Ích kỷ là gì?

Ích kỷ là từ suy nghĩ, lời nói, hành động, cho đến việc làm, đều chỉ vì lợi ích của chính mình, không biết sẻ chia hay nhường nhịn với bất cứ một ai. Người sống ích kỷ chỉ biết đến lợi lạc cho riêng mình. Còn việc ấy gây tổn hại cho người, dù thân hay sơ, họ cũng chẳng quan tâm đến

Ích kỷ là gì?

“Ích” ở đây nghĩa là lợi ích, “kỷ” nghĩa là mình. Ích kỷ là từ suy nghĩ, lời nói, hành động, cho đến việc làm, đều chỉ vì lợi ích của chính mình, không biết sẻ chia hay nhường nhịn với bất cứ một ai. Người sống ích kỷ chỉ biết đến lợi lạc cho riêng mình. Họ luôn tự cho rằng mình có quyền được như thế. Còn việc ấy gây tổn hại cho người, dù thân hay sơ, họ cũng chẳng quan tâm đến.

Về mặt đời, ích kỷ gây nên bao nhiêu chướng ngại trong cuộc sống. Như Thầy Minh Niệm bảo: 

Ích kỷ là thái độ sống nông cạn và tầm thường nhất của con người “Bản năng con người cũng như bao nhiêu sinh vật khác: Luôn giành mọi quyền lợi cho cái tôi của mình. Đó là thái độ sai lầm lớn nhất đối với một cá thể, đang chịu tương tác cùng vô số cá thể khác xung quanh để tồn tại. Chính sự sai lầm này đã dẫn đến thế mất cân đối trầm trọng: Một bên là nguồn năng lượng nuôi dưỡng quá lớn từ vạn vật trong khắp vũ trụ gửi đến. Và một bên là thái độ sống chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.

Công bằng mà nói, hoa đào vốn tiếp nhận rất ít quyền lợi từ thiên nhiên nhưng nó đã sống hết mình để dâng tặng cho đời tất cả giá trị của nó. Còn ta, tuy được nhân danh là kẻ hiểu biết nhất nhưng thử hỏi ta đã sống như thế nào và đã làm gì cho cuộc đời này?

Đừng nói chi xa xôi. Với những người thân yêu sống bên cạnh mà ta chẳng mấy khi quan tâm đến những khó khăn hay ước vọng sâu sắc của họ. Đầu óc ta lúc nào cũng lo nghĩ đến cách kiếm được nhiều tiền, thăng tiến địa vị, thu hút sự chú ý và ngưỡng mộ của nhiều người. Làm như thể mọi người phải có trách nhiệm thương yêu và giúp đỡ mình, còn mình thì được “đặc quyền” không phải có trách nhiệm với bất cứ ai.

*Thật ra ta cũng đã từng cố gắng giúp đỡ vài người. Nhưng chưa bao giờ nghĩa cử cao đẹp ấy lại không kèm theo bất cứ điều kiện nào. Ít nhất đối tượng ấy phải dễ thương, quý mến ta. Hoặc họ phải tỏ ra trân quý những gì ta mang đến cho họ.

Trong tình cảm cũng vậy. Ta nghĩ mình đã hết lòng yêu thương người ấy. Nhưng sự thật là ta đang nghiện cảm xúc của họ mà không thể dứt ra được. Ta tưởng mình cũng rất cao thượng khi quyết định tha thứ cho những lầm lỡ của họ. Nhưng sâu thẳm bên trong thì ngược lại: Ta tha thứ là vì ta sợ họ sẽ không còn yêu thích và thân thiện với ta nữa. Hoặc là vì ta muốn chứng tỏ tấm lòng độ lượng của mình trước mọi người. Dường như ta chưa bao giờ làm việc gì mà không mang theo cái tôi hưởng thụ. Nó đã trở thành thứ “nhân sinh quan” của thời đại.

Sự thật, ích kỷ là thái độ sống nông cạn và tầm thường nhất của con người. Không những không muốn trải lòng giúp đỡ ai, mà còn luôn len lỏi vào mọi ngõ ngách để rút tỉa quyền lợi. Có lẽ, đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hệ quả: Con người tuy được hưởng thụ nhiều nhất nhưng lại là kẻ chịu khổ đau nhiều nhất.”

Hình minh họa

Hình minh họa

Về mặt Đạo, Ích kỷ họa hại cho hành giả vô cùng. Bởi Phật pháp lấy lợi tha làm nền tảng của muôn pháp. Cho nên người ích kỷ thì tâm cùng pháp chẳng tương ưng, không thể vào được đạo. Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy: 

“Người tu đạo như chúng ta dễ phát tâm dũng mãnh, nhưng khó mà lập chí cho vĩnh cửu lâu dài. Đó cũng là nói, phát tâm nhất thời, ai cũng có thể làm được đến nơi đến chốn. Nhưng nếu ngày ngày mà năng chiếu soi chí nguyện và tông chỉ của mình để làm theo, tức là điều không dễ làm.

Bởi vì con người không thể giữ tâm được thường hằng bất biến. Dẫu biết rõ tu hành vốn là việc tốt. Nhưng sau một thời gian lâu thì chúng ta lại giải đãi lười biếng. Chúng ta quên mất tâm đạo, rồi để lòng tự tư ích kỷ của mình nắm hết quyền hành. Người tu đạo nếu dứt trừ được lòng ích kỷ, thì sẽ không có vấn đề gì và phiền phức gì cũng không còn. Nếu quý vị không có tâm ích kỷ, quý vị cũng sẽ không tranh, sẽ không tham, và sẽ không có mong cầu. Quý vị cũng sẽ không có cái ngã to lớn. Quý vị cũng sẽ không nghĩ đến lợi lạc cho riêng mình và càng sẽ không vọng ngữ.

*Vì sao chúng ta có quá nhiều tật xấu như thế? Là bởi cái tâm tự tư ích kỷ tác quái đó. Kẻ thù của người tu đạo là ai? Thật ra, kẻ thù thật sự không phải là Ma Vương, mà là tâm tự tư ích kỷ. Tâm ích kỷ chính là ác tri thức của ta. Nó khiến cho chúng ta quên mất tâm đạo. Một khi lòng ích kỷ riêng tư nổi lên, nhất cử, nhất động, từng lời nói, từng việc làm của mình cũng đều là ích kỷ. Bởi vậy mình làm việc gì cũng không thành công, làm chuyện gì cũng bị hư hại. Mà nếu có thành công thì cũng là hư vọng. Bởi sự thành công đó không phải là mình đạt được từ trí tuệ, công đức chân thật.

Con người vì sao không có trí tuệ chân chánh? Đó là bởi họ có lòng tự tư ích kỷ. Cho nên từ thủy tới chung, người ta không thể đạt được trí tuệ chân chánh. Thời gian lâu dần, người tu hành bị thối lui tâm đạo, rồi quên mất chí nguyện phát tâm ban đầu của họ. Cho nên họ cứ trì kéo, dây dưa không dứt khoát hẳn hoi. Đó chính là đại chướng ngại của người tu đạo.

Đại chướng ngại đó từ đâu mà sanh ra? Là từ lòng ích kỷ phát sanh. Nếu quý vị có thể giác ngộ được những câu nói trên và đuổi mấy con trùng lười biếng giải đãi chạy hết, như thế quý vị sẽ đạt được mối thu hoạch to lớn.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lòng chí thành cảm hóa được người âm

Phật pháp và cuộc sống 13:48 08/01/2025

Lòng chí thành chí kính có thể hóa giải được chướng nạn. Cái điểm quan trọng là mình có thật sự thành tâm chí thành để điều giải hay không?

Lòng người ích kỷ như giếng sâu không đáy…

Phật pháp và cuộc sống 14:41 07/01/2025

Người ta hay nghĩ là, ích kỷ là chuyện nhỏ xíu, rằng nó chỉ là đôi lần tranh phần, đôi chút giành giật những điều mong muốn.

Nam bác sĩ hồi sinh nhờ lá phổi từ người hiến chết não

Phật pháp và cuộc sống 11:11 07/01/2025

Bác sĩ 28 tuổi mắc bệnh phổi nặng, thời gian sống chỉ tính bằng tuần, may mắn hồi sinh nhờ được ghép hai lá phổi hiến của người cho chết não.

Truyện ngắn: Mả hủi

Phật pháp và cuộc sống 09:05 07/01/2025

Mùa bốc mả năm nay, khu mả làng tôi nhộn nhịp thợ xây, thợ đá… đêm nào đèn điện cũng sáng trưng. Trong làng, hầu như ngày nào cũng có tiếng lợn kêu vì bị chọc tiết.

Xem thêm