Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/08/2014, 10:09 AM

Khánh Hòa: Chùa Từ Vân phòng thuốc Đông Y trị bệnh cứu người

Chùa Từ Vân tọa lạc tại số 9 đường Trần Nhật Duật, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa do Tổ khai sơn - cố Đại lão HT.Thích Nhơn Trực (1886-1987) kiến lập.

Cổng Tam quan chùa Từ Vân, Nha Trang (Khánh Hòa)
Tổ khai sơn chùa Từ Vân húy thượng Như hạ Chất, tự Tâm Phát, hiệu Nhơn Trực, thuộc đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài thế danh Võ Phương, sinh năm 1890 tại Gò Dưa, Phước Hải nay là phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Ngài là đệ tử của Tổ Phước Tường, húy thượng Thanh hạ Chánh, tự Quảng Đạt, hiệu Phước Tường. Dòng Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 41, ngài là đồng sư với Bồ tát Thích Quảng Đức- Hòa thượng Thích Nhơn Tri, húy thượng Thị hạ Thủy, tự Hạnh pháp. 
HT.Thích Minh Trí tưởng niệm húy nhật Tổ Khai sơn

Ngài khai sơn sáng lập chùa Từ Vân năm 1952, tại số 9 Trần Nhật Duật, phường Phước Tiến, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trên một vùng đất rộng mênh mông giữa lòng thành phố biển, đáp ứng với nhu cầu chiêm bái của đồng bào phật tử vùng đất mới (Xóm Mới). Ngày xưa, lúc mới xây dựng chùa, nơi đây là một bãi cát bao bọc từ đường Trần Nhật Duật giáp với đường Nguyễn Trãi và vòng qua đường Phù Đổng thành một vòng cung ranh giới giữa hai phường Phước Tiến và Phước Hòa.

Toàn cảnh chùa Từ Vân, số 9 Trần Nhật Duật, P.Phước Tiến, Nha Trang (Khánh Hòa)

Sau hơn 60 năm xây dựng và phát triển chùa Từ Vân Nha Trang đã trải qua nhiều lần trùng tu: lần thứ nhất năm 1964, sau mùa pháp nạn Phật giáo miền Nam 1963, sau cơn mưa trời lại sáng. Phật giáo Khánh Hòa, sau pháp nạn 1963 có nhiều khởi sắt đặc biệt, nhiều tự viện được trùng tu, đồng bào phật tử đến chùa mỗi lúc một đông.

Trùng tu lần thứ hai năm 1970, lần thứ ba năm 1974 và trùng tu gần đây nhất vào năm 1988, ngôi chùa có quy mô phạm vũ huy hoàng trang nghiêm tú lệ như hiện nay gồm: Chánh điện, hậu Tổ, đông lan, Tây trúc, nhà trù, phòng thuốc Từ thiện, cổng Tam quan, Tháp Tổ Khai sơn, Bửu tháp Xá lợi, tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề lộ thiên…

Múa Lục Cúng nghệ thuật truyền thống Phật giáo

Đại lão HT.Thích Nhơn Trực ngài không những là Tổ Khai sơn chùa Từ Vân (Nha Trang), mà ngài còn là trú trì chùa Linh Phong, chùa Long Quang (Nha Trang). Ngài là vị gia trì hiển mật uy danh, oai đức một thời của Phật giáo tỉnh Khánh hòa. Ngài là bậc tiền bối đã truyền trao Gia trì hiển mật cho nhiều Tôn đức gia trì hiện nay, đồng thời ngài là Tổ của đoàn Múa Lục cúng hoa đăng (Ninh Hòa). Nói về đoàn Múa Lục Cúng, cách đây khoảng trên 80 năm tại Ninh Hòa có một đoàn Lục Cúng Hoa Đăng gọi tắt là Múa Lục Cúng. Lục Cúng có nghĩa là sáu lần cúng. Tương ứng với mỗi lần cúng là một trong sáu lễ vật cúng dường: hoa, hương, đèn, trà, quả, nhạc. Mục đích của Lục Cúng là nhằm cúng dường chư Phật. Trước hết là tưởng nhớ ân sâu hóa độ của Đức Phật và qua đó, là thực hành hạnh phụng sự chúng sanh, truyền bá chánh pháp. 

