Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 25/03/2024, 10:08 AM

Học hỏi nơi các vị Thầy

Nếu mình gặp một vị thầy, và mình biết vị ấy đã nắm vững được cốt lõi của việc tu học, mình biết vị ấy đã thực chứng thì mình chỉ cần theo học vị thầy ấy là đủ rồi. Không cần học thêm ở nơi nào khác, học trực tiếp từ người đã giác ngộ chứ học nơi sách vở làm gì?

Rất khó tìm gặp được người đã giác ngộ, giờ may mắn mình gặp được người chỉ cho mình thấy sự thật, đó là cơ duyên vô cùng hiếm có.

Làm sao biết người thầy mình gặp là người đã thấy sự thật? Đơn giản thôi, giả sử như quý vị đang gặp một vướng mắc nào đó, khi nghe Thầy giảng quý vị thông suốt được vấn đề của mình, đó là biểu hiện rất thực. Những gì Thầy giảng nó đi thẳng vào tâm hồn, đi thẳng vào sự thật ngay nơi quý vị. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thường mình học rất nhiều thứ, nhưng mình không thực biết chúng là gì. Mình có thể dễ dàng định nghĩa qua ngôn từ, nhưng lại chưa có trải nghiệm thực chứng trực tiếp. Thí dụ mình có thể giảng về tâm từ nó là thế này thế kia, nhưng bản thân mình không có tâm từ thì cũng như không. Còn người thực có tâm từ, thì bất kỳ điều gì vị ấy nói ra đều mang năng lượng tâm từ hết.

Vậy mình cần xem vị thầy mình gặp có chạm vào cái thực trong đời sống nơi mình hay không? Nếu vị ấy thật sự chạm được vào những gì mình đang trải nghiệm tức là vị thầy ấy có trải nghiệm thực mới nói ra được điều đó, mới có thể giúp mình giải tỏa được khó khăn của mình.

Hồi xưa học Đạo, các vị tu sĩ cứ đi tham vấn từ vị thầy này sang vị thầy khác, cứ nghe giảng rồi về ứng dụng thử nơi mình xem có hiệu quả hay không? Nếu mình chưa thấy ra sự thật thì cứ đi học hỏi các vị thầy khác nhau. Cho đến khi thấy sự thật ngay ở nơi chính mình rồi thì có thể dừng lại và bắt đầu tự mình tu học.

Việc tu học chủ yếu vẫn là tự mình soi sáng nơi chính mình, tất cả nhũng gì xảy ra bên ngoài, kể cả những lời khai thị của các vị thầy cũng chỉ để giúp mình thấy ra chính mình thôi. 

Thấy ra chính mình mới chính là toàn bộ việc tu học Đạo Phật...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đi tìm lõi cây

Kiến thức 16:17 27/04/2024

Ngày nay, khi đạo Phật ngày càng phát triển thì việc học Phật được quan tâm và chú trọng đặc biệt.

Nguồn gốc An cư kiết hạ

Kiến thức 16:05 27/04/2024

Ba tháng an cư là để cho Tăng Ni không giẫm đạp các loài trùng kiến phạm tội sát sanh, nói lên lòng từ bi vô lượng của đức Phật. Kế đến, nhân mùa an cư, Tăng Ni tụ hội lại một nơi, thỉnh những vị đạo cao đức trọng nhắc nhở, dạy bảo tu hành.

Ý nghĩa, tính năng và các chủng loại Mandala

Kiến thức 15:00 27/04/2024

Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Phấn chấn hơn lên

Kiến thức 09:00 27/04/2024

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành.

Xem thêm