Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 27/05/2024, 12:50 PM

Hội luận: Bơi đi con (10)

Sau một đêm không ngủ, ông nội tiếp duyên, tạo thêm sức mạnh tinh thần cho con. Bơi đi con, giữa đại dương mênh mông có cả những lúc bão tố, sóng dữ. Khi nào mệt, ngã người thư thả lướt trên sóng nhìn thế sự cuồng quay, con người ngụp lặn chết chìm quanh ta vô số kể…

Các con biết không, Thái học đủ mọi thứ, ngoại ngữ, vi tính, đồ hoạ…Nhưng không học bơi, nó hai lần chết hụt. Hồi còn ở Tân Uyên, sát bên trụ sở Huyện Uỷ (giờ đã là Thị Uỷ) là con sông Đồng Nai. Mấy cha con xuống đấy tắm giặt, Thái tập bơi, hì hụt đến nổi bong bóng lụp xụp, ông Chín Lùng (sếp của ba) ùm ra cứu. Lần thứ hai khi đã chuyển về Bình Dương, xuống dì Ba ở Lái Thiêu, lại ùm xuống sông sát nhà và chới với chỉ còn thấy hai tay quờ quạng. Ba đi trên bờ, còn mang giày cứ thế nhảy ùm xuống kéo kịp vào bờ. 

Sau hai lần như thế, nó thề…không xuống nước. 

Cho đến khi mất, nó đã làm được đủ thứ việc. Dạy kèm anh văn, sửa chữa, cài đặt máy vi tính, thi công hàn sắt làm rào cổng nhà…chỉ chờ vài tháng là xong khoá nghiệp vụ luật sư với năng lực được nhóm “Lật lại Vụ án Hồ Duy Hải” phong tặng là “thánh soi” với nhiều phân tích sắc sảo trong hồ sơ, hình ảnh. Thế nhưng có một điều không học được…đó là học bơi. Và nó đã ra đi vì “không biết bơi” trong cuộc đời này.

Hai cháu nội của ông, Ti và Bin, ông nội thường dẫn các cháu đi bơi vì ba con từ lâu “sợ nước”. Ông nội dạy và cả hai cháu đều bơi rất tốt. Có ông nội là nhảy vào hồ người lớn bơi cùng. Bé Ti nhiều năm liền tham gia tất cả các phong trào, cờ vua, điền kinh, thậm chí đá banh và bơi lội…Bộ sưu tập đang ngày một dày lên cùng với kết quả học sinh xuất sắc của 8A5 khi ba con vừa mới mất. Biết bơi là như thế, nhưng bé Ti giờ ở với bà nội khoẻ rồi, chỉ bơi ao nhà.

Hội luận: Góc nhìn (9)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Còn Bin, tối qua ông nội không ngủ sau buổi họp phụ huynh về. Rất nhiều điều khiến ông nội không chợp mắt, con đang bơi trong đại dương con ạ. Ngay buổi học đầu tiên ba con chở đến trường và hẹn chiều quay lại đón nhưng cơn xung động thần kinh đã làm rối tung lên. Gần 7 giờ, mẹ gọi điện, hỏi đường lên trường con. Ông nội bốc xe đi sau môt câu gọn lỏn “để ba”. Chạy đến trường không gặp con, con đã đi bộ về…khoảng hơn 10 cây số.

Những kỉ niệm về ba con vẫn dày đặc trong tâm trí mọi người. Ông nội mừng là hoàn cảnh như vậy mà bé Ti vẫn là học sinh xuất sắc. Còn con, ông nội gửi kết quả họp phụ huynh qua zalo. Con bảo điểm số của con mà con nhìn thấy còn nản. Ông nội bảo, thế là tốt rồi, sợ phải thi lại cơ. Con nói: “Con học có tệ cũng không tới mức thi lại đâu ông nội chứ học mà để thi lại thì nghỉ luôn đi học uổng công”. Ông nội mừng vì con đã trưởng thành rất nhiều, chủ yếu còn hai năm 11 và 12 tăng tốc lên luật sư tương lai của nội. Anh Hai (con bác Hai), Chị Hai (con bác Ba) đang học luật, nhóm “Gia đình luật sư” đang chờ con, trang "Công Lý và Chân lý" vẫn đang chờ, không có người điều hành.

Tối qua, ông nội chợt nhận ra sự vô tâm của ông nội cũng như mọi người, đó là một nghịch duyên đối với con. Nhưng tiếp nhận nghịch duyên, nếu con biết chuyển hoá thì dữ sẽ hoá lành, ác sẽ hoá thiện.

Chính những khó khăn tạo thêm sức chịu đựng, tạo thêm nghị lực cho con. Ông nội gửi tin nhắn: “Tiền ăn nếu thiếu bắt đầu tuần tới ông nội cho tuần 50.0000, cuối tháng 40. 0000 hùn tiền nhà, gói ghém nhưng ăn đủ bữa, không được nhịn đói đấy”. Hôm hẹn con ông nội gọi điện suốt, hết zalo đến gọi số, không được lại về. Nhưng sau đó con điện lại khi nội về tới nhà. Con bảo con vừa trải qua cơn sốt, mình mẩy đau nhức, không dậy nổi. Ông nội nói con nên chú ý đến sức khoẻ, cứ như bún thiu, bạc nhược thế này thì làm được chuyện gì. Ông nội giờ thì chẳng ai làm cho giận, cho buồn được đâu. Nội không giận vì chờ suốt hơn giờ đồng hồ, Nội chỉ lo cho con. Cuộc sống của con đang trong tay con. Con bảo mấy bữa nhịn ăn con mất sức, hôm qua lại mắc mưa…Nội hỏi “Tại sao nhịn ăn”, con nói “Tại con làm biếng ăn”. “Cái áo mưa cũng không mua nổi”. Con nói “Tại chiều mưa nhiều tưởng tối hết. Con ỷ y”. Nội nhắc lần nữa “cuộc đời con ở trong tay con, nhớ lấy”. 

Tối qua đọc lại những đoạn hai ông cháu nhắn với nhau, trong lòng nôi xốn xang. Hôm qua, con lại trễ hẹn với ông nội và bé Ti. Hai ông cháu vào nhà hàng, ăn uống sau hàng loạt cuộc gọi. Khi con gọi lại, hai ông cháu thanh toán tiền ra về, ông nội gửi tấm ảnh và trêu con: “Tiếc rẻ”.

Nhìn lại tất cả những “bất như ý” mà con trải qua, có những bữa bỏ cử chỉ vì không còn tiền, ngay đến tiền nhà cũng lo ngay ngáy, con không dám nói với nội. Hôm mà con dậy thay đồ đi học loạng choạng muốn ngã, con mới gọi điện cho nội xin phép cô, nội lờ mờ nhận ra tình hình. Chỉ lờ mờ thôi chứ chưa thấy rõ con đã thay đổi hoàn toàn, Nội biết dòng suy nghĩ trong con.

Ông nội chỉ ăn chay ngày một bữa mà lại là người khoẻ nhất nhà. Con bỏ một hai bữa ăn thì có là gì, con đang sai lầm đấy. Muốn tập luyện ăn chay ngày một bữa cần nhiều thời gian. Đầu tiên là giảm bớt một bữa, khá lâu sau dạ dày hoạt động theo chu kỳ ổn định nó lại tăng năng lực hấp thụ, thẩm thấu chất dinh dưỡng. Con người ăn uống thừa mứa, tuỳ tiện, không theo giờ giấc ổn định là tự làm hại bộ máy tiêu hoá. Trường hợp con, sau một đêm không ăn, sáng thay đồ đi học suýt té ngã vì hạ canxi máu, rối loạn tiền đinh. Do vậy ông nội khuyên con chú trọng đến sức khoẻ ăn đủ bữa vì hoạt động tư duy, học tập “ngốn” khá nhiều năng lượng.

Ông nội chỉ có ít lương hưu nhưng còn đủ sức để lo cho cháu nội cả đến khi vào đại học. Ba con học đủ thứ nhưng chưa kịp làm gì nhưng xét cho cùng để lại môt vốn liếng rất lớn đó là lời nói “Con học là để dạy cho các cháu ba ạ”. Ông nội cũng vậy! 

Tất cả những điều ông nội làm cuối cùng là để dạy cho ba con và các bác để ngày nay ta có “Gia đình luật sư”. Sau một đêm không ngủ, ông nội tiếp duyên, tạo thêm sức mạnh tinh thần cho con. Bơi đi con, giữa đại dương mênh mông có cả những lúc bảo tố, sóng dữ. Con không lấy huy chương nào của trường học như bé Ti nhưng lại ra đến biển khơi rồi. Phải làm chủ hơi thở, làm chủ cảm xúc. Có nhiều phương pháp bơi bướm, bơi ếch, bơi chó…bơi tự do và cả bơi ngữa nữa. Khi nào mệt, ngã người thư thả lướt trên sóng nhìn thế sự cuồng quay, con người ngụp lặn chết chìm quanh ta vô số kể…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự màu nhiệm của Chú Dược Sư

Góc nhìn Phật tử 17:21 28/09/2024

Tôi đã nghe qua nhiều câu chuyện về sự linh ứng của việc trì tụng chú Dược Sư, nhưng mãi đến khi trực tiếp trải nghiệm, tôi mới thật sự thấu hiểu sâu sắc sức mạnh của lòng thành kính và niềm tin vào giáo lý nhà Phật.

Ngôi chùa trong tâm

Góc nhìn Phật tử 16:53 28/09/2024

Mỗi một hành động có sự chiếu soi của chánh niệm tỉnh thức, là ta đang đảnh lễ được đức Phật trong tâm. Mỗi một việc làm có sự kết hợp của từ bi, bình đẳng là ta đang sống được với Pháp bảo.

Vai trò của người Phật tử trẻ với sứ mệnh xiển dương đạo Pháp

Góc nhìn Phật tử 16:33 28/09/2024

Là một người Phật tử trẻ, tôi nhận thấy rằng sứ mệnh xiển dương đạo Pháp không chỉ là trách nhiệm của những người tu hành, mà còn là nhiệm vụ của tất cả chúng ta – những người may mắn được tiếp cận với giáo lý từ bi, trí tuệ và tỉnh thức.

Biết khi nào mới đủ?

Góc nhìn Phật tử 10:10 28/09/2024

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta thường tự hỏi: “Bao giờ mới là đủ?” Khi còn trẻ, tôi cũng như nhiều người khác, luôn nghĩ rằng chỉ cần có thêm một chút nữa – thêm tiền, thêm thành công, thêm sự công nhận – tôi sẽ cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc.

Xem thêm