Không đọc chú là tụng kinh thiếu?
Khi vào nghi thức trì tụng kinh quên đọc những câu chơn ngôn, quên cũng tức là không thấy, rất vô lý, theo tâm lý của người tu sĩ tụng kinh thâm niên, thường hay cho qua những bài kinh mà các vị cho là không cần thiết.
Ý tứ này có vẻ “lơ đãng” quá, nhưng luôn xảy ra dành cho những vị Trụ trì “cô độc nhứt tăng nhứt tự” không có “chúng lý” Tăng hay Ni trợ duyên. Phật tử thì không được giáo hóa tu hành, học giáo lý, tụng kinh niệm Phật, chỉ có biết một việc là đi cúng chùa, bỏ tiền vào “thùng tùy hỷ”, thùng “công đức”, hay thùng “tam bảo”. Cúng xong lạy Phật, lạy tổ và ra về lo việc nhà, không ai nói với ai tiếng nào tạo nên sự cảm thông giữa Tru trì và Phật tử.
Mặc khác, một số Phật tử có lòng thành tín xin Thầy chỉ dạy Phật Pháp, Thầy hướng dẫn tụng kinh, nhưng sự hướng dẫn chỉ đơn giản, không theo nghi thức tụng niệm trong kinh Tam Bảo đã được biên sọan. Do đó, Đạo tràng Phật tử tụng đủ, tụng thiếu cũng không biết, cũng không biết vào chuông mõ tụng kinh sai đúng như thế nào? Không biết tụng kinh nào cho đúng với trình độ hiểu biết của Phật tử, trước khi khai kinh có tụng các câu chơn ngôn thần chú hay không cũng không biết và không được chỉ dẫn thực hành cho chuẩn xác.
Xin nói về sinh họat của một số chùa dù ở thành thị hay nông thôn, hằng ngày một thời kinh cũng không có. Một số chùa tụng công phu sáng, công phu chiều, công phu tối bằng băng từ cassette, nghe thì rất “tinh tần” nhưng thật ra chẳng có ai tham dự tụng kinh! Một số chùa đến giờ công phu, Thầy Trụ trì “tròng” áo tràng vào, “tròng” tức là không mặc áo tràng, mà chỉ choàng qua vay, làm cho hay tay áo bay cà lơ phất phơ, áo thì bị tàng nhang làm cháy “lủng lỡ” nhiều nơi, quanh năm không giặt giũ. Thầy vẫn không chú ý gì việc đó, mà lo đốt nhang, cắm nhang lên bàn Phật, bàn Tổ.
Một số bàn thờ chư vị phía trước và sau chùa, nếu là công phu khuya và chiều thi gióng lên 3 hồi trống cho lấy có, điểm 6 tiếng chuông cho lấy lệ, làm “tín hiệu” đánh thức dùm cho các bà hàng xóm thức dậy dọn hàng ra chợ bán buôn, hoặc gánh hàng về, các ông đồ tể thức giấc lo mổ heo! Sau khi dâng hương xong Thầy cởi bỏ áo tràng “trùm” lên mặt trống công phu gần bên bàn Phật, bữa hôm sau tiếp tục “làm chuyện hằng ngày” đỡ mất công đi lấy áo. Đó là xong việc thời công phu “sáng và chiều”. “Thời tịnh độ tối” nếu không có ai đến tụng niệm, chùa đóng cửa ngủ sớm...!
Đối với những Phật tử tiến bộ, cũng siêng năng tụng niệm, nhưng chỉ quan trọng những bài kinh lớn, tụng kinh gấp rút cho qua những bài kinh để lấy “điểm công cứ”, công đức hoặc tụng cho có tụng để gọi là Phật tử! rất uổng công cho Phật tử quy y Tam Bảo. Có nơi Phật tử được hướng dẫn tụng kinh, nhưng bỏ qua phần nghi thức tụng các thần chú chơn ngôn, cho đó là của mật tông, chỉ nguyện hương, kỳ nguyện, lễ Tam bảo rồi vào chuông mõ mà thôi. Lâu ngày trở thành quen, tụng kinh không tụng các chơn ngôn.
Khắp khuyên quý Nam Nữ Phật tử khi khai khóa lễ tụng kinh tại gia, tai am riêng của mình, nên thỉnh Thầy Bổn sư đến khai khóa lễ, sẽ được Thầy hướng dẫn cặn kẻ, tụng các chơn ngôn trước khi nguyện hương, khai kinh. Tụng kinh Tam Bảo mà không tụng các chơn ngôn là thiếu sót, thời kinh ít linh diệu, sự nhiệm mầu giảm bớt nơi pháp giới đạo tràng của Phật tử.
Nghi thức tụng niệm xưa nay không gia giảm các chơn ngôn, các khóa lễ chốn thiền lâm, vị chủ lễ luôn xướng lên các chơn ngôn. Trong Tịnh Độ Non Bồng từ những năm 1959 đến 1965 cho đến hôm nay, chư Tăng Ni đồng tụng các chơn ngôn thần chú trước khi khai kinh, nhất là khai khóa lễ tụng kinh Pháp Hoa, tụng kinh Phổ Hiền, tụng kinh Lương Hoàng Sám, tụng kinh Từ bi Thủy Sám... tứ chúng đều tụng các chơn ngôn, không “nhận lớp”, không dám cho đó là rườm rà, dù áp lực bao nhiêu cũng không giảm bớt chú lực.
Các chơn ngôn thần chú trong nghi thức tụng niệm còn dành cho các hành giả tu Tịnh độ, tu trong thâm sơn cùng cốc, hạng điện, nhập thất 100 ngày, 49 ngày, 21 ngày, tụng các kinh lớn, như kinh Đại thừa phương đẳng Hoa Nghiêm, kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Pháp Hoa...Khi khai khóa lễ tụng kinh niệm Phật đều tụng các chơn ngôn thần chú, cầu lực Phật gia hộ, đồng thời mới có thể hội nhập môi trường giữa chốn non xanh hùng vĩ.
Khai khóa lễ tụng kinh, mà không tụng các bài chú, các bài chơn ngôn, phạm vào lỗi tụng kinh “thiếu”, không đủ đạo hạnh làm gương mẫu tiêu biểu cho người sau. Trong những năm còn tu ở non núi, Sư có cốc riêng, rất siêng năng tụng kinh và nghiêm cứu kinh sách, từ tiểu thừa sang đến đại thừa, chơn lý đại đồng của tổ sư Minh Đăng Quang, sách của Liên Hải học đường, Phật học đường Nam Việt Chùa Ấn Quang, sách của Đức Pháp Chù Khánh Anh. Đến giờ tụng kinh, không có tâm ý sợ sệt hay nhàm chán, mà rất ham thích tụng kinh, tụng đúng, tụng đủ. Quý Cụ Giáo sư Thiện Thông, Giác Xuất, Như Lý rất quý mến, tuy Sư còn là Sa di nhưng các vị rất yêu kính, trọng thị.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Xem thêm