Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/09/2024, 08:52 AM

Trung thu xứ người

Một chiều muộn, khi những ánh tà dương đang gom những tia nắng còn sót lại về phía chân trời, nhường chỗ cho một màn đêm tịch tĩnh, tôi mệt nhừ người với đống bài tiểu luận và những câu hỏi ôn tập cuối kỳ thi. Dẹp đống sách vở qua một bên, tôi tự dành cho mình ít phút để nghỉ ngơi.

Tôi đứng lên dun nước châm một bình trà, thắp lên ngọn bạch lạp, đem chiếc bánh pía cắt làm tư thay cho bánh trung thu quê mình. May mà xứ này họ cũng xuất khẩu sang một vài “đặt sản làng ta”. Rồi bỗng đâu, những hình ảnh xưa cứ tràn về, từng chặp, từng hồi, tôi thở đều và quán sát chúng. 

Đời người có được bao lần thưởng thức được những mùa trăng, đã bao lần dừng lại và đứng một mình trong đêm, đã bao lần trải chiếu trước hiên nhà ngước lên bầu trời trong vắt để xem tận mặt ông trăng tròn và sáng cỡ nào. Thương nhất là những ngày còn bé, ai cũng từng tin rằng có một chú Cuội và chị Hằng trên cao ấy, có cả cây đa thật to mà chú Cuội hay ngồi nhìn xuống thế gian. Tôi và đám bạn cùng xóm đã từng nghe người ta bày, đem thau nước ra giữa sân, đặt miếng gương vào trong đó để thấy được cây đa. Cả đám làm theo, nhưng chẳng thấy gì ngoài những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước cùng tiếng ríu rít, bàn tán sôi nổi. Người lớn nhìn đám trẻ khi ấy cũng buồn cười, vì họ biết rằng nhận thức của chúng tôi bấy giờ chỉ có bấy nhiêu thôi, thì cứ để cho chúng tôi mơ mộng với “cảnh giới” của riêng mình.

Mùa trăng, chỉ mong cho tâm mình trong như tấm gương năm nào, mong cho mặt nước phiền não đừng khuấy động dâng trào những cơn sóng, để lòng an mà thấy được ánh sáng cuối con đường. Ảnh: Internet.

Mùa trăng, chỉ mong cho tâm mình trong như tấm gương năm nào, mong cho mặt nước phiền não đừng khuấy động dâng trào những cơn sóng, để lòng an mà thấy được ánh sáng cuối con đường. Ảnh: Internet.

Ở một bài viết thơ thẩn như thế này mà đem nói chuyện giáo lý nhà Phật vô thì kỳ quá, nhưng sao tôi thấy câu chuyện trên với một ví dụ trong kinh tương thích vô cùng. Trong chú giải kinh tạng có đưa ra ví dụ về hình ảnh so sánh rất hay, Bậc thánh như người trưởng thành hiểu chuyện, còn phàm phu giống như những đứa trẻ, nó có những niềm đam mê và thích thú rất trẻ con, thích chơi đất, thích những hòn bi xanh đỏ tím vàng, thích cho tay vào miệng dù bàn tay đó không sạch cho lắm, thậm chí thích móc mũi rồi… cho vào miệng, phàm phu đam mê trong tiền bạc, sắc đẹp, địa vị, muốn đi tìm niềm thỏa mãn trong các giác quan cho vừa lòng, thế rồi buôn danh bán lợi, tranh giành, đấu đá. Bậc Thánh là người hiểu được Bốn đế, thấy được Duyên khởi, chính vì hiểu rõ về thân tâm này là gì mà các Ngài nhàm chán sinh tử, xem đời là mộng và nhìn phàm phu như trẻ con, thương thì cản không cho làm việc xấu, nhưng với sự nhận thức non nớt của phàm phu, thì các ngài chỉ biết mỉm cười vì nói nhiều chúng cũng không hiểu được.

Lớn lên, bao mùa trăng cho ta bao kỷ niệm. Trăng vô tư hồn nhiên thời áo trắng sân trường, cùng lũ bạn chén chú chén anh học đòi làm người lớn. Trăng mờ ảo bởi đèn đường quá sáng ở nơi gác trọ lúc còn là sinh viên, trăng uống trà đàm đạo ở Hoằng Pháp, trăng tham dự đầu đà ở Viên Không, trăng một mình lặng lẽ đi dưới tàn cây cổ thụ ở Bửu Quang – Thủ Đức, trăng bạc ngàn mênh mang ở Linh Quy Pháp Ấn, trăng nhạt nhòa mùa Vu Lan ở Đống Cao Thanh Hóa, trăng ấm áp tình người trong tiết xuân sang ở Tây Khánh – Thái Bình, hay mù mờ vô định bởi những cơn mưa nhạt nhòa, và những lần gục ngã trong đời. Tất cả rồi cũng qua, còn chăng chỉ là những kỷ niệm và bài học.

Đến đây, tôi lại bỗng nhớ tới một định nghĩa về chữ Dukkha trong nhà Phật. Người ta hay dịch chữ “Dukkha” trong Tứ Đế là khổ nhưng thật ra nó có ít nhất là 5 tầng nghĩa mà có một ý nghĩa rất ấn tượng: “bị ép phải sanh diệt – dù muốn dù không, tất cả đều bị đẩy về phía trước, bị thúc ép phải vận động theo quy trình sanh – trụ – diệt như một bản chất tự nhiên. Ai cũng phải lớn, ai cũng phải già, chuyện gì rồi cũng phải qua và chết là điều chắc chắn dù ta muốn hay không muốn, sướng khổ gì cũng một đời chìm nổi, vạn vật dù tốt dù xấu dù chắc bền gì rồi cũng phải hao mòn và cuối cùng biến mất để cái khác được sinh ra. Người khôn kiếm tìm cho mình một lối thoát, chỉ đơn giản là thay đổi nhận thức từng ngày một. Và, ai biết đâu mùa trăng này là mùa trăng cuối của đời mình, sao không một lần dừng lại những to toan, tính toán, tỵ hiềm, ghen tức, giận dữ hay bất an và chán nản.

Mùa Trung Thu, chẳng nhớ nhiều về mùi vị thơm nồng của chiếc bánh, cũng không tha thiết gì với những ngọn đèn lồng xanh đỏ tím vàng, bởi lẽ những ngọn đèn ấy chắc chắn trước sau gì cũng bị đám trẻ con quăng vào góc nhà hay vất bỏ đi. Mùa trăng, chỉ mong cho tâm mình trong như tấm gương năm nào, mong cho mặt nước phiền não đừng khuấy động dâng trào những cơn sóng, để lòng an mà thấy được ánh sáng cuối con đường. Ánh Trăng vằng vặt được mong chờ bởi người tìm đi tìm lẽ sống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trung thu xứ người

Góc nhìn Phật tử 08:52 17/09/2024

Một chiều muộn, khi những ánh tà dương đang gom những tia nắng còn sót lại về phía chân trời, nhường chỗ cho một màn đêm tịch tĩnh, tôi mệt nhừ người với đống bài tiểu luận và những câu hỏi ôn tập cuối kỳ thi. Dẹp đống sách vở qua một bên, tôi tự dành cho mình ít phút để nghỉ ngơi.

Màu của nắng thu

Góc nhìn Phật tử 06:43 17/09/2024

Sau mấy ngày mưa rả rích khiến đất trời sũng nước, nắng thu đã bừng lên cho cây lá xôn xao. Nắng tươi màu tơ lụa mơn man trên bẹ hoa cau nở từ đêm vẫn còn ngan ngát mùi hương dịu ngọt. Những tia nắng xuyên qua vòm cây, nhảy nhót trên mặt đất.

Hội luận: Vĩnh biệt tuổi học trò (18)

Góc nhìn Phật tử 06:30 17/09/2024

Nội chỉ có tình yêu cái đẹp, cái thiện, cái chân để so sánh, tìm kiếm, gạt bỏ những thấp hèn. Hành trang đầu đời là tình yêu học trò, ngây thơ nhưng thật đẹp. Nuôi dưỡng cái đẹp, cái chân để rồi nó tự lớn lên lấn át tất cả cái xấu, cái ác, những hiềm khích, nhỏ nhen, ích kỷ.

Hội luận: Tình yêu đầu đời của nội (17)

Góc nhìn Phật tử 20:15 16/09/2024

Điều quan trọng trong câu chuyện tình yêu học trò, đó là nó khiến con người lớn lên, mạnh mẽ hơn, thanh khiết hơn, độ lượng hơn để học tập, để phát triển trí tuệ chứ không biến con người trở nên tầm thường, dung tục, ám muội, những kẻ phàm phu mà ta gặp nhan nhãn trên đường.

Xem thêm