Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/09/2024, 06:20 AM

Hội luận: Định nghĩa tình yêu (19)

Chỉ có người biết chọn lựa, vun vén cho nội lực, cho tình cảm, cho lý trí thì hạnh phúc mới đến với họ dù cuộc đời gian truân, khổ sở đến đâu cuối cùng họ cũng tìm thấy niềm vui. Vì sao?

Các cháu của nội.

Trong Hội luận (17), ông nội có kể chuyện về “môi tình đầu”, ngô nghê quá phải không? Trẻ con quá phải không? Nhưng nó sống bền bỉ, hồn nhiên, dịu nhẹ trong mỗi người các cháu ạ.

Các cháu của nội sắp là những luật sư tương lai, nội lấy tiêu đề “Hôi luận” là nhắm động viên các cháu cùng tham gia như cách luyện tập thu thập luận cứ, lập luận, tranh biện…bằng các bình luận. Cho nên, từ hôm nay, bằng cách này, chúng ta xoá bỏ ranh giới tuổi tác, thành kiến, bình đẳng trong tranh luận để tìm kiếm công lý, tìm kiếm chân lý. 

Vì sao ông nội chọn tiêu đề lần này là “định nghĩa tình yêu”. Năm 1972-1973, những năm khủng hoảng tâm lý tuổi mới lớn của nội mà “mối tình đầu” nội nói lướt qua nhưng chưa nói hết và câu chuyện được tiếp sang Hội luận (18) “Vĩnh biệt tuổi học trò”.

Tuổi học trò đẹp vô cùng các cháu ạ. Nhưng cũng có không ít người suốt những năm tháng đi học chỉ cặm cụi vào sự nghiệp, vào tương lai, tích cóp kiến thức và cuối cùng vào đời, thành công với sự nghiệp, lập gia đình, rồi trách nhiệm, con cái…và cuối đời nhiều người hối tiếc, chưa có một ngày sống cho mình, …mà lại chết, lại kết thúc một cuộc đời.

Ở đây ông nội không đề cập tới kết quả, tới đời sống vật chất mà họ đã tạo dựng được. Tài sản vật chất mà họ đã tạo dựng chẳng phải “vốn liếng”, mà “vốn liếng” chính là giá trị tinh thần. Cái mà khiến người ta mỉm cười trước khi nhắm mắt, đó là hành trang, đó là hạnh phúc, cái chất liệu quý nhất mà mỗi người có được trên từng bước đi trong cuộc đời chứ không phải điểm đến. Điểm đến là cái chết. Ông nội hơi mơ hồ, hơi cao siêu phải không? Đó là tư duy - Điều thiết yếu đối với các luật sư tương lai.

Hội luận: Vĩnh biệt tuổi học trò (18)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cái đẹp của tuổi học trò không tự nó có mà do ta biết trân quí, vun vén, nuôi dưỡng làm hành trang vào đời. Hành trang vào đời định đoạt số phận, tương lai mỗi người. Ông nội đã dở dang từ lớp 9 (đệ tứ), nhưng trong hành trang vẫn nguyên vẹn cái đẹp của tuổi hoa niên đó.

Hành trang mỗi người đều bắt đầu cả hai: cái thiện và cái ác, cái đẹp và cái xấu. Cái nào được chăm chút nuôi dưỡng được chiêu cảm, tương ưng sẽ lớn lên trừ diệt cái kia xoá tan cái kia, và ta gọi đó là nội lực.

Vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, cái đạo lý làm người, yêu kính cha mẹ, thân tộc, họ hàng vẫn là căn bản nội lực. Nó chiêu cảm, tương ưng với cái đẹp, với tình yêu, để rồi hình ảnh người thầy giáo già Pháp Văn và những những giọt nước mắt chia tay có lúc ông nội cũng quên đi chứ, nhưng thật sự nó vẫn sống mạnh mẽ trong ký ức của nội, một vùng ký ức thật đẹp của tuổi hoa niên…

Trở lại với định nghĩa tình yêu. Hồi những năm 71-72 ấy nội có nghe người bạn làm thợ xếp chữ nhà in, có một cuộc thi chẳng biết ở đâu tổ chức chủ đề “định nghĩa tình yêu”. Cuộc thi thu hút hàng ngàn người gửi bài dự thi. Người đạt giải nhất khi ấy đó là “Tình yêu là con quái vật, cho ăn quá no, nó sẽ chết”. Hồi ấy khác bây giờ, internet, trí tuệ Al để kiểm chứng, xác thực, chat, chít không có, nên không gây hiệu ứng xã hội chứ nếu không…. Nhưng ngẫm có lý. Chính vì vậy mới có tuyên ngôn “mối tình đầu là mối tình đẹp nhất” (Thời các cháu coi chừng nếu không khéo sẽ không còn nữa đâu). 

Những mối tình bao giờ cũng chứa đựng bên trong nó hai yếu tố vật chất và tinh thần. Ông nội đã từng viết khá nhiều về ngũ dục nhưng để không mất thời gian về chuyện giáo lý chỉ nói gọn: ngũ dục là 5 dục lạc của con người: 

-danh, lợi (thuộc ý chí), khi vào đời các con sẽ hiểu

-thực, thuỳ (thuộc bản năng), đơn giản sinh ra đã có: ăn, ngủ…

- Chỉ có sắc (cái biểu trưng cho tình yêu) là tổng hợp cả hai ý chí và bản năng, nó thăng hoa cảm xúc, nó điều khiển cả hai khía cạnh để con người trở nên đẹp hơn hay xấu đi. Và đúng tình yêu là con quái vật nó khiến con người trở nên thánh thiện hay dung tục, phàm phu là vậy. Khi mà nó cân bằng cả hai ý chí (cái tinh thần, cái phi vật chất) và bản năng (dục vọng, khoái cảm mang tính vật lý, vật chất).

Tóm tắt sơ vậy thôi, nói chung cân bằng tiết chế để tình yêu học trò mãi đẹp, không dấn sâu vào những khoái lạc, nhục cảm. Chỉ có người biết chọn lựa, vun vén cho nội lực, cho tình cảm, cho lý trí thì hạnh phúc mới đến với họ dù cuộc đời gian truân, khổ sở đến đâu cuối cùng họ cũng tìm thấy niềm vui. Vì sao?

Vì cái nội lực bên trong sẽ tao nên luật hấp dẫn, tạo nên luật nhân quả, nó chịu sự tương tác với bão giông, với sóng gió…nhưng không tướng ứng để tích tập, để huân vào nghiệp, vào quả về sau. Và con người hoàn toàn hài lòng với những gì mình đã đi qua, những nghịch duyên, những tranh giành, những mưu mô…

Ông nội chỉ ví dụ thôi như chặng đường ông nội đã đi qua. Và bỗng dưng thấy mọi người đều đáng thương, đáng quí dù có đem đến cho mình những nghịch duyên, những bất như ý. Những ngày cuối đời của ông bà cố, đều có ông nội kề cận, chăm sóc, ông Năm vẫn là anh của ông nội. Những ngày bệnh nặng, ông bà Năm về ở chung nhà Từ đường để ông nội góp sức chăm sóc và có phải là phép lạ không khi ông Năm chết vì bệnh ung thư phổi. Nhưng cái chết nhẹ nhàng giống như đi vào giấc ngủ.

Vậy tình yêu hàm nghĩa dung chứa tất cả cảm xúc, hành vi không chỉ đơn thuần thuộc độc quyền của giới tính, nhưng “định nghĩa tình yêu” thì lại tách ra theo khuynh hướng độc quyền trên. Mà khi tình yêu trở thành “quái vật” tức sự qui chiếu hẹp khoái lạc bản năng, nhục cảm và điều đó không thuộc về con người có TÌNH YÊU viết hoa, con người có nội lực, có lý trí.

Các luật sư tương lai hãy đọc thật kỹ để xem ông nội có nguỵ biện không để mà phản bác, để mà đưa ra luận điểm riêng của mình, bảo vệ cho tình yêu “nồng cháy” tuổi thanh xuân. Đúng là tình yêu phải đủ mạnh, đủ lớn mới khiến người ta xích đến gần hơn, mới thành đôi, thành bạn. Và chỉ những người bạn lớn cùng suy nghĩ, cùng mơ ước, cùng sở thích. Tình yêu phải lý tưởng như thế chứ.

Và hãy nhớ là các cháu còn nợ ông nội từ bài trước “Vĩnh biệt tuổi học trò” chưa thấy bình luận nào hết. Mục đích của “Hội luận” là nhắm động viên các cháu cùng tham gia như cách luyện tập thu thập luận cứ, lập luận, tranh biện… từ hôm nay, bằng cách này, chúng ta xoá bỏ ranh giới tuổi tác, thành kiến, bình đẳng trong tranh luận để tìm kiếm công lý, tìm kiếm chân lý... 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Mười hạnh không cầu: Từ luận thuyết đến thực tiễn

Góc nhìn Phật tử 11:11 08/11/2024

Hôm qua, tôi có đọc lại: “Mười hạnh không cầu” trong sách: “Bảo vương tam muội niệm Phật trực chỉ” của Ngài Diệu Hiệp mà bản Việt dịch của Tỳ kheo Thích Trí Quang như sau:

Cách đối diện với những điều bất như ý trong cuộc sống

Góc nhìn Phật tử 10:15 08/11/2024

Trong cuộc sống, ai cũng từng trải qua những khoảnh khắc mà mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Có những ngày chúng ta nỗ lực rất nhiều nhưng kết quả lại không như ý muốn.

Những nốt thăng trong cuộc đời

Góc nhìn Phật tử 15:23 07/11/2024

Con à! Nếu có ai đến xin gạo, con đừng múc lưng lon gạo, nhớ múc đầy vun nghe con! Trước khi ra khỏi nhà, mẹ hay dặn ba chị em Mai như vậy.

Chính ngữ: giải pháp phòng, chống bạo hành bằng lời nói

Góc nhìn Phật tử 14:12 07/11/2024

Đức Phật đã coi việc rèn luyện chính ngữ rất quan trọng đến sự phát triển cá tính và tâm linh.

Xem thêm