Sau khi quy y, người Phật tử có phải ăn chay trường và tụng kinh như các Thầy ở chùa không?
Tôi định quy y Tam bảo nhưng cảm thấy lo lắng vì sợ phạm sai lầm. Quy y và thọ giới rồi mà lỡ phạm một trong năm giới thì tội sẽ nặng hơn. Sau khi quy y, ngoài việc giữ gìn năm giới, người Phật tử có cần phải ăn chay trường, tụng kinh niệm Phật như các thầy ở chùa hay không?
Hỏi:
Có bị bắt buộc phải đi đến chùa thường xuyên không hay chỉ giữ gìn năm giới là đủ? Tôi thấy quý thầy và một số Phật tử trước khi ăn cơm đều bưng chén cơm đưa lên ngang trán, miệng niệm thầm kinh gì trước khi ăn. Có thể cho tôi biết để thực hành theo không?
Đáp:
Bạn cân nhắc và suy nghĩ chín chắn trước khi phát nguyện quy y là cần thiết. Quy y Tam bảo là phát nguyện trọn đời quay về nương tựa vào ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng. Cần chú ý là quy y Tam bảo và thọ trì năm giới là hai vấn đề khác biệt nhau. Sau khi quy y, bạn được khuyến khích thọ nhận năm giới cấm để thực hành, nhằm trau dồi nhân cách đạo đức của hàng Phật tử tại gia. Tùy khả năng, hoàn cảnh mỗi người mà phát tâm thọ nhận một, hai, ba, bốn hoặc đầy đủ cả năm giới. Điều cần lưu ý là không bắt buộc thọ hết cả năm giới. Về sau, khi nhận thấy có thể giữ được cả năm giới thì chờ một dịp có lễ quy y khác, bạn đến tham dự và phát nguyện thọ trì hết những giới còn lại.
Như vậy, thay vì băn khoăn lo lắng trước quyết định quy y của mình mà không chịu quy y hướng thiện thì tội lỗi sẽ nhiều thêm. Cho nên, khi bạn đã hiểu rõ về quy y và thọ năm giới thì phải nhanh chóng phát nguyện quy y để trở thành đệ tử Phật.
Vấn đề ăn chay, đi chùa lễ Phật và tụng niệm cũng vậy. Sau khi quy y, các Phật tử được khuyến khích phát tâm ăn chay mỗi tháng ít nhất là hai ngày, đơn cử như ngày 14 và 30 hay 15 và mùng 1 (âm lịch), nếu nhiều hơn nữa thì càng tốt. Vào những ngày kể trên, người Phật tử cần thu xếp công việc để đi chùa lễ Phật, tụng kinh, bái sám… Tuy việc tu hành là tự giác và tự nguyện, không hề có tính bắt buộc nhưng người Phật tử nên siêng năng tinh tấn tu tập mới có thể khiến tội diệt, phước sanh và vạn sự an lành. Ngoài ra, người Phật tử nên tham dự những khóa tu như Bát quan trai, khóa tu Niệm Phật cùng các hoạt động xã hội khác do nhà chùa tổ chức.
Trước khi ăn, người xuất gia bưng bát cơm đưa lên ngang trán, quán tưởng năm điều: “Một, xét kể công lao nhiều ít và ước lượng lý do của thực phẩm. Hai, nghĩ kỹ đức hạnh của mình đủ hay thiếu để ứng thọ sự cúng dường. Ba, đề phòng tâm lý, tránh những tội lỗi mà tham sân si vẫn là chủ yếu. Bốn, chính vì lấy thực phẩm làm dược phẩm tốt để trị liệu thân hình khô yếu. Năm, vì thành đạo nghiệp mà ứng thọ thực phẩm này (Tỳ ni nhật dụng thiết yếu, HT.Trí Quang dịch).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trung ấm nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 15:00 24/11/2024Thân trung ấm nếu mau thì chỉ trong khoảng một khảy móng tay liền thác sanh vào sáu đường; chậm thì đến 49 ngày hoặc qua 49 ngày, không nhất định.
Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?
Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).
Lá Bối có nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.
Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?
Hỏi - Đáp 10:30 23/11/2024Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?
Xem thêm