Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 01/07/2023, 11:45 AM

Khuynh hướng nghĩ xấu cho người khác có nguồn gốc từ kiêu mạn

Khi biết hoan hỷ trước ưu điểm của người, Nhân quả sẽ cho chúng ta một quả báo lành tương tự ở vị lai. Khi cảm phục, hoan hỷ tán thán điều lành của người, tự nhiên điều lành đó sẽ dính vào tâm ta, trở thành của ta mà không mất công huân tập nhiều.

Chính tâm kiêu mạn đã thúc đẩy chúng ta hay săm soi khuyết điểm của người và bỏ qua ưu điểm của họ. Vì kiêu mạn, chúng ta muốn người chung quanh phải dở xấu để chỉ còn ta là hay giỏi. Thế nên chỉ cần người khác nhúc nhích là ta đã đoán ra khuyết điểm, đôi khi suy diễn lẹ hơn sự thật, nghĩa là chỉ cần người đưa tay lên là ta đoán ngay người này sắp móc túi! Cái khuynh hướng thích nghĩ xấu người khác rõ ràng có nguồn gốc từ kiêu mạn.

Còn khi khiêm hạ, thấy mình tầm thường nhỏ bé, tự nhiên ta dễ nhìn thấy ưu điểm của người để học hỏi. Đó cũng là động cơ khiến ta biết lằng nghe ý kiến của người khác. Rồi những khi tìm thấy những điều hay của người, lòng chúng ta hoan hỷ tán thán. Và khi biết hoan hỷ trước ưu điểm của người, Nhân quả sẽ cho chúng ta một quả báo lành tương tự ở vị lai. Khi cảm phục, hoan hỷ tán thán điều lành của người, tự nhiên điều lành đó sẽ dính vào tâm ta, trở thành của ta mà không mất công huân tập nhiều.

Tâm kiêu mạn tàn phá công đức

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ví dụ ta trông thấy người có đức tính trầm tĩnh kỳ lạ và đem lòng ngưỡng mộ. Sau này tự nhiên ta cũng bắt đầu có tính cách trầm tĩnh giống giống như vậy.

Hoặc ta nễ phục người siêng năng công quả lao tác, tự nhiên sau này ta cũng siêng năng giống như vậy.

Tâm khiêm hạ giống như cái trũng sâu khiến cho bao nhiêu nước đổ dồn về. Người khiêm hạ sẽ từ từ lấy được vô số đức tính tốt trong thiên hạ. Lão tử có câu nói nỗi tiếng: Tại sao biển cả làm vua của trăm sông, bởi vì biển thấp mà sông cao nên các sông phải chầu về.

Cũng vậy, vì ta thấp xuống nên những ưu điểm của mọi người tìm về đọng lại. Nếu ta đứng lên cao như ngọn núi đá sừng sững thì các ưu điểm từ từ chảy đi mất cả. Khi kiêu mạn, ta sẽ ngày càng cô độc và cằn cỗi như ngọn núi đá khô khan đó vậy.

Trích trong "Tâm lý đạo đức". 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ma khẩu nghiệp

Kiến thức 10:24 30/04/2024

Ma khẩu nghiệp - Người tu thiền đời sau phải thận trọng nghiêm nhặt. Bởi loại cuồng chướng này, chẳng những làm cho chúng ta chẳng kiệm ngôn, dưỡng đức mà còn khiến cho tâm chúng ta tán lăng xăng.

Nói về Tam pháp ấn

Kiến thức 09:00 30/04/2024

Vấn đề Tam pháp ấn là vấn đề quan trọng, đức Phật đã đề cập giảng dạy nhiều lần trong cả các kinh Nam truyền và Đại thừa, theo đó nhiều bộ luận đã dẫn giải rất chi tiết, ở đây thầy chỉ nói vài điều cốt yếu cần nắm vững.

Dù nắm tay thật chặt cũng chỉ giữ được hư không

Kiến thức 21:00 29/04/2024

Nếu “được tài vật mà che giấu, không biết chán đủ” thì mất phước. Mình và người thân không được hưởng thành quả lao động mà đáng ra tất cả phải được hưởng. Không chỉ có thế, sự cất chứa tài vật khiến tâm tham ái nặng nề thêm.

Ung nhọt của thân thể

Kiến thức 15:38 29/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anathapindika, Ngày dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, ví như một ung nhọt đã trải qua nhiều năm. Nó có chín miệng vết thương, có chín miệng rạn nứt. Từ đấy có cái gì chảy ra?

Xem thêm