Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 04/08/2021, 08:42 AM

Học Phật tâm Phật

Ngay từ những ngày đầu lập quốc Phật, Đức Phật đã từng khẳng định rằng đạo Phật không phải là một tín ngưỡng mù quáng, cũng không phải là một môn đạo đức học bình thường. Nếu chỉ thị hiện để sáng tạo những thứ ấy thì Phật đã không thị hiện.

Đức Thích Tôn Từ Phụ vì thấy đời là một bể khổ mênh mông, chúng sanh lặn hụp vẫy vùng trong đó mà không tài nào thoát được, nên Ngài đã thị hiện để khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật, để cuối cùng cũng được giải thoát như mười phương ba đời chư Phật đã từng giải thoát. Tuy nhiên, con đường đi đến giải thoát không chỉ nói suông mà được. Muốn được giải thoát khỏi mọi hệ lụy buộc ràng của thế giới Ta Bà nầy, người con Phật chẳng những phải học Phật, mà còn phải có tâm và quyết tâm làm Phật nữa. Làm được như vậy thì con đường đi đến đất Phật không còn mù mờ nữa vì dưới ánh sáng tư tưởng của đạo Phật, tất cả những đặc tính cao quý nhất của con người đều được khai mở. 

Tại sao Đức Phật dạy Phật tử tại gia làm giàu?

Đức Phật không là một thí dụ điển hình cho hậu thế muôn đời hay sao? Ngài cũng đã từng là một chúng sanh như bao chúng sanh khác, nhưng chúng sanh ấy đã nhiều kiếp từ bỏ sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ và uống những chất cay độc. Chúng sanh ấy đã giác ngộ và đã tu qua nhiều kiếp đời, biết sống tàm quý khiêm cung, biết thương xót đến hạnh phúc và an lạc của mọi loài chúng sanh, biết sống đời hoan hỉ và hòa hợp với mọi người. Chúng sanh ấy chỉ biết lỗi mình, chứ không dị nghị lỗi người. Chúng sanh ấy đã từ bỏ những lời nói cay cú, siểm nịnh và độc ác làm tăng thêm hận thù đố kỵ. Ngược lại, chúng sanh ấy chỉ ngày đêm làm lành lánh dữ và luôn giữ cho thân khẩu ý hằng thanh tịnh. Đi đâu đến đâu Ngài cũng chỉ một bề gieo rắc những lời ái ngôn ái ngữ, chỉ nói những gì đáng nói, nói những lúc đáng nói và chỉ nói những lời chân thật có ý nghĩa và lợi lạc cho cuộc sống mà thôi. 

Đức Phật vì thương xót chúng sanh muôn loài nên Ngài đã nói lên hết những diệu pháp thậm thâm, nhằm giúp chúng sanh muôn loài cũng được giải thoát như Ngài. Ngài đã khẳng định đạo Phật không phải là đạo để học suông. Người con Phật phải vừa học Phật, mà cũng phải vừa có tâm làm Phật nữa. Phải được như vậy thì mới mong giải thoát khỏi những khổ não ê chề của cảnh giới Ta Bà nầy. Theo Ngài, cảnh giới Ta Bà nầy có đến tám vạn bốn ngàn phiền não khổ đau. Những khổ đau phiền não nầy không chỉ bám vào chúng ta trong kiếp nầy, mà chúng đã bám lấy ta từ vô thỉ. Muốn tận diệt chúng, không phải chỉ chạy chữa nhứt thời mà được. Ngược lại, chúng ta phải đào bứng tận gốc rễ những hệ lụy ấy. Đào bứng bằng cách nào? Đào bứng một gốc cây bình thường vẫn phải xoắn ống quần tay áo và cầm cuốc lên mà hành động. Đào bứng những nội kết của phiền não khổ đau còn phải hơn thế nhiều, không thể nói suông mà được. Con đường duy nhất để bứng tận gốc rễ những khổ đau phiền não là phải học Phật, phải có tâm làm Phật và phải quyết tâm làm Phật, ngay trong đời nầy kiếp nầy. Người con Phật tu hành không phải vì dáng vẻ bên ngoài, không nhằm để được ai kính nể trọng khen, mà chính là để cho tâm thần thanh tịnh thực sự, và không bị giao động trước mọi cám dỗ của thường tình thế tục. 

Người con Phật phải vừa học Phật, mà cũng phải vừa có tâm làm Phật nữa.

Người con Phật phải vừa học Phật, mà cũng phải vừa có tâm làm Phật nữa.

Đức Từ Phụ đã từng khẳng định rằng trong muôn loại chúng sanh thì con người là một chúng sanh đặc biệt và linh diệu nhứt: "Nhân thị tối thắng." Địa ngục thì vô vàn hình phạt não phiền. Ngạ quỷ thì vất vưởng cơ hàn. Súc sanh thì ô trược, ăn tạp uống tạp, không có lý trí tu hành. A tu la thì nóng nảy sân hận không ngừng. Còn cõi trời thì chỉ lo tận hưởng phước báu, không màng chi đến ngày mai. Chỉ có con người, khổ có, vui có, buồn có, sướng có… Con người có thể làm tất cả việc lành việc thiện cho mình và cho người. "Nhơn thị tối thắng, năng sanh nhứt thiết chư thiện pháp." Tất cả đều phát sanh từ tâm tưởng của của con người: " Tâm là người thợ tài ba, có thể vẻ hoặc tô đắp vô số hình tượng."

Theo Đức Từ Phụ, tai họa do thiên nhiên vũ trụ gây ra cũng chưa đáng sợ bằng những tai họa do con người làm. Cái đáng sợ nhứt của con người là lúc nào chúng ta cũng lấy thiên kiến của thường tình thế tục ra mà phân định thiện ác nhân quả. Tuy nhiên, Đức Từ Phụ đã khẳng định trong các kinh điển của Ngài con đường duy nhứt để thoát ra khỏi những hệ lụy của thường tình thế tục là phải học Phật và phải quyết tâm làm Phật, phải lấy giới luật làm mạng mạch trong cuộc tu hành giải thoát đầy gian nan thử thách nầy. Giới luật là chiếc cầu phao duy nhất cho con người bám lấy để vượt qua bể khổ sông mê. Người học Phật và quyết tâm làm Phật phải luôn nhớ lời dạy vàng ngọc của Đức Từ Phụ: "Được làm người là khó, gặp Phật ra đời là khó, được nghe giáo pháp của Ngài là khó, học và quyết tâm làm Phật lại càng khó hơn gấp vạn triệu lần." Nhưng ai trong chúng ta rồi cũng phải một lần tu để làm Phật. Học làm Phật bằng cách nào? Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Từ Phụ đã ân cần dạy dỗ tứ chúng rằng:

"Tội từ tâm khởi do tâm sám." Tâm nầy đã vẻ vời và đã tạo không biết bao nhiêu là tội lỗi, thì phải từ tâm nầy sám hối và phục thiện. Sám hối và phục thiện bằng cách học theo Phật và tu làm Phật. Người con Phật chơn thuần phải thấu hiểu và hành trì Phật pháp không thối chuyển, không mỏi mệt thì mới có cơ may được về cùng chư Phật thong dong dạo khắp cõi vô ưu. Cơn vô thường của sanh, già, bịnh, chết nào có hẹn kỳ, sớm còn tối mất nào khác chi hoa nở hoa tàn. Thở hắt ra mà không thấy thở vào là đã qua đời kiếp khác rồi còn gì? Những người con Phật có thấy không mà cứ gây thêm những chuyện tội ác, rồi tự rước lấy tai họa vào thân vào tâm. Vui chi cho lắm đời nay, để rồi đời sau phải mang còng mang gông vào thân.

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Đức Từ Phụ: 'Được làm người là khó, gặp Phật ra đời là khó, được nghe giáo pháp của Ngài là khó, học và quyết tâm làm Phật lại càng khó hơn gấp vạn triệu lần.'

Đức Từ Phụ: "Được làm người là khó, gặp Phật ra đời là khó, được nghe giáo pháp của Ngài là khó, học và quyết tâm làm Phật lại càng khó hơn gấp vạn triệu lần."

Chúng ta đang quay cuồng trong cuộc sống loạn động hôm nay nào khác chi trẻ con đang nô đùa trong căn nhà lửa, lửa cháy đến nơi mà vẫn ham chơi và vỗ tay tán thưởng. Cũng như vậy, thân mạng nầy đã sắp tận tuyệt đến nơi mà ta nào có kinh vì, vẫn cứ tự mãn, vẫn cứ tham dục, vẫn cứ sân hận, si mê, tà kiến.., vẫn cứ lăn trôi tạo nghiệp triền miên, vẫn đua đòi chụp bắt ngũ dục. Ai trong chúng ta biết trước được ngày cuối tận của đời mình, thế mà ta vẫn cứ hứa bừa hứa cuội, để hưu trí rồi hẳn tu, hoặc để khi con Hai thằng Ba lập gia đình rồi hẳn tu… Có khi chúng ta chẳng bao giờ thấy được những ngày tháng ấy đâu quý vị ạ! Vậy thì ngay từ bây giờ, chúng ta hãy đến quỳ trước đài Vô Thượng Giác nguyện học theo Phật và quyết tâm làm Phật ngay trong đời nầy kiếp nầy: 

Kính lạy Đức Thích Tôn Từ Phụ,

Con từ vô thỉ đã lăn trôi, 

Đã gây bao tội ác bởi lầm mê, 

Đắm trong sanh tử đã bao lần, 

Nay đến trước đài vô thượng giác, 

Biển trần khổ lâu đời luân lạc, 

Với sanh linh vô số điêu tàn, 

Sống u-hoài trong kiếp lầm than, 

Con lạc lỏng không nhìn ra phương hướng, 

Đàn con dại từ lâu vất vưởng, 

Hôm nay trông thấy đạo huy hoàng, 

Xin hướng về núp bóng từ quang, 

Lạy Phật Tổ soi đường dẩn bước, 

Bao tội khổ trong đời ác trược, 

Vì tham, sân, si, mạn gây nên, 

Thì hôm nay giữ trọn lời nguyền, 

Xin sám hối để lòng thanh thoát, 

Trí Phật quang minh như nhựt nguyệt, 

Từ bi vô lượng cứu quần sanh, 

Ôi từ lâu ba chốn ngục hình, 

Giam giữ mãi con nguyền ra khỏi, 

Theo gót Ngài vượt qua khổ ải, 

Nương thuyền từ vượt khỏi ái hà, 

Nhớ lời Ngài bờ giác không xa, 

Hành thập thiện cho đời tươi sáng, 

Bỏ việc ác cho đời quang đảng, 

Đem phúc lành gieo khắp phàm nhân, 

Lời ngọc vàng ghi mãi bên lòng, 

Con nguyện được sống đời rộng rãi, 

Con niệm Phật để lòng nhớ mãi, 

Hình bóng người cứu khổ chúng sanh, 

Để theo Ngài trên bước đường lành, 

Chúng con khổ nguyền xin cứu khổ, 

Chúng con khổ nguyền xin tự độ, 

Ngoài tham lam sân hận ngập trời, 

Phá si mê trí huệ tuyệt vời, 

Con nhớ Đức Di-Đà Lạc Quốc, 

Phật A-Di-Đà thân kim sắc, 

Tướng tốt quang minh tự trang nghiêm, 

Năm tu-di uyển chuyển bạch hào, 

Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc, 

Trong hào quang hóa vô số Phật, 

Vô số Bồ Tát hiện ở trong, 

Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh, 

Chín phẩm sen vàng lên giải thoát, 

Quy mạng lễ A-Di-Đà Phật, 

Ở Tây phương thế giới an lành, 

Con nay xin phát nguyện vãng sanh, 

Cúi xin Đức Từ Bi tiếp độ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm