Huế: Nhớ Tết xưa với lễ dựng nêu ở quốc tự Diệu Đế
Sáng ngày 27 tháng Chạp, cây nêu mang theo mong ước bình an được chư Tăng, Phật tử chùa Diệu Đế, một ngôi quốc tự thời Nguyễn ở kinh đô, dựng lên để đón một năm mới Nhâm Dần đang đến.
Đây là hoạt động mà chư Tăng, Phật tử ngôi quốc tự này tổ chức đều đặn vào những ngày cuối năm. Được biết, cây nêu được chọn từ cây tre già, cao nhất trong chùa. Nó được dựng lên trước sân với một giỏ tre và chiếc đèn lồng được treo cùng với tấm vải điều màu đỏ chứa câu đối bằng chữ Hán.
Năm nay, nhà nghiên cứu Vĩnh Cao, hậu duệ vua Minh Mạng đích thân viết tặng 2 câu đối với ý nghĩa mong muốn năm mới mưa thuận gió hòa, đất nước được thái bình sau bao đau thương do dịch bệnh hoành hành.
Pháp vũ cổ thanh quốc dân an thái
Cam lộ nhất trích phong vũ thuận điều
Cổ tự thiêm cát tường khu hàn khí
Thiền lâm như ý tiếp tân xuân
Dịch:
Mưa pháp trống vang dân an nước thịnh
Một giọt cam lộ, mưa thuận gió hòa
Chùa cổ cát tường xua giá rét
Thiền lâm như ý đón xuân sang
Thượng tọa Thích Hải Đức, giám tự chùa Diệu Đế cho biết dựng nêu ngày Tết là phong tục truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Cây nêu trong quốc tự Diệu Đế góp phần gìn giữ nét đẹp mà ông cha ta từ xưa đã tạo dựng cũng như là sự gửi gắm tâm tư, niềm hy vọng của con người xứ Huế về một năm mới tốt lành.
Theo quan niệm truyền thống dân gian, việc dựng cây nêu ngày Tết mang ý nghĩa chính là để xua đuổi ma quỷ và những điều bất hạnh năm cũ, cầu mong năm mới tốt lành. Trong “Sự tích cây nêu ngày Tết” đại ý kể rằng do quỷ chèn ép người, hàng năm đều thu hết hoa lợi do con người trồng cấy, Phật thấy vậy bèn giúp người trừ quỷ.
Phật bảo người trồng cây nêu (dùng một cây tre thật cao), Phật treo chiếc áo cà sa lên đầu ngọn cây và thỏa thuận với quỷ rằng bóng áo phủ đến đâu sẽ là đất do con người quản lý và thu hoạch hoa lợi, phần còn lại thuộc về quỷ. Quỷ đồng ý, Phật dùng thần thông cho bóng chiếc áo phủ khắp mặt đất khiến quỷ không còn chỗ trú thân và bị đuổi ra biển Đông.
Tuy nhiên, hàng năm chúng vẫn quay về đất liền để tìm tổ tiên và kiếm ăn. Để tránh bị chúng quấy nhiễu, con người bèn dựng cây nêu trên ngọn treo miếng vải, sau đổi thành lá bùa và chiếc khánh bằng đất nung khi gió rung tạo ra tiếng động để xua đuôi quỷ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm