Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/07/2022, 16:02 PM

Học hạnh hư không

An vui, hạnh phúc hay phiền não khổ đau cũng chỉ vì lòng còn chất chứa và dính mắc vào trần cảnh. Chừng nào chưa thấy được và chưa sợ Nhân Duyên Quả luân hồi trong từng niệm khởi, thì chưa biết tỉnh thức và buông xả để đời mình được an toàn và tự tại như hư không.

Như hư không, dẫu không màu, không mùi vị, không âm thanh, không nắm bắt được...Nhưng mọi sinh vật đều nhờ đó để sinh trưởng. Cũng vậy, tâm người tu tập đã ra khỏi mọi trói buộc trong thế gian, người ấy hiện hữu giữa đời dù âm thầm lặng lẽ như hư không, nhưng chúng sanh được nương nhờ ân đức. Và ngược lại, chỉ một niệm mạo phạm vô tình, thì cũng tự mình nhận lãnh nghiệp quả.

Một vật, khi thảy vào hư không, dù là vô tình hay cố ý, cũng tự nó quay trở lại nơi khởi xuất. Giống như con người làm ô nhiễm không khí thì chính con người lại nhận lãnh hệ quả của mình gây ra. Một chiếc lá lìa cành bay vào không gian, dù vô tình, rồi cũng rơi về cội. Nhưng hư không thì vẫn thế, chẳng mảy may ảnh hưởng và vướng kẹt điều gì.

Cũng thế ấy, một tâm niệm, dù thiện hay bất thiện, khi phát ra cho một đối tượng nào đó, nếu tâm họ rỗng lặng, không chấp thủ dính mắc, thì đều trở lại với chính mình theo cách đó. Nhưng vị ấy thì không mảy may ảnh hưởng.

Người đời, vì theo tư duy và tập nghiệp của mình nên luôn dùng mắt phàm để nhìn, dùng tư duy nghiệp cảm để đối đãi, dùng ý còn tham, sân, si để phán xét và hành xử nên tự tạo phiền não cho chính mình bằng nhiều ngõ.

Con hãy học hạnh của đất

An vui, hạnh phúc hay phiền não khổ đau cũng chỉ vì lòng còn chất chứa và dính mắc vào trần cảnh.

An vui, hạnh phúc hay phiền não khổ đau cũng chỉ vì lòng còn chất chứa và dính mắc vào trần cảnh.

Chỉ có không khí mới hòa nhập được với hư không. Cũng vậy, chỉ có bậc chân chánh giác ngộ mới biết ai là giác ngộ. Chỉ có người thật tu mới biết ai là người tu.

Trong thế giới sinh vật chỉ có đồng loại mới nhận ra tiếng kêu của nhau...Nếu tâm còn nhiều phiền não, thì hãy hành xử đúng mực với cảnh giới của mình. Đừng phán xét ai theo cái nhìn chủ quan của mắt nghiệp để tự mình phải nhận lãnh quả của nó.

Ở thiền viện, dù hàng ngày thời gian ở đây là dùng hành thiền và quán sát thân tâm. Nhưng chúng tôi có một phép tắc rất hay là sau mỗi việc làm, mỗi buổi lễ, mỗi ngày, mỗi khoá thiền...đều có phép sám hối, có khi đồng hàng sám hối với nhau, hoặc người nhỏ sám hối với người lớn hơn, học trò sám hối với thầy...để cho tâm được trong sạch, vì đôi khi mất chánh niệm mà vô tình thân, khẩu, ý phạm lỗi với những vị phạm hạnh, mật hạnh, dầu chỉ một mảy may ý nghĩ, để tránh tổn hại cho chính mình. Nên ai càng hiểu rõ tâm, thì càng sợ phạm từng lỗi nhỏ, càng tránh tác ý. Càng ít gieo duyên để tạo vòng nhân quả.

Huống gì ở thế gian, cứ dùng mắt nghiệp của mình mà nhìn và tư duy hành xử, nếu không khéo kiểm soát thì cửa ngõ cho trùng trùng bất thiện nghiệp khởi sinh. Vì vậy, ai hiểu biết và tin Nhân Quả, người ấy nên làm cho tâm mình ngày càng trống rỗng, vô sự, bằng cách nhìn thôi phán xét, có chánh niệm với thân tâm mình từ thân, khẩu, ý. Biết sống trọn vẹn ngay thực tại một cách tỉnh giác. Như thế thì không ai có thế làm mình phiền não được.

An vui, hạnh phúc hay phiền não khổ đau cũng chỉ vì lòng còn chất chứa và dính mắc vào trần cảnh. Chừng nào chưa thấy được và chưa sợ Nhân Duyên Quả luân hồi trong từng niệm khởi, thì chưa biết tỉnh thức và buông xả để đời mình được an toàn và tự tại như hư không.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Xem thêm