Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hướng về Đại lễ Vesak 2014

Nhân dịp Xuân Giáp Ngọ 2014, TT.Thích Đức Thiện, Phó TTK HĐTS, kiêm Chánh VP I T.Ư GHPGVN đã trả lời phỏng vấn về những hoạt động phật sự của GHPGVN trong năm 2013, một số nét chính về Đại lễ Vesak 2014 được tổ chức tại Việt Nam

Thượng tọa đánh giá thế nào về kết quả hoạt  động phật sự của GHPGVN năm 2013? Kết quả đó tác động như thế nào đến Tăng Ni, phật tử cả nước?

Năm 2013 là năm đầu tiên Tăng ni, phật tử các cấp GHPGVN triển khai thực hiện chương trình hoạt động phật sự theo nghị quyết Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) đề ra.

Ban Thường trực HĐTS GHPGVN đã triển khai nhiều phật sự quan trọng như ban hành Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ V; tổ chức các hội nghị sinh hoạt hành chính Giáo hội để phổ biến, học tập Hiến chương sửa đổi. Đồng thời ban thường trực HĐTS cũng đã chỉ đạo các ban, Viện trung ương kiện toàn và ra mắt nhân sự để triển khai thực hiện các phật sự theo chuyên ngành.

Nhân sự của các BTS GHPGVN các tỉnh, thành phố cũng được kiện toàn theo Hiến chương mới sửa đổi theo tinh thần vừa kế thừa để ổn định Giáo hội, trẻ hóa tạo sự năng động mới thúc đẩy các hoạt động phật sự ở trong nước và ở nước ngoài đáp ứng với yêu cầu của xã hội trong thời đại hội nhập quốc tế.
 TT.Thích Đức Thiện, ảnh: Chí Giác Thông
Năm 2013 khép lại là một năm với nhiều hoạt động phật sự nhộn nhịp, sôi động với phương thức hoạt động được đổi mới và hiệu quả của công tác phật sự. Giáo hội đã đẩy mạnh công tác hoằng pháp và phát triển tổ chức của mình phục vụ nhu cầu của đồng bào các dân tộc tại vùng miền núi phía Bắc và Tây nguyên cũng như tại các vùng biển đảo xa xôi của Tổ quốc.

Cụ thể, Giáo hội đã ra Quyết định thành lập và ra mắt BTS GHPGVN tỉnh Lào cai, Hà Giang, Sơn La. Trong tổng số 63 tỉnh, thành phố cả nước, hiện nay chỉ còn tỉnh Điện Biên và Lai châu đang trong quá trình hiệp thương trao đổi giữa T.Ư GHPGVN với chính quyền địa phương để tiến tới thành lập Giáo hội địa phương tại hai tỉnh miền núi trong năm 2014. Nhiều đồng bào các dân tộc tại các tỉnh miền núi khu vực Tây nguyên được Quy Y Tam Bảo với số lượng đông góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, gìn giữ các giá trị văn hóa bản sắc và ổn định đời sống định cư cũng như giữ vững an ninh trật tự tại các vùng biên giới.

Trong năm 2013, GHPGVN cũng đã hoàn thành 03 chùa tại quần đảo Trường Sa, nâng số chùa lên 06 ngôi Tam Bảo tại khu vực quần đảo. Đồng thời Giáo hội đã bổ nhiệm thêm 2 vị sư tăng thuộc GHPGVN 
tỉnh Khánh Hòa tiếp tục trụ trì tại các chùa quần đảo Trường Sa.

HĐTS GHPGVN đã khởi công và đang xây dựng chùa Phật Tích Trúc Lâm bản Giốc tại khu vực thác bản Giốc, huyện Trùng Khánh, tỉnh cao bằng phục vụ đồng bào các dân tộc và đẩy mạnh khai thác du lịch tại thác bản Giốc, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh và tăng cường hợp tác hữu nghị tại vùng cực bắc biên giới của Tổ quốc.

Năm qua là một năm với nhiều lễ hội Phật giáo mang tầm quốc gia như Đại lễ Tưởng niệm 705 năm Phật hoàng Trần nhân Tông. Khánh thành an vị Thánh tượng Phật hoàng tại Yên Tử; Lễ tưởng niệm lần thứ 50 Bồ tát Quảng Đức và chư Thánh Tử đạo…công tác hoằng pháp, giảng dạy giáo lý Phật giáo và hướng dẫn cho đồng bào phật tử cũng có nhiều đổi mới về phương pháp và hình thức sinh hoạt đạt được những thành tựu nổi bật đem lại sự an lạc, niềm tin cho các phật tử.

Nhiều khóa tu, tuần lễ văn hóa Phật giáo và sinh hoạt của các câu lạc bộ phật tử, nhất là trong giới trẻ thanh niên, sinh viên đã thực sự đem lại hiệu quả, sự bổ ích được xã hội đánh giá cao góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa, nâng cao giá trị đạo đức truyền thống cho giới trẻ.
 
Công tác đối ngoại và hoạt động quốc tế của GHPGVN ngày càng mở rộng và có sự chủ động trong các quan hệ quốc tế với những đóng góp, sáng kiến mang tính định hướng nâng tầm các hoạt động của Phật giáo thúc đẩy hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia là thành viên sáng lập của Liên minh Phật giáo Thế giới tại Ấn Độ, chủ động đề xuất với Ủy ban tổ chức quốc tế Liên hợp quốc đại lễ Vesak 2014 tại Việt Nam.

Giáo hội cử nhiều đoàn đi tham dự các hội nghị, hội thảo và giao lưu hữu nghị với các quốc gia và các giáo hội, hệ phái Phật giáo các nước như: Ấn Độ, Trung quốc, Srilanka, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Nhật Bản…Đồng thời, Giáo hội cũng chủ động mời và đón tiếp các phái đoàn Phật giáo các nước đến thăm Việt Nam như đoàn Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Hệ phái Hoa nghiêm tông Nhật Bản, đoàn Phật giáo dòng Drukpa, Ấn Độ, Thái Lan, vùng lãnh thổ Đài Loan…

Tiếp đón các tổ chức quốc tế đến tìm hiểu về Phật giáo và GHPGVN, như: Đoàn Phó Tổng thống Ấn Độ, đoàn Tổ chức ân xá quốc tế trụ sở tại Hoa Kỳ, Quỹ Hòa giải và phát triển của Mỹ, Tạp chí Temas của Cu Ba…các phái đoàn Đại sứ quán Mỹ, Canada, Úc, Israel...

Đặc biệt đại diện lãnh đạo GHPGVN đã tham gia đoàn chủ tịch nước thăm chính thức Hoa Kỳ, Giáo hội đã tổ chức các đoàn đi hoằng pháp phục vụ bà con Việt kiều tại Đông Âu như: Liên bang nga; Ucraina, Ba Lan; Cộng hòa Séc, Hungary và Đức để hướng dẫn và tổ chức Đại lễ Phật đản, lễ Vu lan báo hiếu cho đồng bào phật tử Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Đông Âu.

Sau Đại hội nhiệm kỳ VII, hoạt động phật sự của các ban, Viện T.Ư GHPGVN và các địa phương đạt được nhiều thành quả tốt, có định hướng chỉ đạo và có sự phối hợp trong hoạt động phật sự giữa các ban, Viện T.Ư và các Giáo hội địa phương. Nhiều lễ hội, tuần lễ văn hóa Phật giáo, hội thảo khoa học và hội thảo quốc tế đem lại thành công là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban, Viện chuyên ngành của HĐTS.

Đặc biệt là với sự thành lập 03 ban mới: Ban TTTT; Ban Pháp chế; Ban Kiểm soát đã thể hiện một bước tiến mới trong việc thúc đẩy phong trào phật sự và sự tương tác với xã hội góp phần thực hiện mục tiêu ích Đạo, lợi Đời.

Những thành tựu tiêu biểu trong công tác phật sự trên đây đã đem lại niềm khích lệ lớn lao cho Tăng ni, phật tử Việt nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài tăng trưởng niềm tin giác ngộ trong con đường thực hành giáo lý của đức Phật, phát huy truyền thống Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của GHPGVN trong thời kỳ đổi mới của đất nước và hội nhập quốc tế.

Năm 2014, sẽ diễn ra Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (UN Vesak 2014) tại Việt Nam, với tư cách là Tổng thư ký của Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ, Thượng tọa cùng với GHPGVN có chương trình, kế hoạch như thế nào để tuyên truyền ra thế giới về sự kiện trọng đại này?

Ngày 15/12/1999 tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 54, mục 174 của chương trình nghị sự Liên Hợp quốc đã chính thức công nhận Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp (kỷ niệm đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Niết Bàn, thời gian tương đương với tháng 5 DL) là đại lễ Vesak
 
LHQ, và hàng năm được tổ chức trọng thể tại Trụ sở chính của Liên Hợp quốc tại new York, cũng như các văn phòng LHQ tại các khu vực, và Đại lễ Vesak LHQ đã trở thành một trong các hoạt động văn hoá mang tính quốc tế của Liên Hợp quốc nhằm tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại.

Được sự chấp thuận của Chính phủ tại công văn số 863/TGCP-PG ngày 18/9/2013 của BTG Chính phủ; công hàm số 614 ngày 04/9/2013 của Bộ Ngoại giao, vào ngày 28-29/9/2013, sau khi xem thư đăng cai chính thức của GHPGVN số 177 ngày 23/9/2013 do HT.Thích Trí Tịnh - Chủ tịch HĐTS đề xuất tại Văn phòng Viện trưởng của Đại học mahachulalongkorn, Hoà thượng GS.TS. brahmapundit chủ tịch Ủy ban tổ chức quốc tế ICDV đã căn cứ vào Hiến chương đại lễ Vesak LHQ ủng hộ và chấp thuận GHPGVN đăng cai Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 11 và Hội thảo Phật giáo quốc tế tại chùa bái Đính, từ ngày 7 - 11/5/2014 với chủ đề chính của Đại lễ Vesak LHQ 2014 là “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”.

Đại lễ Vesak 2014 dự kiến sẽ tiếp đón khoảng 10,000 người tham dự lễ hội, bao gồm 1500 lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các Giáo sư, Tiến sĩ, học giả Phật giáo cũng như các phật tử hành trì thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ 90 - 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và 8500 đồng bào phật tử và nhân dân Việt Nam. Đại lễ Vesak LHQ 2014 sẽ do GHPGVN đăng cai chủ trì, với sự phối hợp tổ chức của uỷ ban Tổ chức Quốc tế (ICDV), sự giúp đỡ và bảo trợ của chính phủ Việt nam.

Đây là lần thứ 2 Đại lễ Vesak LHQ được tổ chức tại Việt Nam sau thành công của Đại lễ Vesak lần tổ chức ở Việt Nam vào 5/2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình. Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ đã chính thức trở thành tổ chức trực thuộc Ủy ban Kinh tế - Xã hội của LHQ, sự kiện tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2014 là sự kiện đối ngoại quan trọng góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt nam trong hội nhập quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam đối với LHQ.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước và quốc tế, đặc biệt là thông qua các bạn bè quốc tế là các đại biểu tham dự Đại lễ chúng ta có cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt nam, tăng cường các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và góp phần phát triển du lịch tâm linh, sinh thái.

Năm cũ sắp qua, năm mới đang đến gần, Thượng tọa có nhắn gửi gì đến Tăng Ni, phật tử cả nước?

Nhân dịp năm Quý Tỵ sắp qua, chào đón năm Giáp Ngọ, xin kính chúc chư tôn đức GHPGVN và toàn thể tăng, ni, phật tử một năm mới đại an lạc, đại hoan hỷ, đại hòa hợp. Từ hình tượng bạch mã trong cuộc đời đức Phật và Thánh Gióng trong văn hóa Việt Nam, chúng ta tin năm Giáp Ngọ là một năm của sức mạnh, sự kiên trì nhẫn nại, sự sáng tạo, và thành công, sự hòa hợp đoàn kết tập trung trí tuệ trong tăng ni, tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2014 tại Bái Đính, Ninh Bình và khắp nơi trong cả nước để kính dâng lên Đức Từ phụ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni!

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1 năm 2014, xuân Giáp Ngọ

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bài thơ về cơm chùa

Phật pháp và cuộc sống 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Phiên chợ 0 đồng tại Điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (TP.Thủ Đức)

Phật pháp và cuộc sống 15:20 26/04/2024

Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 ÂL), Thượng tọa Thích Đạo Phước, Ủy viên HĐTS, Phó ban - Chánh Thư ký Ban TTTT TƯGH, trụ trì chùa Thiền Giác (phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, TP.HCM) kết hợp cùng Uỷ ban MTTQVN phường Phú Hữu tổ chức Phiên chợ 0 đồng chủ đề "Phú Hữu nghĩa tình - Kết nối chia sẻ yêu thương”.

Thấy chú rùa bị bán ở ven đường, cô gái đã vận động giải cứu thành công

Phật pháp và cuộc sống 14:50 26/04/2024

Hôm qua, 25/4 là ngày đặc biệt của Phật tử Giác Sen (quê Nông Sơn, Quảng Nam, đang làm việc tại TP.Đà Nẵng) vì đã cùng những người bạn giải cứu thành công "bạn rùa" đang bị bán để lấy thịt.

Tưởng vậy nhưng không phải vậy

Phật pháp và cuộc sống 11:34 26/04/2024

Từ Khổng Tử, một hiền triết, cho đến Trương Sinh, một con người đa nghi, đều không tránh khỏi được “TƯỞNG là vậy mà không phải là vậy”.

Xem thêm