Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 22/09/2024, 16:30 PM

Hội luận: Thư của trưởng nhóm (21)

Chỉ còn vài năm nữa là hết thời gian chuẩn bị để rồi vào đời, để rồi làm người, để rồi vật lộn với những nghiệt ngã của cuộc đời mà mọi thứ trong sự phân lập thiện-ác, khôn-dại, được-mất, hơn-thua, vinh nhục…mà con người rất dễ choáng ngộp, nhầm lẫn…

“…Gợi ý thảo luận với

“Các LS tương lai”

Khi tình yêu là hoạt động tâm hành (phi vật chất) là hoạt động của tâm - tức nó “bộc lộ” thái độ, tầm nhìn của chủ thể: bao dung, vị tha hay hẹp hòi, ích kỷ. Đó là tính cách trong biểu đạt tình cảm mỗi con người.

Tình yêu lớn (tâm hành) mang giá trị phi vật chất nhiều hơn là tình cảm giới tính, tình yêu nhỏ, sự thăng hoa dục tính, của vật chất, của thân hành. Đó là cách thật đơn giản để chọn bạn tâm giao, trên ghế nhà trường và cả người bạn đời những tư tưởng lớn gặp nhau là vậy. Cho nên tình yêu học trò trong sự bồng bột mà ngập ngừng, mạnh mẽ mà tiết chế, quấn quýt mà giữ kẽ… và rồi lại xa nhau trong tiếc nuối, nhớ nhung.

Có khi nào trên đường đời tấp nập

Ta vô tình đã đi lướt qua nhau

Bước lơ đểnh có ngờ ta đánh mất

Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu…

                                                                 Bùi Minh Quốc.

Và những mối tình nối tiếp thứ hai, thứ ba…trong đời có khuynh hướng vội vã hơn, cuồng nhiệt hơn, thoả mản hơn. Tất cả trôi tuột đi chẳng để lại dư vị gì của những ngập ngừng, thẹn thùng, của thơ ngây trong sáng chỉ tuổi hoa niên mới có…Và rồi con người dính chấp với trách nhiệm, với nợ nần nhau thôi. Đừng vấy bẩn tình yêu học trò các cháu ạ! 

Khi mà con người không làm chủ được cảm xúc, điều tiết được cảm xúc chỉ nghĩ đến, hướng đến những đòi hỏi, tò mò, khám phá, chiếm hữu, dục tính đơn thuần, trước tiên nó bộc lộ bản chất vị kỷ của chủ thể. Rất khó để chứng minh rằng đó là con người biết hy sinh, có thái độ bao dung, vị tha. Đó chính là hai khía cạnh vật chất - tinh thần mà ông nội đã nói. Hai sinh viên lắng nghe và tham gia bàn luận (xem như đây là bài thu hoạch). Riêng Bin (Quốc An) hãy nói lên suy nghĩ của mình, tập biện luận, biểu đạt tư tưởng, tư duy, và cảm xúc...

Hội luận: Đòn thù (20)

24273490_914068605418506_6185452677435545480_o

Hội luận (20) mang tiêu đề Tình yêu trong mắt học trò hay cái gì đại khái thế để tổng hợp bình luận của các cháu những luật sư tương lai…

Thực sự, ông nội cần các cháu lên tiếng để xem nhận thức, khả năng tư duy của những con người chuẩn bị sẽ đứng trước pháp đình đấu tranh cho công lý. Và vì vậy, không chỉ vấn đề về tình yêu tuổi học trò mà quan trọng hơn đó là khả năng chiêu cảm với những dữ kiện của ông nội qua "Vĩnh biệt tuổi học trò".

Các cháu lớn lên cùng với những gian khổ của cả cha, mẹ trên bước đường sự nghiệp. Sự nổ lực để sống, để tồn tại, vượt qua thời kỳ hậu tem phiếu, thời kỳ đổi mới mà con người bắt đầu biến dạng rất nhiều từ cái đói lay lắt, thiếu cơm thiếu gạo bổng trở thành những công bộc vinh thân phì gia, nguồn “củi to”, “củi nhỏ” trong cơ quan các cấp, các ngành. Cố nhạc sĩ Trần Quang Huy trong những ngày lên lớp trại sáng tác âm nhạc Bình Dương, ngoài những kỹ năng sáng tác điều ông để lại thuộc về phạm trù đạo đức, về cách “ăn sạch, nghĩ sạch, nói sạch”. 

Các con của ba, các con được nuôi dưỡng bằng sự thanh bach, sạch sẽ đó, từng nếp nghĩ về chân, thiện, mỹ và rồi các cháu nội cũng thế. Rất vui với những gì chúng ta có hôm nay: Một “gia đình luật sư”, một nhóm “Các luật sư tương lai”, những con người đi giữa hai chiều thiện ác. 

Ông nội lập nhóm vừa để các cháu rèn luyện những kỹ năng cần thiết sau này khi đứng trước pháp đình vừa để giữ gìn truyền thống giáo dục trong gia tộc về lý tưởng sống, các cháu đọc lại "Vĩnh biệt tuổi học trò" để cảm nhận về nhân quả trong mỗi cuộc đời. Nghiền ngẫm về nỗi cay đắng mấy tháng trời ngồi góc đường sửa xe, chuyện chia tay thầy Danh trong nước mắt, chuyện bà O biến khỏi gia đình không lời từ biệt…

Còn rất nhiều những nghịch duyên mà ông nội sẽ lần lượt kể các cháu nghe về những trải nghiệm tù tội, những năm tháng lao vào giữa cuộc đời để mưu sinh, để khẳng định mình nhưng rồi cuối cùng cũng không tách khỏi gia đình bởi ý thức về đạo hiếu, về nghĩa nhân chứ nếu không, ông nội có thể là gã giang hồ số má trong cái xóm “Phông tên nước” Lê Lai, hay gã bụi đời Ngã Sáu Saigon hay một thằng nghiện ngập của khu “Bướm Vàng” Ngô Tùng Châu, một dạng nhân vật của “Ngựa chứng sân trường”, “Điệu ru nước măt”- Duyên Anh hay “Loan mắt nhung” – Nguyễn Thuỵ Long…

Dù trong hoàn cảnh nào, cái nội lực bên trong cũng tự biết chiêu cảm, tương ưng với những thuận duyên, nghịch duyên bên ngoài để cuối cùng là ông nội của các cháu hôm nay. Cái nội lực phần lớn là kỷ niệm đẹp thưở học trò mà ông nội vun vén, gìn giữ lại được.

Các cháu sẽ không hình dung cái liều lĩnh ngỗ ngáo, bốc đồng của tuổi dậy thì đến mức nào đâu nếu ông nội chưa kể các cháu chuyện đi tù, chuyện vác “mã” ra chợ Quách Thị Trang tìm đến băng “Nhà xác”. Cái đạo hiếu, nghĩa nhân cũng chính là sự chiêu cảm của nội lực, của thiện pháp, của tình yêu bao dung, vị tha.

Ông nội đã “ngốn” khá nhiều tác phẩm văn học mà có lẽ những ngày say sưa nghe thầy Danh đọc “Le Cid” trong ghế nhà trường đã tạo nên tính cách đầy mơ mộng, đầy lý tưởng, biết thương yêu, biết cảm thông, biết chia sẻ…

Ông nội sẽ tiếp tục còn rất nhiều chuyện để kể các cháu. Nhưng nói thật, ông nội sẽ không làm người độc diễn nữa. Ông nội nói rồi, Hội luận sẽ kết thúc khi các cháu còn im lặng giống như ông nội đang làm phiền các cháu bởi còn nhiều thứ học hành, bạn bè, vui chơi, giải trí…

Hội luận (20) như đã hứa đã nhắc các cháu có thể là “tình yêu học trò” hay tiêu đề gì đó tương tự, nhưng rồi ông nội lại thay bằng “Đòn thù”. Hội luận (21) có thể là hội luận cuối cùng nếu các vẫn giữ thái độ im lặng.

Lựa chọn một thái độ tức lựa chọn hướng đi nhân quả của mình. Rất nhiều nhầm lẫn nhân quả  là sống hợp với tự nhiên cứ để mọi việc tiến triển theo qui trình tự động, như qui luật sinh-khắc của ngũ hành, cái tư tưởng “lấy ma vương làm đạo bạn”, sự thoả hiệp, nhân nhượng ác pháp và rồi tự nhấn chìm chính mình. Nhân quả là chọn lựa ngay từ khi bắt đầu gom góp, chuẩn bị túi hành trang vào đời.

Chỉ còn vài năm nữa là hết thời gian chuẩn bị đó để rồi vào đời, để rồi làm người, để rồi vật lộn với những nghiệt ngã của cuộc đời mà mọi thứ trong sự phân lập thiện-ác, khôn-dại, được-mất, hơn-thua, vinh nhục…mà con người rất dễ choáng ngộp, nhầm lẫn…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội luận: Thư của trưởng nhóm (21)

Góc nhìn Phật tử 16:30 22/09/2024

Chỉ còn vài năm nữa là hết thời gian chuẩn bị để rồi vào đời, để rồi làm người, để rồi vật lộn với những nghiệt ngã của cuộc đời mà mọi thứ trong sự phân lập thiện-ác, khôn-dại, được-mất, hơn-thua, vinh nhục…mà con người rất dễ choáng ngộp, nhầm lẫn…

Đạo pháp dù rộng cũng chỉ cứu được người có duyên

Góc nhìn Phật tử 11:06 22/09/2024

Cuộc đời này vốn dĩ rộng lớn, nhưng không phải ai cũng có đủ duyên lành để nhận biết và tiếp nhận ánh sáng của đạo pháp. Đức Phật từng dạy rằng, dù giáo pháp bao la như biển cả, nó chỉ có thể tiếp cận và cứu độ những ai có duyên, có lòng tin và tâm thức cởi mở.

Chiếc áo lam rách của cụ bà

Góc nhìn Phật tử 10:38 22/09/2024

Tôi còn nhớ như in hình ảnh cụ bà ấy trong một buổi sáng bình yên tại khóa tu mà tôi có dịp tham dự. Hòa mình vào dòng người mặc áo lam thanh tịnh, tôi bất chợt thấy một cụ bà gầy gò, lưng còng, tay run run chống gậy bước vào sân chùa.

Sự an lạc thanh tịnh của bậc đã đoạn tận lậu hoặc

Góc nhìn Phật tử 09:49 21/09/2024

Đức Phật luôn duy trì cuộc sống du phương trong suốt cuộc đời hành đạo của Ngài. Với cách giảng dạy này, người nghe, người học sẽ tiếp thu tốt hơn, hiểu pháp nhanh hơn và thực hành đạt kết quả hơn qua sự tiếp xúc trực tiếp với Ngài.

Xem thêm