Hội luận: Vật chất và tinh thần (11)
Không thể dạy rằng hãy yêu thương tất cả người thân trong lúc bạn chưa biết yêu thương chính mình. Không thể dạy rằng hãy yêu thương bình đẳng, yêu thương tất cả mọi người khi anh chưa biết đến thân tộc, họ hàng, cửu huyền thất tổ. Điều đó cũng như dạy cứu người đuối nước mà không dạy bơi…
Trong "Hội luận 1", ông nội có nói đến “Lòng yêu thương”. Ở đây cần nói rõ hơn nhiều điều để nhận diện chân xác hơn về nhận thức. Đừng máy móc tiếp nhận tri thức theo kiểu “ghi âm”. Phương pháp “ám thị”, gõ đầu trẻ đó là lề lối giáo dục đồng ấu của các thầy đồ xưa. Cho đến bây giờ ảnh hưởng phong kiến vẫn nặng nề khi mà thế giới đã bước sang thế kỷ 21 hàng thập kỷ.
Ngươi ta dạy đạo đức về lòng yêu thương bình đẳng, không phân biệt, yêu tất cả mọi người như nhau. Đó là lòng yêu thương tuyệt đối, sự tuyệt đối chỉ có được khi anh lần lượt đi qua hết những dính mắc thông thường của không gian tương đối. Dạy đạo đức tuyệt đối để áp vào không gian tương đối rõ ràng ta đang mơ, đang hoang tưởng, đốt cháy giai đoạn.
Không thể dạy rằng hãy yêu thương tất cả người thân trong lúc bạn chưa biết yêu thương chính mình. Không thể dạy rằng hãy yêu thương bình đẳng, yêu thương tất cả mọi người khi anh chưa biết đến thân tộc, họ hàng, cửu huyền thất tổ. Điều đó cũng như dạy cứu người đuối nước mà không dạy bơi…
Ta đang sống trong không gian tương đối với cái nhìn nhị nguyên, phân biệt thiện ác, âm dương, xấu tốt…thì không thể lướt qua mà không hề có chút trải nghiệm nào. Ngay cả tăng đoàn 500 Tỳ kheo của Đức Phật cũng chỉ 90 người vượt qua cái tuyệt đối ấy để đến bờ bên kia. Còn lại 320 giới luật và 90 thiền định dù đã gọi là giải thoát khỏi đời sống vật dục tầm thường nhưng vẫn còn trong đối đãi nhị nguyên, tiếp tục trải nghiệm sự tương đối để tiệm cận tam minh.
Chính vì vậy, khi bạn nghe thuyết về “lòng yêu thương bình đẳng” mà người thuyết chưa đủ trải nghiệm sự “phân biệt” chưa biết yêu thương chính mình, chưa biết yêu thương dòng tộc, họ hàng thì liệu có tin được không? Không gian đối đãi nhị nguyên có cả vật chất và tinh thần. Ta có cả ngũ uẩn giai không. Nhưng lại không hiểu tường tận vật chất (sắc) và tinh thần (thọ, tưởng, hành, thức) của chính ta.
Giờ ông nội bắt đầu trường hợp của Bin (Quốc An) đây:
Cho đến giờ con vẫn chưa thể đánh giá, chưa thể hiểu về căn bệnh của ba con. Tại sao lại tìm đến cái chết. Hãy bắt đầu hiểu về mình, yêu thương mình, con cứ đọc lại "Hội luận 6", ông nội có nói đến trường hợp em con. Nó luôn có khuynh hướng cân bằng vật chất và tinh thần, luôn muốn bù đắp sự hụt hẫng tình cảm, sự mất mát không gì có thể bù đắp lại.
Người ta luôn quên đi sự đòi hỏi tinh thần, luôn quên đi sự cân bằng để đuổi theo nhưng đòi hỏi vật chất cho đến lúc bị cuốn phăng đi không cưỡng lại được. Hơn 70% con người hiện đại bị chứng trầm cảm mà ba con vô tình rơi vào số 70% đó. Dù ba con là người hướng nội, yêu thương động vật, nhạy cảm với nghệ thuật, văn chương…
Tại sao thế? Tại sao con người hướng nội, tình cảm mà vẫn mắc chứng trầm cảm. Rất đơn giản, nếu con hiểu về tinh thần theo ngũ ấm, thọ-tưởng-hành-thức. Trong đó thọ và hành ông nội chỉ lướt qua, đó là hoạt động tri giác và hành động. Hệ thần kinh ta còn hai thứ cực quan trọng đó là tưởng và thức. Tưởng là hoạt động lưu trữ, tư duy, phân tích, phán xét, sáng tạo…Và thức chỉ mỗi nhiệm vụ nhận thức, chuyển tiếp vào kho lưu trữ. Khi mà “kho lưu trữ” của con đầy ắp những phê phán, sự căm ghét, sự đố kỵ, hằn thù…thì đích thị con đang mang mầm mống của bệnh tật, của tai ương, của những âu lo, phiền não. Kho lưu trữ của tưởng là tương lai, là hậu vận của con. Con không hiểu vì sao con mắc chứng mộng du.
Trước tiên, hãy là con người trung thực, chân thành. Không vì bất cứ lý do gì mà tạo nên những hạt mầm của sự dối lừa, không minh bạch. Khi con người sống trong sự ức chế, trong áp lực của “kỷ luật thép” dễ sinh ra dối trá, không thành thật. Ông nội rất rõ điều này đã có mầm mống trong con trong con, vì vậy khi ba con không còn ông nội đang cố hoá giải.
Các con trong “gia đình luật sư”, ông nội thông tin để biết để các con cùng quan tâm đến cháu. Ông nội đã tăng mức chu cấp cho Bin để tập sự sống tự lập. Hôm qua, chủ nhật, sáng chuyển cho 500.000, dự định ông cháu đi ăn cơm nhưng lại trùng dịp đám giỗ bà cố Út. Xong đám, Bin quay về mẹ để lấy đồ, chiều nhắn tin cho ông nội, rào trước, đón sau sợ ông nội rầy la. Trong đoạn tin nhắn có cả clip con soát lại túi quần thủng một lỗ, ông nội trấn an. Thôi ông chuyển tiếp cái khác để con sống một tuần. Trước đó hai ngày, bị trấn lột ở Cầu Quay mất 200. 000, ông nội cũng chuyển bù cho, may mà kịp quẳng chìa khoá xe xuống sông để không mất chiếc xe chẳng biết nói sao với bác Hai.
Cả hai lần không may, ông nội đều trấn an. Trên đời này chẳng có gì quan trọng hơn sức khoẻ, sự bình an. Bin thuật lại trong cốp xe có vật phòng thân nhưng không kịp phản ứng. Ông nội nói về ném bỏ cái vật phòng thân ấy, tai ương đấy.
Mọi việc Bin đều nhất nhất tuân theo lời dạy của ông nội. Thương em, lo cho em điều đó nên khuyến khích tình cảm tự nhiên các con ạ. Hãy bắt đầu từ việc nhận biết rõ ràng vật chất với tinh thần, hoá giải những chướng ngại, dính mắc, bệnh tật trong từng con người các luật sư của ba.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách đối diện với những điều bất như ý trong cuộc sống
Góc nhìn Phật tử 10:15 08/11/2024Trong cuộc sống, ai cũng từng trải qua những khoảnh khắc mà mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Có những ngày chúng ta nỗ lực rất nhiều nhưng kết quả lại không như ý muốn.
Những nốt thăng trong cuộc đời
Góc nhìn Phật tử 15:23 07/11/2024Con à! Nếu có ai đến xin gạo, con đừng múc lưng lon gạo, nhớ múc đầy vun nghe con! Trước khi ra khỏi nhà, mẹ hay dặn ba chị em Mai như vậy.
Chính ngữ: giải pháp phòng, chống bạo hành bằng lời nói
Góc nhìn Phật tử 14:12 07/11/2024Đức Phật đã coi việc rèn luyện chính ngữ rất quan trọng đến sự phát triển cá tính và tâm linh.
Truyện ngắn: Mưa đêm xào xạc
Góc nhìn Phật tử 13:18 07/11/2024Xóm giờ vắng người, mái lá lưa thưa nằm êm đềm ven dòng sông chảy qua trước mặt chia xóm làm hai nửa. Bên này sông là nhà, bên kia sông là rẫy ngô rẫy cải, xa xa thấp thoáng mái chùa cổ kính. Trời đã vào mưa.
Xem thêm