Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/05/2013, 15:34 PM

Học Thầy cách lễ Phật

Chưa ai rõ Thầy còn “chương trình” gì? Thầy Quảng Hiếu tiếp tục dẫn chúng: “Quảng Hiếu có nhân duyên với các Phật tử, cùng thực hành nhiều khóa lễ rồi. Nhưng, thấy các Phật tử dường như lễ Phật chưa được đúng. Nay, Thầy trò mình cùng lễ Phật nhé”.

Khóa lễ tụng Chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni vừa hoàn mãn, đông đảo phật tử dường như còn cảm niệm rõ công đức trì tụng Chú Đại Bi một buổi chiều hè, nơi núi rừng chùa Hương kỳ vĩ.

Hơn 700 phật tử nán lại, ngóng mong Đại đức Thích Quảng Hiếu phổ biến, thông báo các chương trình tu tập, khóa lễ tiếp theo. Giọng Thầy Quảng Hiếu vang lên: Các phật tử có nghe rõ không?!

Hội chúng im phăng phắc. Cùng đón chờ…

Thầy Quảng Hiếu hỏi rõ từng chữ: Các phật tử có ai mệt không. Sáng leo núi đến trưa, rồi tụng Kinh sớm. Giờ, các phật tử có lễ Phật được không nào?
 
Đại đức Thích Quảng Hiếu, trụ trì chùa Tân Hải, Đan Phượng, Hà Nội hướng dẫn các phật tử thực hành lễ Phật

Thầy Quảng Hiếu tiếp tục dẫn chúng: “Quảng Hiếu có nhân duyên với các phật tử, cùng thực hành nhiều khóa lễ rồi. Nhưng, thấy các phật tử dường như lễ Phật chưa được đúng. Nay, Thầy trò mình cùng lễ Phật nhé”.

Rồi Thầy Quảng Hiếu, một tay cầm micro thuyết chúng, và thao tác ngay từng bước lễ Phật. Thầy Quảng Hiếu chia sẻ: “Lễ Phật, về cơ bản được thực hiện bởi hai tư thế: Lễ Phật đứng, và Lễ Phật quỳ. Khi lễ Phật, tư thế cần thành kính, trang nghiêm, hai bàn tay chắp trước ngực, hình búp sen”…

Đông đảo phật tử cùng tập trung lắng nghe, cả khách thập phương cũng dừng chân hưởng ứng…
 


Lễ Phật đứng: tư thế thẳng người, cung kính trang nghiêm, hai bàn tay chắp hình búp sen.
Đưa lên ngang trán (để tâm niệm quán tịnh Thân)
 
Sau khi quán tịnh Thân, chắp tay nhẹ nhàng đưa về trước ngực để tâm niệm quán tịnh Khẩu - Ý. 
 
Thầy làm mẫu thôi nhé. Các phật tử lưu ý, vì khi hành lễ, ai cũng sẽ mặc áo tràng dài. Do vậy, trước khi quỳ lễ, các phật tử
nên cầm nhẹ vạt áo sang bên. “Cầm mà như không cầm nhé”. Để không bị quỳ gối lên vạt áo, vừa tránh khỏi vấp khi đứng dậy,
vừa đảm bảo uy nghiêm của Pháp Y, oai nghi người phật tử.


 
Khi quỳ lễ, tư thế vẫn phải trang nghiêm, tay chắp búp sen trước ngực…

Khi lễ Phật, hạ thể quỳ sát, thân thể nhẹ nhàng, thư thái, trán chạm đất, hai bàn tay ngửa lên, rồi từ từ nắm lại, thu về trước khi đứng dậy, hết một lễ.

Nhưng, quý phật tử đặc biệt lưu ý: Dù là lễ Phật đứng, hay lễ Phật quỳ. Thao tác xong, nhớ phải xá một xá. Khi đó mới được trọn vẹn một Lễ nhé.

Thầy Quảng Hiểu chia sẻ trước đông đảo đại chúng.

Với các phật tử trẻ cách tiếp cận đơn giản như vậy gây nên nhiều hứng thú trên bước đường tìm hiểu Phật pháp.

Chánh Thường
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm