Hủ tục ngày Tết
Lại một năm nữa qua đi, con người nơi nơi trên thế giới không biết từ bao giờ đã quen với những thời khắc giao mùa trong năm, là những dấu mốc quan trọng, bắt đầu một năm mới, vụ mùa mới hay một khởi đầu mới!
Riêng Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam ta, đã hòa mình vào hồn thiêng của dân tộc, đất nước, con người. Khiến cho Tết không còn riêng của mỗi bản sắc dân tộc mà mỗi khi nói về Tết, thì đầu xuân lễ chùa hái lộc, tự xa xưa đã thành một nếp sinh hoạt văn hóa, tâm linh rất tốt đẹp, rất đậm bản sắc và tính cách của con người Việt Nam ta.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu đời của dịp Tết, đặc biệt phải nói tới là sự ảnh hưởng văn hóa lâu đời của thời Bắc thuộc, nên ít nhiều gì, những nét sinh hoạt trong việc thờ cúng và lễ nghi của dân tộc ta có phần bị biến tướng. Trong số đó, đa phần lại là nhiều hủ tục, mê tín mà nhờ có ánh sáng của Phật Pháp rọi vào, ta mới thấy được chân như của từng tục lệ, để giờ đây, những hoạt động, tục lệ không còn phù hợp với Phật Pháp, thời đại, sự văn minh tiến bộ của Nhân loại đã được Nhà nước và Trung ương Giáo hội Việt Nam ta cấm và bãi bỏ!
Những hủ tục mê tín trong ngày Tết
“Đốt vàng mã”
Theo chân Phật, chúng ta phải có Chánh Kiến để hiểu rằng, việc đốt vàng mã, tiền giấy âm phủ...hay những vật dụng biểu trưng bằng giấy vào ngày giỗ, ngày tết là một hủ tục. Hủ tục này có từ lâu đời, hiện nay vẫn còn ảnh hưởng tới một đại đa số bộ phận người dân cả Châu Á nói chung, không riêng gì ở Việt Nam ta.
Theo lời Phật dạy, sau khi mất đi, chúng ta sẽ tùy theo nghiệp duyên và phước báo, tội lỗi của mình để đi vào sáu nẻo luân hồi trong Tam Giới. Do vậy, những gì chúng ta mang theo được, là trí tuệ, là phước báo, là công phu tu tập, là tội...
Hay trong kinh điển nổi tiếng mà từ xưa ta đã được nghe, được đọc, đó là Bồ Tát Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình bị đọa ở địa ngục. Dù đã chứng được Thánh Vị A LA HÁN, Lục Thông, Tam Minh, và thời Phật tại thế, bồ tát lại được Phật Thích Ca gọi là Đệ Nhất Thần Thông Thống Lĩnh Tăng Đoàn Mục Kiền Liên Tôn Giả. Vậy mà khi vào địa ngục, bồ tát không làm sao cho mẹ mình vơi đi khổ đau mà nơi bà đang gánh lấy. Ngài dùng thần thông biến cho bà bát cơm, bát cơm khi vào miệng liền hóa thành than lửa, không có sự vô vọng nào mà thấy mẹ mình đói khát khổ sở như thế, bồ tát Mục Kiền Liên liền trở lại tịnh xá để được giúp đỡ.
Thưa quý vị Phật tử, kinh điển này nhắc lại, với ngụ ý cho chúng ta rằng: Không có nơi nào gọi là ngân hàng địa phủ để quí vị “kí gửi” tiền vàng mã cho người thân của mình đã khuất. Cũng không có nơi nào trên các tầng trời, có ngân hàng Thiên giới để chúng ta hối lộ hư không! Những gì chúng ta đã đốt, là giấy. Mà để có được số giấy đó, là những đồng tiền chúng ta đã dày công kiếm được! Chúng ta hy vọng người cõi âm ấm no đón Tết vui xuân, nhưng những gì ta đốt còn xót lại là tro bụi. Một phần phung phí, một phần gây ô nhiễm môi trường...mà hơn ai hết, chính ta là người “lãnh đủ”!
Vậy, chúng ta cần làm gì cho ông bà hay chúng sinh cõi âm được an lạc ?
Thưa quý vị, Phật dạy, làm phước có nhiều cách. Không phải cứ dùng tiền là mới làm phước được!
Một câu kinh tiếng kệ, hướng tâm mình về nơi chúng sinh đã mất. Hay một cái cây trồng xuống ngày tết, hồi hướng công đức nhỏ bé nhưng thực tế cho pháp giới chúng sinh. Hay một con cá, con cua ta phóng sinh đi...đều là những công đức tuy vô hình vô tướng, nhưng lại thật là hạnh phúc về sau. Thật là thù thắng, thật đúng với Chánh Pháp, phù hợp Nhân Quả và hơn thế nữa là tinh thần Từ Bi của nhà Phật!
Vì vậy, đốt giấy tiền vàng mã ngày tết, không phải là phong tục mà là hủ tục. Gây phung phí tài nguyên giấy, phung phí tiền của, ô nhiễm môi trường và đi sai tinh thần Phật Pháp!
“Rượu chè, bài bạc và bói toán”
Thưa quý vị Phật tử, trong những ngày gần đây, chúng ta vừa tiếp nhận và thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu bia và nghị định 100/2019/NĐ-CP. Điều này có vẻ rất “nghiêm trọng” với nhiều người dân, nhưng với những ai là hàng cư sĩ, Phật tử thuần thành giữ giới, thì việc này lại có vẻ như là bình thường, không ảnh hưởng gì tới chúng ta cả. Đó là một điều vui mừng. Vì sao vậy? Bởi vì những gì mà chúng ta theo Phật, lúc nào cũng phù hợp với đạo đức và chuẩn mực của xã hội. Nếu không muốn nói đó là tiền đề, nền tảng cho luật pháp, giáo dục, và sự phát triển bền vững thịnh vượng của nhân loại.
Chắc chúng ta không bàn quá sâu xa về nhân quả ở đây, bởi vì nó thật nhãn tiền.
Nhưng nếu phải nói về nhân quả, thì cũng thật là khủng khiếp. Trong kinh, Phật có thuyết: "Nếu ai nâng ly rượu ép người khác uống, bỏ thân người liền đọa ngay 500 kiếp vào kiếp không tay không chân.”
Nhưng chúng ta nhìn lại, hành tinh hơn 7 tỷ người, số người uống rượu bia nhiều vô kể, số người tử và sinh ra cũng nhiều...nhưng đâu có nhiều người sinh ra mà không tay không chân. Về điểm này, chúng tôi được Thượng tọa Thích Chân Quang chỉ rõ, “Những người phạm tội như trong kinh điển Phật nói thật không sinh vào cõi người, mà sẽ tái sinh vào các loài rắn, trăn...những pháp giới không tay không chân và luôn sống ở những nơi ẩm thấp, khó chịu, liền 500 kiếp!”
Một quy luật…
Giải thích được tất cả mọi điều trong cuộc sống
Một quy luật khách quan công bằng tuyệt đối của vũ trụ
Dù biết hay không biết
Tin hay không tin
Muốn hay không muốn
Thánh hay phàm
Tất cả đều bị chi phối bởi quy luật này…
Người càng có trí tuệ thì càng tin hiểu sâu sắc tinh tế
Người tin, chấp nhận được quy luật này là người có đạo đức
Vậy quy luật đó là gì
Câu trả lời chính là … luật nhân quả
Chính vì cái sợ nhân quả báo ứng đời sau, nó còn dữ dội, đau khổ và mệt mỏi trong luân hồi như thế, mà người Phật tử chúng ta lúc nào cũng dè chừng, cân nhắc trước khi quyết định phạm giới!
Lại còn việc bài bạc và bói toán, rất nhiều người lợi dụng dịp nghỉ ngơi, vui vẻ trong ba ngày Tết mà tổ chức những bữa tiệc linh đình, ăn nhậu phỉ tình, say sưa quá trớn để rồi sau đó sanh ra gây gổ, đánh nhau, lời qua tiếng lại làm mất đi hòa khí trong tình huynh đệ, nghĩa xóm diềng… Hoặc còn bày ra những hình thức cờ bạc khác nhau như: bài cào, bài xì phé, bài tứ sắc, xập xám, đá cá, đá gà… gọi là “bói quẻ đầu năm” để rồi sanh ra nợ nần, cướp giựt, lận lường, trộm cắp… làm lắm điều xấu xa trong xã hội.
Việc bói toán, cúng kiến đều là mê tín, hoặc có đúng thì cũng chỉ giúp người ta cải phước, hưởng phước sớm để rồi sau này hết phước, tài sản tiêu pha, lại lận đận, khổ đau. Không bố thí, không cúng dường, không giúp đời, không giúp người, không làm các căn hạnh lành để bồi phước thì dù có đi cúng trăm sao, dâng nghìn lễ...những việc làm đó thật là ngây thơ, khờ dại.
“Sát sinh để phục vụ cúng kiến”
Đầu năm mới, thềm năm cũ hôm qua còn mùi máu tươi của heo bò gà vịt! Mỗi lần giỗ tết, không biết từ bao giờ trên những mâm cao cỗ đầy kia lại toàn sinh mạng của chúng sinh! Thân xác, tuy là hình hài đó là của gia cầm gia súc, nhưng nghiệp duyên của chúng sinh đó lại là con người xưa kia, nay họ trả nghiệp, ta tạo tội. Một chùm nhân quả trùng trùng điệp điệp chi phối ta, ràng buộc ta, kéo lấy ta ngụp lặn trong bể luân hồi vô tận. Nay tỉnh táo thì người hoặc Thần, mai sa sút thì thân ma thân thú...Cái nhìn của người Phật tử chúng ta phải tới đó. Phải thấu được rõ Nhân Quả thì ta mới sợ, mới không dám sát sinh để mâm cao cổ đầy những ngày giỗ, tết!
Một mâm xôi, một đĩa hoa quả, là sản vật từ sự giao thoa của Đất Trời, thuần khiết và không nhuốm sinh mạng của loài chúng sinh, pháp giới hữu tình nào cả. Thì cúng kiến những sản phẩm thanh tịnh đó cho ông bà, gia tiên, cũng nên thanh tịnh như thức hoa ,trái cây, gạo nếp mà ta dâng lên cúng dường cho Chư Phật và Bồ Tát vậy! Một phần là giúp ta không tạo thêm ác nghiệp, một phần giúp cho gia tiên ông bà, cửu huyền thất tổ được thanh tịnh, tránh bị cộng nghiệp sát sinh của ta. Có như vậy, thì ngày đầu năm, đầu tháng của ta mới vui vẻ, mà niềm vui và hạnh phúc đó, không xây dựng trên thân xác của chúng sinh, mà từ sản vật cây trái, của lòng thành và lòng từ bi của con người!
Kính thưa quý Phật tử, mỗi độ tết đến xuân về, là tâm hồn ta lại bớt xôn xao việc tầm cầu mưu sinh, tính toán, hơn thua. Hãy để phần tâm hồn thanh thản đó, nhận thức được những quan niệm, lối sống, tập tục lâu đời nay đã là hủ tục, để chuyển hóa và thay đổi. Một người tu theo Phật, đệ tử Phật, con Phật thì phải thật dũng cảm, giúp gia đình và người thân của mình, bạn bè, chóm xóm láng giềng có cái nhìn đúng đắn hơn về những hủ tục ngày tết, cũng như những tà kiến, định kiến trong cuộc sống của chúng ta.
Kính chúc quý vị Phật tử có những ngày làm việc cuối năm nhiều thắng lợi, an lạc, gặp nhiều may mắn và luôn tinh tấn.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm