"Khi tâm thanh tịnh thấy các Pháp đều thanh tịnh" là như thế nào?
Thưa Thầy như thế nào là thấy "Khi tâm thanh tịnh thấy các Pháp đều thanh tịnh"?
Hỏi:
Thưa Thầy như thế nào là thấy "Khi tâm thanh tịnh thấy các Pháp đều thanh tịnh"?
Trả lời:
Khi tâm thanh tịnh là thấy mọi chuyện diễn ra đều hoàn toàn đúng với nhân quả, với sự vận hành của Pháp. Như người uống rượu thì say, ăn nhiều thì no, cây xoài ra trái xoài v.v... Còn trong cơ thể con người thì tim tự đập, máu tự chảy, bao tử tự tiêu hoá, uống thuốc độc thì chết v.v... tất cả đều hoàn hảo.
Có thể nói cách khác: Khi tâm không thanh tịnh thì thấy các pháp không thanh tịnh, nên mới có câu “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nhưng khi nào tâm thanh tịnh trong sáng thì liền thấy cái gì cũng tịch tịnh: “Chư Pháp tùng bản lai, thường tự tịch diệt tướng”.
Khi tâm thanh tịnh thì thấy đúng là các Pháp đều thanh tịnh, tinh khiết, và thấy cái gì cũng đều hoàn hảo. Cho nên, sau khi Chứng Quả đức Phật im lặng, không muốn nói gì cả. Hiểu được ý này Thiền Tông nói “há miệng mắc quai”, vì đã nói ra khó mà diễn đạt được sự thật, nhưng để chỉ bày cho người khác tự thấy ra sự thật thì tạm thời phải dùng ngôn ngữ để nói, hay có người yêu cầu mới nói.
Cho nên tại sao trong giới luật khi thuyết Pháp phải có người thỉnh mới được nói. Không có chân lý nào nói ra được mà phải tuỳ chỗ tuỳ lúc và tuỳ nhu cầu mới phải nói thôi. Như Aṅgulimāla là tên sát nhân giết hàng trăm nạn nhân nhưng Phật vẫn không nói gì cho đến lúc ông rượt theo Ngài để giết người cuối cùng, buộc Ngài dừng lại, lúc đó Ngài mới nói và chỉ lúc đó Aṅgulimāla mới có thể hiểu được Ngài nói gì.
Thực ra, dù có người giác ngộ hay không thì Pháp tánh vẫn thanh tịnh, nên đức Phật nói: “Dù Như Lai ra đời hay không ra đời thì Pháp vẫn vậy”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm