Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/07/2020, 08:35 AM

Kẻ thù của ta là ai?

Thân sẽ là kẻ thù khi chúng ta sử dụng nó không đúng nghĩa, gây tại họa cho mình và người. Và thân sẽ là bạn nếu chúng ta biết dùng nó để tu tập, giải thoát. Người học Phật đừng bao giờ làm nô lệ cho thân.

Đức Phật không thấy ai là kẻ thù

Chắc chắn 90% người đời cho rằng kẻ thù của họ chính là một ai đó gieo rắc những đau khổ trong cuộc sống của mình; ai đó đã cản trở đi, lấy mất đi những điều mà họ đang hoặc muốn sở hữu. Nhưng có mấy nhận ra rằng: Kẻ thù lớn nhất của mình chính là bản thân mình! Để hiểu thêm điều này, mời bạn tham khảo qua đề tài: Kẻ thù của ta là ai?

Người không thù hận là người hạnh phúc nhất! 

Mỗi người đều có khả năng mang đến sự bình an cho chính mình, nhưng chủ yếu là bản thân không có phương pháp. Và trong muôn vàn nỗi thống khổ thì oan trái hận thù làm chúng ta khó chịu, dằn vặt, ngột ngat, bức bối nhất, bởi nó thuộc dạng phiền não, sân hận. Đối trước hận thù, chúng ta thường cho qua hoặc sẽ trà thù.

Nhưng Đức phật dạy rằng: Hạnh phúc thay giữa những người hận thù nhưng sống không hận thù và chúng ta không sống hận thù giữa những người sống hận thù.  Đó là những người rất hạnh phúc!

Chúng ta thường bị vướng mắt bởi những yếu tố bên ngoài rồi cho nó là kẻ thù lớn nhất để rồi khắc sâu trong tâm. Nhưng có những thứ đáng thù, chúng ta lại không thù. Đó là chính là: già nua, bệnh tật, ốm đau,…Không ai muốn và không ai chấp nhận điều này nhưng thực tế, chúng ta không thể trốn chạy được quy luật tự nhiên này.

Thân sẽ là kẻ thù khi chúng ta sử dụng nó không đúng nghĩa, gây tại họa cho mình và người.

Thân sẽ là kẻ thù khi chúng ta sử dụng nó không đúng nghĩa, gây tại họa cho mình và người.

Kẻ thù của ta là chính ta

Trong 14 điều Phật dạy, điều đầu tiên chính là: Kẻ thù lớn nhất của chúng ta chính là bản thân chúng ta. Đây cũng là lời giải đáp của câu Kẻ thù của ta là ai?

Trong Lão Tử đạo đức kinh có câu: «Ta có họa lớn vì ta có thân này», nghĩa rằng: Thân xác này không phải là điều dễ chịu với chúng ta. 

Cũng như đạo Phật có câu: «Có thân phải khổ vì thân» vậy. Đây là câu nói khá trùng hợp với thuyết vô ngã của nhà Phật.

Con người chúng ta thường có bệnh rất nặng, đó chính là đổ lỗi cho hoàn cảnh. Tại sao phải đổ lỗi cho hoàn cảnh khi vạn vật của vũ trụ đều vận động theo quy luật chung của nó? Nếu nó không tạo thuận lợi cho bản thân mình, thì mình lại quay sang trách nó. Còn nếu nó tạo điều kiện tốt đẹp, hợp ý ta thì ta khen ngợi nó. Nếu sống theo một quan điểm, theo một nhìn nhận như thế thì thật quá yêu chiều bản thân và chắc rằng chúng ta sẽ luôn nhận được mọi khổ đau từ cuộc sống.

Cuộc sống không có trách nhiệm phải làm vừa lòng chúng ta. Người đời không có trách nhiệm mang đến niềm vui cho chúng ta. Do đó, ai cũng từng trải qua những đau buồn, phiền lụy trong cuộc sống, bị người khác phản bội, tạo lỗi lầm cho mình. Nhưng nên nhớ rằng : Đời, thà để người lỗi với mình còn hơn để mình lỗi với người.  Dẫu rằng có đau khổ đó, có uất ức đó nhưng cốt lõi chúng ta sẽ không mắc nợ tình cảm ở người khác, chúng ta sẽ không dằn vặt lương tâm sau này.

