Kiếp xưa như thế nào để kiếp này thành mẹ con?
Không có cái gì không rời khỏi nhân quả. Nếu chúng ta không biết việc này, chúng ta sẽ tự làm chính mình đau khổ, rồi đem cái ân biến thành oán, thành oan gia thì đến đời nào mình mới trả xong nổi đây?
Tôi có quen một bạn nữ học cùng hiện đang sống ở nước ngoài, cô năm nay khoảng 30 tuổi.
Cách đây hai năm, lúc cô thường vào trang facebook để đọc những bài gương nhân quả, cô tâm sự với tôi: “Em đến với Phật pháp do một duyên tình cờ, xuất phát từ mẹ em. Chuyện cũng kỳ lạ lắm để em kể chị nghe”.
Câu chuyện này tôi đã kể cho nhiều bạn đạo nghe khá lâu rồi nhưng chưa có dịp ghi lại. Hôm nay, có một bạn nhắc tôi hãy ghi lại để cho nhiều người được biết. Câu chuyện như thế này:
Cô bạn tên Vân ( tên này đã được thay đổi vì lí do tế nhị) sống ở miền Tây, là con gái út trong một gia đình đông anh em, gia cảnh cũng bình thường. Mười hai tuổi cô đã nghỉ học ở nhà xin đi làm thuê để kiếm tiền phụ cha mẹ.
Tuy là con út nhưng cô không được mẹ thương yêu như các anh chị lớn. Đi làm bao nhiêu tiền cô đem về đưa hết cho mẹ.
3 mối nhân duyên giữa cha mẹ và con cái theo quan điểm đạo Phật
Mẹ cô lúc nào gặp cô cũng hỏi tiền, tiền, tiền, nhưng bà lại mê vé số, số đề nên tiêu tốn hết vào đó, ít bao giờ bà hỏi con gái thế nào hoặc thể hiện những cử chỉ chăm sóc thương yêu.
Bản thân cô cũng thương mẹ nên không dám ăn xài mà chỉ ráng dành dụm gửi cho mẹ, cô chỉ biết rằng cô rất thương mẹ.
Đến năm 18 tuổi, mẹ gả cô cho một người Đài Loan qua mai mối và nhận được một số tiền lớn. Cô cũng không hề phản đối, hoàn toàn để cho mẹ quyết định. May mắn cho cô gặp được gia đình tốt, người chồng cũng hiền lành và thương yêu.
Cô qua tới Đài Loan một thời gian thì có công việc làm và sinh em bé. Lại để dành và gởi tiền về cho mẹ, bảo lãnh mẹ sang chơi, ….nhưng hầu như mẹ cô không hề nghĩ đến công sức con gái làm mà lúc nào cũng nghĩ cô là kho tiền để bà mua sắm, ăn xài, trả nợ.
Thấy mẹ bao giờ cũng vòi tiền mà chưa bao giờ thương mình nên sau một lần cuối cô giận quá, tuyên bố sẽ không quay về Việt Nam gặp mẹ nữa. Tuyên bố xong, cô bệnh một trận thừa sống thiếu chết, nằm liệt giường.
Cả gia đình chồng lo lắng, thỉnh tượng Quan Âm về thờ và khấn cho cô mau hết bệnh. Cô nằm bệnh mà ngày nào cũng khóc vì giận mẹ, hận mẹ không quan tâm mình. Ngày nào cô cũng lết qua nơi thờ Quan Âm và khóc:
Bồ tát ơi, hồi nhỏ đến giờ con toàn phải làm việc và đưa hết tiền cho mẹ, thậm chí con không dám xài. Con đối với mẹ hết lòng, tại sao mẹ không thương yêu con, tại sao, tại sao, tại sao chứ, con cũng là con ruột của mẹ mà.
Cứ đau khổ nhiều ngày thành ra cô bị tâm bệnh. Và cũng do tâm đau khổ bức bách mà ngày ngày đều khấn Quan Âm Bồ tát nên có một đêm cô nằm chiêm bao – một giấc chiêm bao kỳ lạ – Trong một kiếp sống nào đó, cô thấy mình là một con thú nhỏ, đang sắp bị một con thú lớn ăn thịt.
Ngay lúc cô đang hoảng sợ, tìm cách bỏ trốn thì mẹ cô xuất hiện. Bà đã giúp cô thoát chết, rồi thả cho cô đi. Trước khi đi cô còn chắp tay xá bà và tri ân hẹn ngày báo đáp.
Giật mình tỉnh lại, cô nhận ra nhân quả kiếp trước, không có gì không liên quan đến nhân quả. Món nợ mẹ từ kiếp xưa và bây giờ đủ duyên để cô báo đáp. Tự nhiên choàng tỉnh và bệnh cô cũng dần dần tự hết.
Cô không thấy oán hận mẹ nữa và hiểu ra cho dù mẹ đối xử với cô thế nào nhưng cô vẫn thương yêu mẹ, hết lòng vì bà. Là do nợ ân tình kiếp trước.
Sau sự việc trên cô bắt đầu hướng về Phật pháp. Cô tin sâu nhân quả, cố gắng tu học, tích thiện làm lành, niệm Phật cầu sanh Tây Phương, cô bảo:
Chị à, nhân quả là thật không sai. Nếu không nhờ Quán Thế Âm Bồ tát cho em thấy thì có lẽ cả đời này em mang tội bất hiếu vì oán hận mẹ mình trong khi đó bà lại từng là ân nhân cứu em. Em thật may mắn, nhờ Phật Pháp em mới biết được điều này chị ạ. Giờ khuyên được bà bao nhiêu thì ráng khuyên, giúp được bà hay không giúp được thì thôi chớ không nên sinh tâm oán ghét.
Câu chuyện này là thật, hôm nay tôi muốn ghi lại là vì muốn chia sẻ cùng các liên hữu đồng tu rằng có những nghịch cảnh, có những người thân hoặc người bạn đối với chúng ta ( rất là đáng ghét) nhưng vì sao mình vẫn thương họ, vẫn chiều theo ý muốn của họ…đó là vì trong kiếp sống xưa ta đã từng tạo ác nghiệp hoặc nợ họ cái gì đó.
Không có cái gì không rời khỏi nhân quả. Nếu chúng ta không biết việc này, chúng ta sẽ tự làm chính mình đau khổ, rồi đem cái ân biến thành oán, thành oan gia thì đến đời nào mình mới trả xong nổi đây?
Nếu bạn có tiền, có tài sản, có quyền, có địa vị trong xã hội mà bạn tạo ác nghiệp thì bạn có thể tránh được pháp luật thế gian, nhưng bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi luật nhân quả. Đó là thật, không phải bịa ra hù dọa bạn gì cả. Bạn không tin thì chính bản thân bạn chịu thiệt thòi mà thôi.
Muốn biết nhân đời trước,
Xem quả nhận đời này.
Muốn biết quả đời sau,
Xét nhân gieo hiện tại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Tư liệu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Tư liệu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Tư liệu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm