Huế những ngày cuối tháng tư
Trở lại Huế sau hơn 30 năm dài, tôi bồi hồi ngắm từng ngõ ngách để tìm kiếm điểm thân quen. Kia rồi con đường đi vào Đại nội ngày xưa nho nhỏ với những hàng cây, bóng dáng chiếc áo dài màu tím thân thương của những cô gái bán bún thướt tha dịu dàng. Một nét đặc trưng, không nơi nào có được.
Tôi còn nhớ rất rõ cô bán bánh mì giọng nói ngọt ngào, em cứ vào nhà tắm giặt thoải mái, rồi mua bao nhiêu thì mua. Cả nhóm chúng tôi vui mừng trước sự nhiệt tình của cô hàng bánh mì và cảm ơn rối rít. Thời ấy, có được cái nơi để dừng chân để sinh hoạt cá nhân là tốt biết mấy. Cô nói:
- Con cô vào học ở Sài Gòn, cô giúp mấy cháu như vậy, chắc chắn con cô ở đấy cũng sẽ có người quan tâm cho nó.
Lúc đó, chúng tôi là những thanh thiếu niên chỉ chừng mười mấy tuổi, nhiều hơn nữa là hơn hai mươi, vô tư hồn nhiên và cười thích thú vì được tham quan, được nghe những giọng nói ngọt ngào của các cô bán hàng ăn, hàng nón và quà lưu niệm. Trong suốt chuyến đi cùng quý sư, ngoài những thời kinh, được ăn cơm ở chùa, thì trên đường đi, chúng tôi chỉ ăn toàn bánh mì với muối tiêu hoặc các loại bánh lá dừa, bánh gai vậy mà vui. Được nhìn những thắng cảnh hai bên đường, những cuộc sống người dân trong thoáng qua....
Ban Văn hóa Trung ương khảo sát thực địa tại Huế đề án 'di sản và kiến trúc'
Tôi giật mình khi nghe tiếng còi xe và bác tài dừng lại.
- Tới rồi nhé, khách sạn Điện Biên kia.
Tôi cảm ơn và với tay xách ba lô bước xuống xe…
Được sự tiếp đón của Ban tổ chức, sắp xếp nơi nghỉ xong, tôi để mọi thứ vào phòng và tìm một quán cơm chay...
Lang thang giữa cái nắng tháng tư cháy bỏng, không một chiếc nón, không áo khoác, cứ đến đoạn có hàng cây là tôi ghé chân tránh nắng, tiện thể quan sát cảnh vật nơi đây. Vẫn bình yên hiền hòa như ngày nào. Dòng sông bên cầu Bến Ngự trong những câu hát xa xưa, lặng lẽ trôi cùng với cơn gió thoáng qua.
Dạo quanh chợ Bến Ngự, cũng như bao chợ khác, bày bán các mặt hàng tiêu dùng và thức ăn đồ uống nhưng tìm mãi không thấy hàng cơm chay, thế là nhờ vào một đồng nghiệp trợ giúp, một hộp cơm rau và đậu hủ để qua bửa.
Cả hai thưởng thức, cafe cùng sinh tố Huế đặc biệt. Nghỉ ngơi khoảng một giờ thì đến lúc tập trung về chùa Từ Đàm, nơi diễn ra Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin truyền thông Phật giáo thời đại 4.0.
Chuẩn bị vào hội trường, tất cả chư tôn đức tăng ni, cư sĩ Phật tử đều phải đo thân nhiệt, mang khẩu trang suốt khóa học.
Trong hai ngày hơn 400 học viên đã được nghe những chuyên đề về Tăng ni với việc giữ gìn hình ảnh đạo Phật thông qua truyền thông, đề tài này thu hút mọi người bởi những chi tiết mà Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân, trình bày. Giúp cho tất cả học viên hiểu rõ hơn đặc điểm chung của Phật giáo và Phật giáo Việt Nam. Vai trò tăng ni cũng như cư sĩ Phật tử trong việc giữ gìn hình ảnh Phật giáo trong thời kỳ công nghệ thông tin.
Với đề tài một số vấn đề về thông tin truyền thông Phật giáo dưới góc nhìn luật pháp. Ông Trương Quốc Hưng - Phó chánh văn phòng Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam, giúp mọi người nhận thức được việc viết thế nào đưa hình ảnh thế nào để không vi phạm luật, mà vẫn tôn cao giá trị Phật giáo trong đời sống.
Còn ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng cục báo chí - Bộ truyền thông và thông tin phân tích các vấn đề về góc nhìn từ công tác truyền thông thời đại 4.0 .
Ở phần góc nhìn truyền thông Phật giáo và quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, được nhiều học viên trao đổi nhất là phân biệt từ ngữ trong tôn giáo, việc xử lý khủng hoảng truyền thông, những thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến Phật giáo. Vấn đề này cần được sự phối hợp kịp thời giữa Bộ thông tin và các bộ ngành liên quan cùng Phật giáo, cảnh báo trường hợp, bôi nhọ Phật giáo bằng hình ảnh cũng như bài viết không đúng sự thật, xử lý mạnh những youtuber chỉ vì muốn nhiều người xem mà bất chấp nhân quả...
Những ngày cuối tháng tư lẽ ra đất nước tưng bừng kỷ niệm ngày thống nhất, nhưng vì tình hình chung về dịch bệnh, diễn biến phức tap ở một số tỉnh thanh đã làm chùng lại. Tuy nhiên sau lớp học này sẽ tin tưởng rằng mọi người sẽ viết chắc tay hơn, bài viết sẽ phong phú hơn và không nằm ngoài luật quy định.
Kết thúc lớp học ai cũng hoan hỷ vì lĩnh hội nhiều vấn đề mà lâu nay chưa nắm rõ, biết được những điều nên và không trên các trang Phật giáo.
Tôi gấp tài liệu hẹn cùng các liên hữu và quý Thầy đến một điểm trà thất Di Nhiên, dầu trời lất phất mưa đêm, lắng nghe sự trầm tư cùa Huế, hương vị của các loại trà, tìm về kỷ niệm của nhiều năm trước một Huế diu dàng nhớ mãi không quên, những chùa chiền, lăng tẩm đường cây, ao sen...Tôi cũng tìm được ngôi trường mà thây cô đã từng nói: Văn tức là người, học văn tức là học đạo làm người. Cho nên tôi đã thực hiện được để đến hôm nay trở thành một người làm báo trên hệ thống Phật giáo.
Những ngày cuối tháng tư, nắng cháy bỏng nhưng lòng thì ấm lại trước chân tính của mọi người, nhất là quý sư cô và Phật tử chùa Từ Đàm đã đem đến mọi người những bửa ăn thanh tịnh thật ngon, với những món bánh Huế, chè sen...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm