Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/09/2015, 09:30 AM

Khánh Hòa: Thâm nghiêm Tổ đình Sắc tứ Hội Phước (Nha Trang)

Thăm Tổ đình Sắc Tứ Hội Phước mùa Vu lan Báo hiếu PL.2559, ngày mà Hòa thượng Thích Quảng Thiện, Phó Trưởng BTS, Trưởng ban Từ thiện Xã hội GHPGVN tỉnh Khánh Hòa đích thân trao 800 phần quà cho đồng bào nghèo, đồng bào khuyết tật Tp.Nha Trang tại Tổ đình Sắc tứ Hội Phước Nha Trang.

Toàn cành Tổ đình Sắc tứ Hội Phước (Nha Trang)- Khánh Hòa
Cầm trên tay tập sách: Tổ đình Sắc tứ Hội Phước (Chùa Cát) Nha Trang, Khánh Hòa 330 năm khai sáng – truyền thừa và phát triển (1680-2010). Thật tâm đắc với bài thơ Hòa thượng trụ trì đã ghi lại: 
Ta-bà vật đổi sao dời 
Chuông nhà thờ đổ trên đồi chùa xưa, 
Hoa Sơn dù trải nắng mưa 
Dấu chân khai phá khi xưa vẫn còn. 

Theo thư tịch, Tổ đình Sắc Tứ Hội Phước còn gọi là “Chùa Cát” tọa lạc tại 153/2 đường Hoàng Văn Thụ, phường Phương Sài, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Xưa kia, chùa ở trên đồi Hoa sơn (Núi Một) với tên là Phước Am do Tổ Phật Ấn và Tịch Viễn khai sáng năm 1680, như vậy chùa xây dựng chỉ sau 27 năm chúa Nguyễn mở đất Khánh Hòa, một trong những chùa cổ nhất Khánh Hòa. Hai Ngài Phật Ấn và Tịch Viễn thuộc Thiền phái Lâm Tế, dòng Đạo Mân-Mộc Trần và dòng Trí Thắng Bích Dung, đời thứ 35. Ban đầu, hai Ngài dựng một am tranh để tu hành và an danh là Phước Am: 
“Hoa Phước Đức trên đồi nở rộ, 
Theo đức độ chư Tổ khai sơn”. 
Bàn Tổ nơi ghi dấu chư vị Tổ sư tiền bối Tổ đình Sắc tứ Hội Phước
Hoằng hóa ở Phước Am, được 10 năm, ngài Tịch Viễn viên tịch, trụ thế 43 năm (1648-1690). Và rồi sau ba mươi sáu năm hoằng hóa độ sanh, ngày 09 tháng chạp năm Bính Thân (1716), Tổ Phật Ấn xã báo thân, trụ thế 115 năm. Môn đồ Phước Am làm lễ trà tỳ thỉnh xá lợi tôn trí trong bảo tháp trên đồi Hoa Sơn (Núi Một), từ đó Hoa Sơn có tên Kim Qui đới tháp (Rùa vàng đội tháp) một trong bốn biểu tượng linh thiêng gìn giữ bền vững cuộc sống an cư lạc nghiệp của cư dân Nha Trang “tứ thú tụ”. Đến năm 1742, ngài Đại Thông (Tổ thứ tư) đã dời chùa xuống đất bằng, cách đồi Hoa sơn 300m và đổi tên thành chùa Hội Phước. Năm 1940, tổ đình được sắc phong “Sắc tứ Hội Phước tự” năm Bảo Đại thứ 15. 

Sau hơn 330 năm xây dựng phát triển và truyền thừa tổ đình Sắc tứ Hội Phước được truyền thừa qua các đời tổ sư trụ trì: 

Tổ thứ 3: Tế Điền (1716-1741), 
Tổ thứ 4: Đại Thông (1741-1810), 
Tổ thứ 5: Đạo An (1810-1841), 
Tổ thứ 6: Tánh Minh (1841-1853), 
Tổ thứ 7: Như Huệ (1895-1905), 
Tổ thứ 8: Thanh Minh (1905-1914), 
Tổ thứ 9: Chơn Hương (1915-1917). 
Tổ thứ 10: Thanh Chánh - Phước Tường (1917-1920), - Bổn sư của Bồ tát Thích Quảng Đức. 
Tổ thứ 11: Thị Thọ (1920-1929), 
Tổ thứ 12: Ấn Ngân (1929-1949), 
Tổ  thứ 13: Đồng Kỉnh (1949-1978). 
Hòa thượng Thích Quảng Thiện - trụ trì Tổ đình Sắc tứ Hội Phước
Trụ trì hiện nay là Hòa thượng Thích Quảng Thiện- trụ trì từ năm 1978 đến nay. Ngài có công lớn trong việc trùng tu đại quy mô qua thời gian hơn 30 năm kể từ năm khởi công 1984. Ngôi chùa mới vẫn tọa lạc trên khuôn viên cũ. Lối vào chùa vẫn là con hẻm trên đường Hoàng Văn Thụ.

“Ngày xưa chùa Cát mênh mông
Ngày nay chùa Cát năm trong xóm làng”   

Ngay trước cổng tam quan tổ đình Sắc tứ Hội Phước một câu đối đã giúp người đời nhận thức. 

Bờ mê vướng chấp đường danh sắc 
Bến giác đi về cõi tịch nhiên. 
Hội Phước Thiền môn
Qua khỏi cổng tam quan toàn khu già-lam Hội Phước trang nghiêm thanh tịnh. Tượng đài Quán Thế Âm trong phong thái hiền hòa tĩnh lặng nghe những lời cầu nguyện cứu khổ của chúng sanh, hai bên có câu đối: 

Cảm đức Quan Âm hằng cứu khổ 
Nhớ ơn Bồ-tát mãi ban vui. 

Sau tượng đài, hai bên là dãy nhà đông, nhà tây, ở giữa là chánh điện tạo thành hình chữ U. Nằm ở góc phải khuôn viên chùa là bảo tháp Liên Hoa bảy tầng. Sân chùa với những cây tùng, cây phượng… rợp bóng mát. Trong đó có hai cây khế cổ thụ như những nhân chứng của bao sự đổi thay. 

Ngôi chánh điện gồm có ba tầng, được trùng tu lại gần mười năm (khởi công ngày 22.4.1994). Tầng dưới bái đường có câu đối 

Hội đủ duyên lành sang bến giác
Phước thành quả tốt vượt sông mê.

Bên trong là giảng đường có câu đối:

Tiền tiền vô thỉ thể tánh bổn lai bất biến
Hậu hậu vô chung chơn như kim cổ thường hằng.
Mặt tiền Tổ đính Sắc tứ Hội Phước Nha Trang
Cuối giảng đường là bàn thờ chư Tổ được tôn trí trang nghiêm trên bậc cao, có bức chân dung Tổ Khai sơn Phật Ấn từ xưa còn lưu lại và câu đối:

Nhất hoa hiện thoại truyền đăng  quang tổ ấn
Ngũ diệp lưu phương kế thế hiển tông phong….

Bên trong là chính điện. Cuối chính điện trên bậc cao là điện thờ Phật rất trang nghiêm có câu đối :

Thập hiệu toàn chương phóng oai quang truyền chánh giáo cứu mê tình tứ sanh từ phụ.
Tam thân viên tịnh lưu pháp vũ hiển chơn thừa bạt khổ hải vạn thế hùng sư.

Câu đối phía trước chính điện xưng tán công hạnh của đức Phật Di Lặc:

Đại đỗ năng dung dung thế gian nan dung chi sự
Từ nhan vi tiếu tiếu thiên hạ khả tiêu chi nhơn.

Tầng trên cùng phía trước bái đường, tôn trí tượng đức Phật Di Lặc, phía sau nơi cổ lầu thờ đức Phật A Di Đà có bốn câu đối:

Khứ lai bất tận pháp thân biến chiếu tam thiên giới
Kim cổ vô chung hám mục trừng thanh tứ đại châu. (phía trước)

Tùng Phật hậu đắc đăng thánh địa
Thuận chơn như hội nhập Ta-bà. (phía sau)

Đại lực hoằng khai tam tạng giáo
Bi tâm quang hiện cửu liên đài. (bên phải)

Chấn phá mê đồ khai giác lộ
Diệm thông uế độ hướng tịnh ban. (bên trái)

Tổ đình Sắc tứ Hội Phước hiện còn lưu giữ nhiều tượng Phật quý và Chuông cổ từ thời Hậu Lê và Minh Mạng. Chùa có bộ chuông mõ gia trì lớn nhất, cây mai cổ thụ cao nhất. Chùa được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa năm 1995, là một trong những ngôi danh lam cổ tự có chiều dài lịch sử trên 330 năm truyền thừa và phát triển ở xứ Trầm Hương.
 
Trí Bửu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nét đẹp ngôi chùa hàng trăm năm tuổi tại Trà Vinh

Chùa Việt 10:40 28/04/2024

Một ngôi chùa tại Trà Vinh mang trong mình nét cổ kính và dường như bất tử với thời gian; khiến nhiều du khách xiêu lòng mỗi khi ghé thăm.

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Xem thêm