Trở lại vấn đề vì sao nói: Kẻ thù của ta là chính ta? Cụ thể hơn chính là thân ta. Vì bản thân chúng ta chính là kẻ phản bội lớn nhất!

Người học Phật đừng bao giờ làm nô lệ cho thân!

Người học Phật đừng bao giờ làm nô lệ cho thân!

Chiến thắng kẻ thù lớn nhất đời người

Ai cũng yêu thương bản thân này, cũng xem thân thể là vàng ngọc nên trao chuốc, cung phụng nó đủ điều. Mua quần áo đẹp, trang điểm thu hút để thân xác này lộng lẫy để được người khác khen ngợi. Mua đồ ăn ngon để nó được thỏa mãn vị giác, để khỏe mạnh. Rồi cũng chính để nó thỏa mãn cái tham lam, sân hận và si mê, chúng ta tạo nên những ác nghiệp để rồi phải gánh lấy hậu quả đến muôn kiếp. Nhưng rồi cái thân này có nghe lời chúng ta không?

– Khi bệnh tật, ốm đau thân xác, chúng ta kêu nó đừng làm chúng ta đau nữa, đừng hành hạ chúng ta nữa, nó có nghe và làm theo không?

– Khi già nua, da vẻ xấu xí, bị người cười chê, chúng ta bảo nó thôi đừng già nữa, hãy trẻ mãi đi, nó có nghe lời chúng ta không?

–  Và khi đối diện với tử thần, chúng ta kêu nó đừng chết nó có sống mãi không?

Do đó, một vị hòa thượng ví cái thân mạng của chúng ta còn thua một con chó. Con chó nếu cho nó ăn, bảo nó nghe lời. Nhưng thân thể này, chúng ta cung phụng, chiều chuộng, năn nỉ nó rất nhiều, thậm chí vì cái mong muốn của nó mà chúng ta bất chấp nguy hiểm, tội báo mà nó cũng đâu nghe lời chúng ta. Chúng ta nuôi dưỡng nó là một chuyện, còn nó muốn làm gì là chuyện của nó. Há chẳng phải nó chính là kẻ phản bội, chính là kẻ thù của chúng ta hay sao?

Cho nên, Đức Phật dạy chúng ta đừng quá quan tâm nhiều đến bản thân vì lo rằng chúng ta sẽ không vượt qua nỗi khổ khi chúng 'phản bội' ta!

Vì vô mình, vì chấp ngã, chúng ta không thể nhận ra kẻ thù này. Kẻ thù bên ngoài, chúng ta trốn tránh hoặc đánh bại được nhưng kẻ thù bên trong khó ai nhận ra mà điều phục nó được.

Điều này có nghĩa rằng: Chúng ta hoàn toàn không thể điều phục được thân theo quy luật của nó (nghĩa là quy luật sanh, già, bệnh tử, quy luật về đau đớn thể xác khi có nhiều yếu tố tác động đến) NHƯNG chúng ta hoàn toàn có thể điều phục được tâm! Bản thân chúng ta chỉ tồn tại theo quy luật, chúng ta chỉ tuyên chiến với nó để kiềm chế giữa ta và thân, hoặc lái cảm xúc của mình qua cảm giác khác để loại trừ cảm xúc ta và cảm xúc thân, hướng cảm xúc ta đến cảm xúc khác.

Một người càng yêu quý, nâng niu, chăm bẫm bản thân kỹ đến chừng nào sẽ càng khổ đến chừng ấy khi phải đối diện với những sự vô thường của cuộc đời, khi xấu đi, khi già đi, khi bệnh đi, khi bị chê trách,…

Một người càng yêu quý, nâng niu, chăm bẫm bản thân kỹ đến chừng nào sẽ càng khổ đến chừng ấy khi phải đối diện với những sự vô thường của cuộc đời, khi xấu đi, khi già đi, khi bệnh đi, khi bị chê trách,…

