pháp.

maxresdefault
Bài liên quan

Rõ ràng, thông qua các tác động đón đầu sự phát triển, giáo dục không chỉ thúc đẩy sự phát triển hoàn thiện nhân cách và trí tuệ mà còn thúc đẩy sự phát triển xã hội sau này. Tuy nhiên, giáo dục không phải là vạn năng, không thể một mình quyết định toàn bộ tiến trình hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển nhân cách thông qua những tác động có tính chủ động.

Hơn nữa, vai trò chủ đạo của giáo dục chỉ thể hiện đầy đủ khi có những điều kiện như sau: Công tác dự báo về xu hướng phát triển của xã hội đưa ra những định hướng đúng đắn để giáo dục thực hiện tốt chức năng đón đầu sự phát triển. Đội ngũ thực hiện công tác giáo dục phải có khả năng tác nghiệp vững để tổ chức những tác động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của được giáo dục.

Ở đây, vai trò các vị thầy giảng sư rất quan trọng trong việc kết hợp gia đình bao gồm bố mẹ người thân của các cháu trong việc định hướng hình thành nhân cách cho các em theo một chương trình ứng dụng giáo lý Phật đà để gảing dạy.

gioi-tre-va-phat-phap-1455

Theo thiển ý của chúng tôi, vì con em của mình là Phật tử, nên phải có sự kết hợp chặt chẽ bốn thành phần giáo dục; gia đình, nhà trường, nhà chùa và xã hội nữa. Trong đó nhà trường, nhà chùa phải chủ động tạo ra sự liên kết giữa bốn thành phần trong công tác giáo dục. Bởi vì nhà trường, nhà chùa là nơi tập trung những người làm công tác giáo dục, hoằng pháp được đào tạo, được trang bị nghiệp vụ sư phạm cho công tác giáo dục con người.

Bài liên quan

Các nhà nghiên cứu Phật giáo đã chỉ ra sự hình thành và phát triển nhân cách của con người diễn ra có tính quy luật theo từng lứa tuổi, bắt đầu từ khi cha mẹ kết duyên và có thai nhi. Mỗi giai đoạn phát triển đều có những đăc điểm riêng biệt, con em chúng ta đều có những bước nhảy vọt về chất - lượng và tạo tiền đề cho sự phát triển ở các giai đoạn tiếp theo.

Giáo dục bao giờ cũng hướng vào con người cụ thể với những đặc điểm tâm lý riêng về lứa tuổi, giới tính... và những đặc trưng độc đáo trong nhân cách. Do đó, giáo dục phải xuất phát từ những đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng để đề ra các nội dung, cách thức tác động tương ứng và phù hợp.

Cụ thể là Phật giáo chủ trương giáo dục con em từ trong thai nhi và cho đến khi lọt lòng, lớn lên và cả trưởng thành sau này mà có từng nội dung giáo dục, phương thức giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ thơ.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đối diện với cái chết của người thân

Góc nhìn Phật tử 15:10 23/11/2024

Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.

Thiền và tập tạ

Góc nhìn Phật tử 09:30 23/11/2024

Nếu ai thực tập 2 môn này cùng một lúc chắc chắn sẽ cảm nhận được rất nhiều điểm tương đồng.

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Xem thêm