Đoàn Múa Lục cúng Ninh Hòa đã từng lưu diễn nhiều nơi trong và ngoài tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận. Sự hình thành và hoạt động của đoàn nghệ thuật truyền thống Phật giáo này đã làm cho địa danh Phật giáo huyện Tân Định (Ninh Hòa) nổi tiếng. 

Theo lời các cụ cao niên tại địa phương thì đoàn ca múa này có khi đi lưu diễn mỗi tháng ba bốn lần, điều đặc biệt là tiền thu được, ngoài một ít chi phí cho việc sắm sửa y trang áo quần, phần còn lại đều hỉ cúng vào nhà chùa để lo việc đúc đại hồng chung cho hai chùa Phụng Sơn thuộc xã Ninh Hưng và chùa Thiên Bửu thượng Điềm Tịnh. Có thể nói đây là đoàn ca múa nghệ thuật được hình thành đầu tiên tại thị xã  Ninh Hòa.

Tổ Khai sơn, chư Tôn đức và đoàn Múa Lục Cúng Hoa đăng, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa)
Người sáng lập ra đoàn múa Lục Cúng này là Thầy Cửu phẩm lý trưởng Võ Phương, còn gọi là Thầy xã Vạn Hữu (Tổ Khai sơn chùa Từ Vân). Trước khi giới thiệu vũ khúc Lục Cúng Hoa Đăng, thiết tưởng cũng cần giới thiệu đôi nét tiểu sử của Tổ sáng lập. 

Thầy xã Vạn Hữu tên thật là Võ Phương, sinh năm 1890 tại Gò Dưa, Phước Hải nay là phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.  Thân sinh ngài người gốc người Bình Định nguyên là một nghệ nhân hát bội, vào Nha Trang lập nghiệp và sinh ra Thầy xã Vạn Hữu. Tuổi thanh niên thầy nối nghiệp phụ thân học võ và đóng tuồng vai kép, thầy còn rất uyên thâm Hán học. Trong một lần ra hát bội tại Ninh Hoà, thầy thuận dịp về xã Vạn Hữu (nay là làng Vạn Hữu xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa) sinh sống tại nơi đây. Nhờ giỏi chữ nghĩa thầy được công cử làm lý trưởng nên người làng lúc bấy giờ còn gọi là Thầy xã Vạn Hữu.

Trong hơn mười năm làm lý trưởng, thầy được triều đình tặng thưởng cho hàm tòng Cửu phẩm văn giai, một đặc ân vinh dự ở làng tổng thời ấy. Khoảng năm 1927 thầy khởi soạn kịch bản Lục Cúng Hoa Đăng và tuồng hát bội dựa theo đề tài truyền thống Phật giáo, cũng trong thời gian này ngài thành lập đoàn Múa Lục Cúng, gồm 8 cô gái người trong làng, khoảng từ 12 đến 14 tuổi.

Sau đó vài năm thầy soạn vở tuồng Tu La Đoạt Giá, diễn viên đào kép cũng 8 nghệ nhân Múa Lục Cúng, vai kép thì nữ hoá trang thành nam. Cuối năm 1934, duyên lành đã đến, thầy phát nguyện xuất gia với Tổ Phước Tường, pháp hiệu Thích Nhơn Trực.

Khoảng cuối thập niên 50 (thế kỷ XX) Ngài về trụ trì ngôi cổ tự Linh Phong Nha Trang, sáng tác Thập Linh Phong Cổ Tự Diễn Ca với trên 2500 câu lục bát. Mấy năm sau, ngài trụ trì chùa Long Quang, Nha Trang. Rồi năm 1952, ngài  khai sơn chùa Từ Vân tọa lạc số 9 đường Trần Nhật Duật, phường Phước Tiến, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Đại hùng bửu điện chùa Từ Vân, Nha Trang
Sau năm 1980, ngài được GHPGVN tỉnh Phú Khánh suy tôn Đàn Đầu Đệ Tam Hòa thượng và được cung thỉnh Hội đồng Chứng Minh Đạo Sư Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đại lão HT.Thích Nhơn Trực đã thâu thần an tường viên tịch vào ngày 28-7 năm Đinh Mão (1987), trụ thế 102 năm (1886-1987). Ngài là bậc tôn túc có tuổi thọ cao nhất của Phật giáo Khánh Hòa từ trước đến nay. Tháp ngài hiện tôn trí tại chùa Từ Vân (Nha Trang).
Lễ niêm hương bạch Phật tưởng niệm húy nhật Tổ Khai sơn chùa Từ Vân (Nha Trang)
Kế thừa đệ nhị trú trì chùa Từ Vân là HT.Thích Minh Trí (Lương y Lê Khắc Đàm). Chùa Từ Vân hiện nay không chỉ là nơi phật tử sớm tối đi về tụng kinh, niệm Phật, tu nhân, hướng thiện, mà tại chùa còn có phòng mạch, bốc thuốc Đông y cứu người đã từng cứu chữa cho nhiều bệnh ngặt nghèo bệnh viện, bác sĩ từ chối, vì thế đã được bà con đồng bào phật tử khắp nơi tìm về nương nhờ của Phật trị bệnh…
Long vị Tổ Khai sơn tại bàn thờ Tổ
Nét đặc biệt của chùa Từ Vân (Nha Trang) là không có thùng Phước Sương. Thầy trú trì không nhận cúng dường bằng tịnh tài của mọi người. Thầy làm thuốc cứu người, nuôi mình, để không phải mắc nợ đàn na tín thí… “

Thật đúng là:

“Mái chùa che chỏ hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông”.

Tháp Tổ Khai sơn
Tưởng niệm húy nhật lần thứ 27 Tổ Khai sơn chùa Từ Vân (Nha Trang) (28.7.Đinh Mão-1987 – 28.7.Giáp Ngọ-2014), đệ tử kính cẩn cúi đầu dâng nén tâm hương đãnh lễ Tôn sư, bậc Tôn đức,  người Thầy của nhiều thế hệ đệ tử tại Khánh Hòa...
Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương lộ thiên trước sân chùa Từ Vân Nha Trang
Di ảnh Tổ Khai sơn chùa Từ Vân (Nha Trang) cố Đại lão HT.Thích Nhơn Trực
Bàn thờ Tổ Khai sơn
HT.Thích Minh Trí, trụ trì chùa Từ Vân hiện nay

Trí Bửu tháng 8.2014

 

 

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Vượt 600 bậc thang chiêm bái tượng Phật khổng lồ ở Bình Định

Chùa Việt 09:10 03/05/2024

Chùa Ông Núi hay Linh Phong Sơn tự là địa điểm văn hóa, tâm linh ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Để chiêm bái tượng Phật ngồi khổng lồ nổi tiếng tại chùa, du khách cần vượt qua “thử thách” đi bộ khoảng 600 bậc thang từ chân đến đỉnh núi Chóp Vung.

Chùa Hải Tạng, ngôi cổ tự linh thiêng, điểm đến tâm linh ấn tượng với “4 không”

Chùa Việt 10:30 02/05/2024

Chùa Hải Tạng không còn xa lạ với người dân Quảng Nam và khách du lịch khi đến với địa phương này. Đây là công trình kiến trúc thờ Phật kết hợp thờ thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân đảo, các thương thuyền cũng như du khách thập phương.

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Xem thêm