 Kẻ thù lớn nhất của con người là chính mình

Cũng ví như những người bị bệnh nan y, ung thư chẳng hạn. Bác sỹ luôn khuyên rằng nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ kéo dài sự sống. Vì sao lạc quan vui vẻ kéo dài sự sống? Bởi trong con người chúng ta có một chất đề kháng tự nhiên rất quan trọng, hơn cả thuốc men. Và nó có được từ sự an vui, lối sống lành mạnh và tinh thần thoải mái. Đó là lý do vì sao mà nhiều người bệnh ung thư kéo dài sự sống hơn so với những gì chuẩn đoán của bác sỹ. Cho nên không có gì lạ khi một người biết niệm Phật, trì chú, làm việc thiện có thể vượt qua căn bệnh ung thư. Không phải là sự mầu nhiệm mà điều đó cho chúng ta thấy được rằng: Trong một vài tình huống, tâm vẫn có thể thắng được quy luật của thân! 

Chúng ta phải biết rằng: Ý thức của con người như ngọn đèn pha vậy. Pha vào hoa sẽ thấy hoa, pha vào rác sẽ thấy rác. Ý thức tồi tệ sẽ dẫn đến suy nghĩ và hành động tồi tệ, bám víu vào những suy nghĩ tiêu cực sẽ tự làm khổ bản thân, sẽ làm gánh nặng cho cuộc đời và người thân.  Cho nên khi chúng ta làm chủ được cảm xúc và làm chủ được tâm sẽ làm giảm đi sự chi phối những ham muốn của thân.

Thân gây đau khổ cho chúng ta là thế nếu chúng ta vô mình mà không nhận diện ra nó. Đừng để thân muốn gì được nó, đừng lúc nào cũng đáp ứng hết những yêu cầu từ nó để rồi nó phản bội chúng ta! 

Nhưng, nói như vậy nhiều người sẽ nghĩ lại rằng: Đạo Phật dạy con người bi quan và ruồng bỏ lấy bản thân?

Trong kinh Na Tiên tỳ kheo, kể lại rằng:

Một hôm vua Di Lan Dà hỏi Na Tiên tỳ kheo rằng: Nếu nói thân là giả tạm, là vô ngã vì sao các thầy lại ăn uống để nuôi thân?

Na Tiên tỳ kheo hỏi lại rằng: Vậy Đức Vua đã từng chinh chiến và bị thương chưa?

Đức Vua đáp: Ta đã từng chinh chiến và bị thương rất nhiều

Na Tiên tỳ kheo lại hỏi: Vậy khi bị thương Ngài có chữa trị không?

Vua Di Lan Dà đáp: Có chứ?

Na Tiên tỳ kheo: Vậy Ngài có yêu vết thương không?

Vua Di Lan Dà: Ta không yêu nó, nhưng ta phải chữa trị nó để nó sớm lành lại, không làm đau ta

Na Tiên tỳ kheo: Cũng vậy, người tu hành phải ăn uống, nuôi dưỡng thân chỉ là muốn dùng thân làm phương tiện cho việc tu học, đạt đến Niết Bàn.

Hạnh phúc thay giữa những người hận thù nhưng sống không hận thù và chúng ta không sống hận thù giữa những người sống hận thù. Đó là những người rất hạnh phúc!

Hạnh phúc thay giữa những người hận thù nhưng sống không hận thù và chúng ta không sống hận thù giữa những người sống hận thù. Đó là những người rất hạnh phúc!

  Ca sĩ Phương Thanh: Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi gặp Phật

Qua câu chuyện trên, chúng ta hiểu được rằng: Thân mạng ai cũng cần và yêu quý cả. Nhưng ở góc độ người có học Phật người ta sẽ nuôi dưỡng thân vì mục đích để tu hành, làm lợi ích cho chúng sanh, cho đạo Pháp. Còn ở góc độ thế gian, người ta nâng niu, chiều chuộng nó để thảo mãn cái dục vọng của bản thân, để hưởng thụ.

Cho nên, một người càng yêu quý, nâng niu, chăm bẫm bản thân kỹ đến chừng nào sẽ càng khổ đến chừng ấy khi phải đối diện với những sự vô thường của cuộc đời, khi xấu đi, khi già đi, khi bệnh đi, khi bị chê trách,…

Nhận diện được kẻ thù của ta là ai? Nhằm mục đích gì?

Nhằm giúp ta không phải vướng mắt vào thể xác này, để chúng ta xem nhẹ nó, không bị nó chi phối, ràng buộc và điều khiển bản thân mình.

Nhằm giúp ta mạnh dạn đối diện với mọi việc xảy ra với bản thân, khi bệnh hoạn, khi già đi, khi xấu đi, khi gặp những điều bất hạnh cho thân thể. Vì thân mạng chúng ta là do duyên hợp, đủ duyên thì thành, hết duyên thì tan. Đó là quy luật, chúng ta phải chấp nhận nó để không khổ đau, không sợ hãi rồi phiền não lại chất chồng.

Nhằm giúp chúng ta có lý tưởng hành đạo giúp đời, phụng sự đời, phụng sự nhân sinh. Có như thế chúng ta mới thấy được cuộc đời đẹp hơn, ý nghĩa hơn và có giá trị hơn thay vì chỉ biết lo cho bản thân mình thì một ngày nào đó nó cũng tàn lụi đi.

Cho nên vì sao những người tu hành, những người làm công tác xã hội họ có tâm hồn thanh thản, khỏe mạnh, lành lặn hơn một người chỉ biết sống cho mình, chỉ biết nghĩ bản thân mình và nghĩ cách chuộc lợi cho chính mình.

Lão tử Đạo Đức kinh có ghi: «Người nào nghĩ cho thiên hạ làm trọng thì giao thiên hạ cho họ. Người nào sống phụng sự cho ng khác thì giao thiên hạ cho họ» . Nghĩa là người biết phụng sự và hi sinh cho người khác thì người này đáng tin cậy hơn!

Cũng thế, Đức Phật cũng dạy người xuất gia là để phụng sự chúng sanh chứ không phải để chúng sanh phụng dưỡng mình. Nếu lầm tưởng điều này, người xuất gia sẽ rất dễ bị đọa đày.

Thân sẽ là kẻ thù khi chúng ta sử dụng nó không đúng nghĩa, gây tại họa cho mình và người. Và thân sẽ là bạn nếu chúng ta biết dùng nó để tu tập, giải thoát.

Thân sẽ là kẻ thù khi chúng ta sử dụng nó không đúng nghĩa, gây tại họa cho mình và người. Và thân sẽ là bạn nếu chúng ta biết dùng nó để tu tập, giải thoát.

 Sống cuộc đời từ bi

Điển hình cho tấm gương phụng sự vì đạo Pháp chính là trong thời Pháp Nạn, Hòa thượng Thiện Hoa đã mang bảng hiệu trước thân với dòng chữ rằng: Tôi nguyện vào tù để thiên hạ hết khổ đau. Đến hình ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức đã thêu thân để làm ngọn đuốc sáng, thức tỉnh sự vô minh của những nhà cầm quyền lúc ấy, và ngọn đuốc này đã tạo sự ủng hộ mạnh mẽ của thế giới dành cho Phật giáo Việt Nam thuở ấy. 

Và còn rất rất nhiều những tấm gương đẹp trong đời, trong đạo, họ đã giác ngộ được sự vô thường của thân, họ đã nhìn nhận được giá trị của thân thể chỉ là phương tiện để tu hành, để phụng sự chứ không vướng mắc vào nó. Đó chính là bài học để chúng ta, những người đang trên bước đường tu học tự thức tỉnh lại bản thân mình.

Thân là phương tiện cần nương tựa để đạt đến sự cứu cánh, không phải là đền thờ tư tưởng để chúng ta phải cung phụng nó! Vì thế, hãy chăm sóc bản thân như chăm sóc vết thương, không yêu thương nó nhưng để nó mau được lành. Và chúng ta cũng nên nhớ rằng: Giá trị của con người không được tính bằng bao nhiêu năm tuổi thọ mà được tính bằng bao nhiêu năm phụng sự cho nhân sinh, làm lợi lạc cho đời.

Tóm lại, đề tài Kẻ thù của ta là ai? Muốn nhắn nhủ chúng ta rằng: Thân sẽ là kẻ thù khi chúng ta sử  dụng nó không đúng nghĩa, gây tại họa cho mình và người. Và thân sẽ là bạn nếu chúng ta biết dùng nó để tu tập, giải thoát. Người học Phật đừng bao giờ làm nô lệ cho thân! 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm