Hội luận: Vĩnh biệt tuổi học trò (18)
Nội chỉ có tình yêu cái đẹp, cái thiện, cái chân để so sánh, tìm kiếm, gạt bỏ những thấp hèn. Hành trang đầu đời là tình yêu học trò, ngây thơ nhưng thật đẹp. Nuôi dưỡng cái đẹp, cái chân để rồi nó tự lớn lên lấn át tất cả cái xấu, cái ác, những hiềm khích, nhỏ nhen, ích kỷ.
Nửa cuối năm học đệ tứ (lớp 9). Sau những ngày tết Nguyên đán buồn hơn đám ma. Vâng buồn hơn đám ma thật sự với tất cả sự cố, đời sống, trường lớp, ban bè. Tất cả, chẳng chia sẻ được với ai, có lẽ một phần do tâm trạng nhạy cảm tuổi dậy thì.
Ông nội thường xuyên “cua học”. Thường đến chỗ thằng bạn đã nghỉ học làm thợ sửa xe góc đường Passteur - Hiền Vương để học nghề. Lúc này đã sắm được chiếc xe đạp nhờ dành dụm tiền sáng. Nhà cách trường 3 cây số, mười đồng tiền sáng hoặc hai bận xe lambre đi về, hoặc ăn sáng thì đi bộ. Vậy mà ông nội dành dụm sắm được xe đạp và đồ nghề sửa xe Honda. Cũng chỉ xăng lửa bập bẹ chứ biết gì mà sửa xe. Vậy nhưng ra nghề luôn.
Vẫn đồng phục học sinh, vẫn cặp sách. Nhưng không phải đến trường mà là đi đến góc đường Hồng Thập Tự - Bà huyện thanh Quan ngồi sửa xe.
Gia đình thì đã chuyển sang hàng trung lưu, cha là doanh nhân khai thác gỗ, bước ra là samsonit đầy ắp tiền bên trong. Ông lên miệt Ban Mê Thuộc- Darlak- Kontum mua gỗ rừng. Anh thì đã là ông chủ trẻ của chiếc xe tải International 7 tấn. Chiếc xe vẫn đang trả góp cho bà chủ hàng tháng. Chiếc xe chạy hàng “chành” – tạp hoá cũng lên vùng Cao nguyên. Người anh cả (ông Tư) đã là cận vệ của tỉnh trưởng Phước Long.
Sự học của ông nội là toàn bộ niềm tin mà gia đình gửi gắm cho một trong “năm thằng ngũ quỉ”. Cái gia đình gốc nông dân, ông cố (của nội) là hàng chức việc, chủ cả thời Tây, ruộng đất cò bay thẳng cánh. Tính cách của nội một phần là của ông cố, ngang tàng, bất cần.
Sau những mối tình thời tuổi trẻ, ông cố gặp bà cố rồi lần lượt 5 đứa ra đời. Rồi tha phương cầu thực đất Sài Gòn một phần cũng do cơ sở bại lộ, ông thay tên đổi họ thời kỳ tập trung 1963.
Bà cố lo lắng chuyện có năm thằng ngũ quỉ nên xin được đứa con gái về nuôi, hơn bốn mươi tuổi, bà sinh ra bà Út.
Con đường học vấn ông nội ba chìm bảy nổi, mất cơ hội thi vào công lập. Học tư thục, tiền học phí hàng tháng, tiền trả góp xe tải. Ông nội không kêu ca, xin xỏ gì thêm. Tiền học phí thường chỉ đến ngày 5 hàng tháng. Qua ngày 6, em nào chưa đóng thì không thể ngồi yên trong lớp.
Ông nội thường xuyên bị “khủng bố” khi thì vài ba ngày, có khi đến ngày 10. Không ai nghĩ gia đình có vấn đề gì về tài chính mà chỉ bị nghi ngờ học sinh tiêu pha tiền học phí nên chậm đóng. Cứ tưởng tượng ngày nào cũng mất khoảng 30 phút được “huấn thị” trở lên lớp có tinh thần nữa để học không, có lần đến ngày 8 bị gọi xuống văn phòng. Qua ngày 9 tây vẫn chưa đóng, phấp phỏng chuẩn bị xuống văn phòng, nhưng không tất cả lại im không ai nhắc nhở gì nữa. Đến tháng sau, bà cố cho tiền học phí 2 tháng. Vào văn phòng đóng tiền thì được biết thầy Danh đã đóng cho tháng rồi. Nước mắt mình trực trào ra nhưng cố nén lại. Mấy hôm sau giờ Pháp Văn khúm núm đến xin gửi lại thầy tiền học hôm trước. Thầy phủi tay “Em giữ để phòng tháng sau”. Thầy dứt khoát không nhận lại, và đó cũng là bữa học cuối cùng năm đệ tứ.
