Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/05/2024, 14:00 PM

Hội luận: Tự lập (8)

Ông nội nói nhiều về sự lầm chấp của con người giữa cái thế giới bất phân thiện ác, âm dương mà vì thế mới gặp muôn điều khổ sở. Điều hôm trước thấy rằng thiện thì ít lâu sau lại khám phá ra cái ác nhiều hơn. Trong âm có dương, trong dương có âm là vậy đó.

Ông nội vừa lên gặp Bin sáng nay, xong đến Phòng LĐTBXH Bến Cát để hoàn thành bổ túc hồ sơ hoàn học phí. Vào lớp 10 mà đã bắt đầu đời sống của sinh viên đại học, xa nhà. Ngồi uống café với ông nội, nội chỉ khuyên: “Nhớ lây lời ông nội, cuộc đời con đang ở trong tay con. Ông nội, bác hai, bác ba có theo dõi cũng chỉ là người nhắc nhở, góp vào chút duyên sự trong cuộc đời của con, mà chọn lựa, tương tác, chuyển dịch nên, hư, thành bại, được mất hoàn toàn tuỳ thuộc vào con”.

Ông nội nhắc lại chuyện ba nó để chứng minh rằng sống chết nên hư đều do chính mình. Đừng nói nội sao cứ hay nhắc đi nhắc lại chuyện qua rồi. Quên đi chuỵện buồn!!! Ông nội nhờ xem chuyện ba nó là một bài học lớn có giá trị trong việc tu tập của nội cũng như của tất cả mọi người trong gia tộc mà ông nội không có buồn. Cứ nhớ lại trước ngày ra đi, về thăm bàn thờ ông cố bà cố, ba nó chụp lại bức hình trên trang cùng dòng trạng thái.

Bà Út xem lại camera, Thái đứng trước hồ nước, giờ là hồ cá Koi mà trầm ngâm đến cả 30 phút. Đốt liên tục đến mấy điều thuốc. Ông nội hỏi Bin “Theo con, ba con “quyết định” ra đi khi “tỉnh” hay “mê”. “Không tỉnh táo hoàn toàn đâu ông nội. Con chở về, ba còn nói nhảm gì đó không rõ”.

Hội luận: Tầm nhìn nhân quả (7)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ông nội cười nhẹ, nếu đem “giám định” theo khoa học hình sự thì đó là “mê”, là “trầm cảm”, nhưng theo quan điểm của nội qui chiếu với luật vô thường, nhân quả, đó là lúc ba con tỉnh nhất, sáng suốt nhất, thấu tỏ mọi sự, và hoàn toàn “bất lực”. Giờ thì con còn buồn, còn đau còn xốn xang với gia cảnh mất cha. Nhưng nếu con nghĩ cái chết ba con là “bài học” như nội để rồi suy nghiệm, để rồi tự mình soát xét, tham chiếu thì vài tháng sau, vài năm sau…con sẽ chuyển dịch, nhận thức nó sẽ khác.

Ông nội nói nhiều về sự lầm chấp của con người giữa cái thế giới bất phân thiện ác, âm dương mà vì thế mới gặp muôn điều khổ sở. Điều hôm trước thấy rằng thiện thì ít lâu sau lại khám phá ra cái ác nhiều hơn. Trong âm có dương, trong dương có âm là vậy đó. Ví dụ, một cái chết có chọn lựa, chủ động rằng cái chết của tôi đem lại nhiều điều bổ ích, thay đổi về nhận thức đối với những người còn sống thì sự đánh đổi có vẽ “xứng đáng” như vậy phần thiện cũng khá rõ. Nhưng con xoay về hướng khác để nhìn nhận vấn đề sẽ thấy khác.

Đức Phật dạy “Được thân người là khó” may mắn được sinh ra làm ngươi đầy đủ tay chân, đầy đủ giác quan, khoẻ mạnh, có điều kiện học hành như ba con, thì là ác với bản thân mình, một kho kiến thức được dung nạp trong hoàn cảnh con cái nheo nhóc, nhận được sự hỗ trợ của người thân, sự nỗ lực của chính mình, không phải ai cũng có. Chưa kịp làm được gì cho nhân quần xã hội. Thế mà lại chọn hướng “ra đi”, vừa ác với bản thân mình, vừa phụ bỏ công sức bao nhiêu người. Cho nên “giám định” nếu đem những phương tiện thiết bị, sự tiến bộ “khoa học” để qui chiếu thì sẽ khác với qui chiếu bằng hệ luỵ nhân quả, vô thường, về nhân văn, nhân bản, về đạo nghĩa trong sự định vị cuộc đời. Đứng ở phía này thì là “mê” nhưng sang phía khác đó là “tỉnh”.

Ông nội muốn con luôn tỉnh táo xem xét mọi điều trước khi quyết định: Nói gì, Làm gì. Nghĩ gì… Trước mọi sự việc hiện tượng quanh mình mọi việc lại tiêp tục trôi theo dòng chảy nhân-quả đó, chuyển dịch theo hướng đó. Mà thông thường, cái buông xuôi theo chiều của dòng chảy luôn là cái ác. Cái ác rất mạnh, nó có xung lực làm thay đổi tất cả, cái ác luôn biết tìm đồng minh để liên kết, tạo thêm lực còn cái thiện nếu có được là suy nghĩ bên trong con. Đó là lúc con tư duy, suy xét cùng cạn bằng sự tỉnh táo, không bị cái ác chi phối. Cái thiện chỉ có ở hoàn cảnh sống tư duy thật nhiều giữa đám đông, giữa hội nhóm, phe phái, đa ngôn, chỉ trích, phê phán, công kích…Vì vậy mà Đức Phật dạy những Tỳ kheo của mình nên “sống một mình như tê ngưu một sừng”. 

Cái ác thao túng hoàn cảnh, thao túng thế giới, chiếm ngự mọi ngóc ngách ngay từ bên trong con người. Chính vì vậy bệnh tật sinh ra từ đó. Từ suy nghĩ, từ hành động, từ việc hành xử…Nhưng cứ bệnh con người lại chỉ biết tìm thuốc uống vào cứ như thuốc thay đổi tư duy, thuốc thay đổi hành động…

Thời ông nội miệt mài với Trường Sinh Học, với công viêc thiện nguyện đến có lần quên rước tụi con trễ đến hơn 2 tiếng đồng hồ. Chuyện đó cũng nhỏ thôi, nhưng ông nội không quên, không bao giờ quên. Cái công việc thiện nguyện nó đơn giản nhất là cộng đồng trách nhiệm với người thân, với gia tộc rồi mới thực sự lan toả đến tất cả mọi người.

Con biết không, thời công việc thiện nguyện đó để lại một giá trị lớn nhất với ông nội đó là câu chuyện về một học viên đến tư vấn, hỏi nội “Học thiền để chữa bệnh hay để giác ngộ chú”. Đó là bài học lớn nhất cho hướng đi của nội bây giờ. Nội đã nói như đinh đóng cột: Trước là chữa bệnh sau giác ngộ. Nội đã tìm mãi hướng đi về chánh Pháp. Nhưng cứ nơi nào chữa bệnh thì không giác ngộ, nơi giác ngộ thì không chữa bệnh. Có lúc nội nghĩ cậu học viên ấy là "vị Bồ tát" thị hiện.

Cố sống tốt lên, con có thể kiểm chứng bằng sức khoẻ, trí tuệ, sự minh mẫn, sáng suốt…Con chữa bệnh, tức con đang gíác ngộ. Con giác ngộ, tức con đang chữa bệnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hạnh phúc viên mãn của người con Phật

Góc nhìn Phật tử 09:30 26/06/2024

Hạnh phúc đơn giản chỉ dành cho ai biết nương tựa Phật, Pháp, Tăng và những thiện pháp. Hạnh phúc cũng đơn giản là đi về chùa, không có cơm ăn đi về chùa, không có việc làm đi về chùa. Đó là châm ngôn vô cùng giản dị, dễ làm, luôn đem lại hạn phúc cho người con Phật.

Lời của trái tim

Góc nhìn Phật tử 08:41 26/06/2024

Trong những nỗi đau khuyết tật, mất đi ánh sáng đôi mắt có lẽ là bất hạnh lớn nhất. Vì đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, giúp ta nhìn thấy cuộc đời. Khi thiếu đi ánh sáng, cuộc sống bị hạn chế rất nhiều.

Dưới chân Ngài

Góc nhìn Phật tử 21:25 25/06/2024

Có những buổi chiều lòng an tịnh như một câu kinh. Những buổi chiều tuổi nhỏ hồn nhiên như chưa biết pháp; ngây thơ nhưng cũng trống trải miên man.

Mưa nhẹ thì lòng vơi, mưa nặng hạt người chơi vơi lối về

Góc nhìn Phật tử 20:48 25/06/2024

Trời nơi tớ đang mưa, chỗ cậu như thế nào? Mưa, một từ nghe rất đỗi mượt phải không cậu? Mưa đưa người ta đến gần hơn trong cái vội vàng không báo trước, ngoài dự đoán nó khiến dòng người tháo chạy, len lỏi, chen chúc với nhau dưới một mái hiên.

Xem thêm