Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 31/05/2024, 10:01 AM

Học Phật, hiểu giá trị của sự giản dị

Khi chưa hiểu về lời dạy của Đức Phật, cuộc sống của ta càng phức tạp bởi những nhu cầu được tô điểm cho bản thân, khiến mình luôn bận rộn theo những điều không đáng.

Chính sự giản dị làm cho cuộc sống trở nên thay đổi khác hẳn. Bản thân tôi đã thực nghiệm được, mọi người khi nhìn thấy hay hỏi: con bao nhiêu tuổi con, sao con trẻ vậy? Lúc đó, bản thân quay về nội tâm thầm nghĩ vì mình nghiêm tâm lại và sống giản dị, không vướng mắc những thứ ngoài thân, mình an lạc bên trong.

Khi cảm nhận tâm không an hay rắc rối liền tìm ngay nguyên nhân do đâu mà mình nôn nao trong lòng vậy?

Sự quán chiếu - lấy sự suy nghĩ qua những lời dạy của Đức Phật đã được học qua, nhìn nhận lại và đó là do tâm hướng đến cái bên ngoài nhiều, tìm cách làm sao cho vừa lòng ham muốn bản thân, cũng như việc quần áo se sua. Lúc trong lòng nảy lên niềm hỷ lạc và nói lên rằng: em rất vui vì đã được xuất gia và được từ bỏ mái tóc trên đầu làm lòng em càng nhẹ hơn, có gì đó an lạc ngay giây phút hiện tại này.

Điều giản dị dù rất khó đối những ai thích chất chứa, muốn cái đẹp bên ngoài thân thể cũng như căn phòng ở của mình. Có lối sống giản dị giúp cho môi trường xung quanh chúng ta có được không khí thoáng hơn, dù có nằm trên đất vẫn thấy lòng an lạc, không vướng bận bởi vật chất bên ngoài, nó không chi phối được tâm chúng ta.

Làm thế nào để có cuộc sống giản dị? Hãy giảm bớt cầu kỳ, đua đòi những thứ vượt quá sức của mình. Chính lòng ham muốn thích chất chứa, muốn có nhiều thứ tỏ vẻ là tôi có nhiều thứ, chúng làm cho chúng ta thiếu tự nhiên. Nếu quan sát sẽ thấy tất cả những hình dáng chúng ta thấy được nó chỉ là cái tạm thời, hiện diện bây giờ rồi mai sau nó sẽ huỷ hoại, tan rã dần. Ngay thân người chúng ta cũng không giữ cho nó tồn tại mãi được huống gì là những cái bên ngoài thân chúng ta.

Người biết sống giản dị, chúng ta nhìn sẽ thấy ở họ sự thanh thoát, nhẹ nhàng trong mọi lúc mọi nơi

Người biết sống giản dị, chúng ta nhìn sẽ thấy ở họ sự thanh thoát, nhẹ nhàng trong mọi lúc mọi nơi

Sinh hoạt hàng ngày của người từ bỏ cuộc sống gia đình để sống cuộc sống không gia đình, cầu sự giác ngộ an lạc ngay hiện tại, thoát ra khỏi sự ràng buộc các pháp thế gian cần giản dị.

Thực ra, giản dị dạy chúng ta biết tiết kiệm, không ham sành điệu, sống biết đủ, ít muốn, sử dụng tài nguyên khôn ngoan hơn, tăng lòng kiên nhẫn khi có sự thay đổi về khí hậu thời tiết hay cảm giác nóng lạnh nơi thân.

Giản dị đem lại lợi ích thiết thực cho mình mà cũng cho những người xung quanh chúng ta như cách mặc, cách ăn, sử dụng các thiết bị di động… với sự tiết kiệm, giúp mình ít hao tổn phước đức, người thiếu sẽ có thêm điều kiện sử dụng. Người biết sống giản dị, chúng ta nhìn sẽ thấy ở họ sự thanh thoát, nhẹ nhàng trong mọi lúc mọi nơi.  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự màu nhiệm của Chú Dược Sư

Góc nhìn Phật tử 17:21 28/09/2024

Tôi đã nghe qua nhiều câu chuyện về sự linh ứng của việc trì tụng chú Dược Sư, nhưng mãi đến khi trực tiếp trải nghiệm, tôi mới thật sự thấu hiểu sâu sắc sức mạnh của lòng thành kính và niềm tin vào giáo lý nhà Phật.

Ngôi chùa trong tâm

Góc nhìn Phật tử 16:53 28/09/2024

Mỗi một hành động có sự chiếu soi của chánh niệm tỉnh thức, là ta đang đảnh lễ được đức Phật trong tâm. Mỗi một việc làm có sự kết hợp của từ bi, bình đẳng là ta đang sống được với Pháp bảo.

Vai trò của người Phật tử trẻ với sứ mệnh xiển dương đạo Pháp

Góc nhìn Phật tử 16:33 28/09/2024

Là một người Phật tử trẻ, tôi nhận thấy rằng sứ mệnh xiển dương đạo Pháp không chỉ là trách nhiệm của những người tu hành, mà còn là nhiệm vụ của tất cả chúng ta – những người may mắn được tiếp cận với giáo lý từ bi, trí tuệ và tỉnh thức.

Biết khi nào mới đủ?

Góc nhìn Phật tử 10:10 28/09/2024

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta thường tự hỏi: “Bao giờ mới là đủ?” Khi còn trẻ, tôi cũng như nhiều người khác, luôn nghĩ rằng chỉ cần có thêm một chút nữa – thêm tiền, thêm thành công, thêm sự công nhận – tôi sẽ cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc.

Xem thêm