Nhớ lời dạy vì người, vì mình của Đức Phật
Trong tất cả hoàn cảnh, ta cứ vận dụng 4 lời khuyên giản dị trong kinh Phật để định hướng cho hành vi ứng xử của mình...
1. Tết rồi về nhà, mẹ bày bộ tách trà đẹp ra tiếp khách. Mới qua mấy ngày, mẹ lúi húi xếp vào hộp cất đi, lấy lại bộ tách trà cũ ra dùng. Hỏi mẹ tại sao, mẹ bảo đồ đẹp để dành tiếp khách. Tôi phản đối. Đồ đẹp, phải để phục vụ mình trước tiên, bởi mình phải nhọc công lao động để làm ra nó.
2. Bạn giặt quần áo, lộn trái tất cả để phơi. Hỏi bạn tại sao, bạn bảo phơi bề mặt nắng làm quần áo nhanh xuống màu, mặc ra đường người ta trông xấu. Tôi phản đối. Bề trái mặt vào người, khi phơi bụi bám mặc vào mất vệ sinh. Màu có phai thì người khác nhìn xấu đi một chút, nhưng cảm giác thoải mái sạch sẽ của bản thân thì cần được chú trọng hơn nhiều.
Quan sát những việc nho nhỏ từ trong nhà ra ngoài ngõ, tôi nhận ra thường thì có vẻ như chúng ta hay sống cho người. Nhưng ngẫm kỹ, những cách sống đó là ta đang vì mình chứ không phải vì người, bởi cuối cùng thì ta cũng muốn được người công nhận. Vậy nhưng sự công nhận ấy có đáng để ta hy sinh đi tiện nghi của chính bản thân mình?
3. Hôm nay ở quầy tính tiền siêu thị, tôi đang chờ đến phiên thanh toán thì một chị xách chiếc làn có mấy món đồ đến sau cùng với con gái tầm 9-10 tuổi. Chị bảo tôi nhường chị thanh toán trước bởi chị ít đồ hơn. Con gái chị đã lớn và đang vui vẻ đứng chờ mẹ, không phải là đối tượng cần ưu tiên. Tôi nhẹ nhàng từ chối. Chị tỏ vẻ khó chịu, nói bâng quơ: “Trông xinh đẹp lịch sự mà nhỏ mọn thế!”.
Tôi im lặng thanh toán và nói với chị trước khi rời quầy: “Chị ạ, hôm nay mình từ chối không phải vì mình, mà vì con gái chị.”
4. Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2016 của Liên Hiệp quốc, Singapore được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và xếp thứ 22 trên thế giới về chỉ số hạnh phúc.
Đọc khảo sát này, tôi nhớ lại một câu chuyện do một nữ phóng viên tờ báo Guardian uy tín của nước Anh kể lại. Bà mang thai lúc đến Singapore và trong một lần lên tàu điện ngầm, bà mệt nhọc đến mức phải ôm đầu ngồi thụp xuống sàn, vậy nhưng không một ai đứng lên nhường chỗ hay quan tâm đến bà. Theo góc nhìn của bà, Singapore là một quốc gia bất hạnh, bởi thước đo giá trị bằng vật chất và nhịp sống tất bật đã làm mất đi lòng trắc ẩn của con người, khiến họ chỉ biết đến mình mà quên đi người khác.
Những chuyện vì ta, không vì người như thế có thể bắt gặp khắp nơi, đủ mọi lứa tuổi và thành phần kinh tế. Đó có phải là hệ quả của nhịp sống gấp gáp, hay là lỗi nhận thức chưa có sự cảnh tỉnh của xã hội?
Sự tách bạch những hành vi ứng xử nào nên vì người và nên vì ta xem ra cũng còn lắm mơ hồ. Tuy nhiên, trong tất cả hoàn cảnh, ta cứ vận dụng 4 lời khuyên giản dị trong kinh Phật để định hướng cho hành vi ứng xử của mình:
1. Lợi mình - hại người: Không làm
2. Lợi người - hại mình: Không làm
3. Hại mình - hại người: Không làm
4. Lợi mình - lợi người: Hãy làm
Nếu muốn đơn giản nữa thì chỉ cần nhớ lời khuyên số 4, với chữ “lợi” không chỉ về vật chất mà còn cả cảm xúc và tinh thần. Biết nghĩ cho nhau, vì người mà cũng vì ta, cuộc sống vốn khó khăn cũng sẽ nhiều phần nhẹ nhõm.
______
(*) Tác giả là giảng viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh và Tư duy biện luận tại Đại học Quốc tế và Viện Đào tạo Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Phật pháp và cuộc sống 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Phật pháp và cuộc sống 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Phật pháp và cuộc sống 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Ra đi để biết nẻo về
Phật pháp và cuộc sống 13:50 01/11/2024Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.
Xem thêm