Ông cố thì vô tư với suy nghĩ chiếc xe nuôi năm sáu miệng ăn thừa thải, mà thực sự là vậy. Hồi ấy gia đình có chiếc xe là đã sống vương giả. Ông Năm, mỗi khi xe về bến thì tắm táp, sạch sẽ lên ngã Sáu Phù Đổng vào tiệm snack bar Mỹ Dung bia bọt, tiêu khiển cùng với Cà Đơ (con của Ông Mười Phùng có đến 2 chiếc xe tải loại mười tấn). Hai cậu hắc bạch công tử tiêu pha mặc tình.
Cái biệt danh Alain Delon mà đám bạn đặt cho thật sự giống như châm biếm hơn là ngưỡng mộ. Ông nội mặc quần áo cũ của ông Năm, ông to con hơn nên cái quần rộng thùng thình. Bà cố “bóp” thắt lưng, lên lai cho vừa. Nhìn giống vua hề Chattlot hơn là tài tử đẹp trai- Alain Delon.
Bà cố có lúc tới tháng đóng tiền, bà Sẩm cho người tới lấy, bà trốn trong phòng. Nội phải nói dối, bà vắng nhà, vài hôm nữa đem vào cho bà.
Câu chuyện 4 người vào rạp phim diễn ra vào thời điểm trước cái tết thật buồn mà bà Út chào đời. Thật sự gia đình đương thời ấy sung túc chứ không phải khánh kiệt. Ông Tám vừa vào tuổi đi học, được đến trường Ecole L`Aurore. Ông Bảy thì đã bỏ hoc năm lớp 3, giờ đi làm phụ xế xe tải.
Năm đệ ngũ (lớp 8) nhà có Bà O, một cụ già người Huế tìm đến xin ở giúp việc. Bà cố vẫn quen gọi bằng “mạ”. Bà cụ cở tuổi bà ngoại tầm 60 ngoài. Duyên sự đưa đẩy, bà O thương ông nội như cháu ruột. Đi học về, là O nhắc nhở rửa mặt rửa tay, cơm nước… “Mi cự ăn trược đi. Không chờ ai hệt”
Năm học cuối cùng thật nhiều kỉ niệm. Lần đầu tiên ông nội đi đặt may quần áo. Tiệm may Bình, là nhà Ngọc, cách trường khoảng 100m. Một bạn dẫn ông nội đến đặt may. Trông thấy Alain Delon (ông nội) bước vào mà vẽ mặt Brigite. Bardot (Ngọc) biến sắc, lũi xuống nhà sau. Thậm chí không dám chào hỏi nhau chứ không như bây giờ đã có cái nhìn thoáng hơn như đối với các cháu.
Khi bắt đầu “thay da đổi thịt” tươm tất hơn cũng là lúc cái nỗi buồn không tên âm ỉ, báo hiệu cuộc chia tay với tuổi học trò. Thật ra tất cả nỗi buồn đều có tên gọi, chỉ không đành gọi đích danh mà thôi.
Mấy tháng trời bỏ học ra ngồi góc đường, và rồi việc phải đến đã đến. Khi cái lòng tin gửi gắm vào nội bị vỡ vụn. Ông cố, cho một trận đòn chưa từng thấy., tưởng chừng không thể sống nổi. Ông cố cứ gào lên “Tại sao? Tại sao?” Roi thì cứ quật xuống. Bà O đứng nhìn, rồi quẹt nước mắt.
Sáng ra bà O ra đi từ lúc nào chẳng ai biết. Cũng chẳng biết đó là nỗi đau khi lòng tin vỡ vụn hay vì vết roi đã quất vào tim bà.
Hội luận: Tình yêu đầu đời của nội (17)
Trận đòn xem như định đoạt số phận. Hai hôm sau, ông Tư “dù” về. Hai anh em ngồi sau hành lang lang lầu một, nhìn xuống đường, ông khóc như đang bị đòn. Cũng tại ngã ba Hồng Thập Tự- Bà Huyện Thanh Quan, sau đó hơn tuần. Chập choạng tối khoảng 6-7 giờ. Ngồi nhìn dòng xe trên đường mà tự dưng buồn nản về cái tương lai mờ mịt sắp tới. Có thể vào quân dịch hay trở nên một gã bụi đời, lang bạt. Từ góc ngã ba, chợt nhìn thấy từ xa một người dắt xe. Khi người ấy đến gần mới thật không thể tưởng tượng. Thầy Danh, dựng xe lên thầy ngạc nhiên nhìn đứa học trò cưng của mình mà chợt trào nước mắt.
Ông nội cạy xe vá dùm thầy. Trong lúc trò chuyện, thầy chỉ nhà thấy còn mấy bước chân nữa là tới, vá xe xong, ông nội dẹp đồ nghề theo thầy về nhà. Về nhà thầy thì lại mới hay thêm Thầy Hùng là con thầy Danh, cha dạy Pháp Văn, con dạy Lý. Ở trường ít ai để ý đến quan hệ gia đình thầy.
“Đi học lại đi con, Thầy hỗ trợ”
“Không thưa Thầy, gia đình con không tệ đâu. Tự con muốn nghỉ, con muốn sống cuộc đời tự lập, con muốn học ở cuộc đời”.
“Cái con cần học lại không có trong cuộc đời, con ạ”
“Con sẽ tìm, con cảm ơn thầy thật nhiều”. Tôi quỳ xuống như muốn lạy, Thầy đỡ lên, hai thầy trò chia tay trong nước mắt.
Vĩnh biệt tuổi học trò, vĩnh biệt tình yêu tuổi hoa niên với những mộng mị hoa bướm…
Các cháu của nội.
Ông nội bỏ dở dang việc học từ năm đệ tứ (lớp 9) nhưng đến khi các cháu chào đời thì được biết một ông nội là thư ký toà soạn, các cháu được biết những hoạt động văn thơ, nhạc của một nhà báo có nhiều tài lẻ.
Các con, cũng vậy, được nuôi dưỡng trong môi trường lễ nghi, thiện lành dù cũng thật thiếu thốn, khó khăn chật vật nhưng giờ, chúng ta đã có một Nhóm “gia đình luật sư”. Đã mất một luật sư chưa kịp hành nghề: Nguyễn Quốc Thái, giờ đang dự bị đến hai: Xuân Mai, Liêm.
Và còn nữa, ông nội tin chắc điều đó, có một điều mà ông nội vẫn hay nói với Bin. Tương lai của con trong tay con, đó là sự thật. Không phải ám thị, không phải là sự động viên thông thường mà là sự thật, là tất cả hành trình nhân quả.
Hành trình nhân quả đơn giản là hướng đi lên hay hướng đi xuống trong cuộc đời. Quan trọng là chuẩn bị gì cho nội lực. Nội lực tương thích với hoàn cảnh, tương ưng với thiện ác mà tạo nên hiệu ứng nhân-quả, hiệu ứng của luật hấp dẫn.
Ông nội tưởng đã trở thành một kẻ cục súc, phàm phu, một lao động chân tay, trong cái xóm Lê Lai một khu nghiện ngập, ma tuý ngày xưa. Nhưng rồi cứ lầm lũi vừa học vừa làm, không ngại những thách thức của cuộc đời. Trong mỗi con người luôn có cái gọi là nội lực các cháu ạ.
Thời học sinh, ông nội chỉ đam mê nhưng bản nhạc Pháp, đam mê văn chương, say mê loại sách tuổi hoa nhưng mấy khi dám cầm lên mà đọc. Ông cố kiểm soát rất gắt. Ngoài sách giáo khoa, mọi thứ là nhảm nhí.
Cho đến khi vào đời, cuộc đời trao cho rất nhiều sự khôn ngoan, sự man trá, sự mạnh mẽ…rất nhiều điều mà cái nội lực bên trong tự biết từ chối. Ông nội không đi tìm vật chất, không cố làm giàu giống như ông cố. Chỉ đi tìm tương lai, đi tìm kiến thức cần thiết trong cuộc đời. Những ngày tháng ôn luyện để thi trung học đệ nhất cấp, Anh Lợi, người dạy kèm là một kỹ sư hoá năm cuối có hỏi: “Em đã dự định gì chưa. Học để làm gì?” “Chưa. Em chỉ học và học. Học để biết. Vậy thôi.” “Thế là hỏng đấy. Phải có định hướng. Định hướng càng sớm càng tốt. Người ta ai cũng ước ao học để làm kỹ sư, học để làm bác sĩ…”
Nội chỉ có tình yêu cái đẹp, cái thiện, cái chân để so sánh, tìm kiếm, gạt bỏ những thấp hèn. Hành trang đầu đời là tình yêu học trò, ngây thơ nhưng thật đẹp. Nuôi dưỡng cái đẹp, cái chân để rồi nó tự lớn lên lấn át tất cả cái xấu, cái ác, những hiềm khích, nhỏ nhen, ích kỷ.
Điều đó đang lớn lên trong các cháu của nội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Phép mầu từ việc niệm danh hiệu Đức Phật Dược Sư
Góc nhìn Phật tử 09:54 02/12/2024Là một Phật tử, tôi luôn tin rằng lời dạy của Đức Phật không chỉ là lý thuyết, mà còn là nguồn năng lượng nhiệm mầu, giúp chúng ta vượt qua những khổ đau và tìm thấy an lạc trong cuộc sống.
Xem thêm