Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 20/07/2020, 11:08 AM

Làm thế nào để dẹp tan lòng kiêu mạn?

Lòng kiêu mạn được xem như một trạng thái tâm lý chứa đầy sự kiêu căng tự mãn, thường xem nhẹ người khác, và nó được ví như một chứng bệnh của những con người nông nổi, ham thích danh vọng, nặng về cái tôi, không biết đồng cảm chia sẻ trước những hoàn cảnh khó khăn của người khác.

Bệnh tật làm tôi từ bỏ sự kiêu ngạo

Lòng kiêu mạn là sự biểu hiện của thái độ tâm thức về những cái mình đang có tạm thời, và về những gì mình không có mà vọng tưởng rằng mình có. Thái độ ấy đều xuất phát từ cái vọng tưởng về sự xác nhận “tôi là”, “tôi hiện là”, “tôi bằng ngang với”, “tôi lớn cao hơn đối với…”. Lòng kiêu mạn là dấu hiệu tăng trưởng của cảm thức đắc ý tự mãn phát sinh do hoàn cảnh thuận lợi, hay do thói quen, hay tư lường đánh giá hời hợt về mặt này mặt khác giữa mình và người khác. Từ những cái tưởng sai lầm cho rằng mình “được nhiều người biết đến”, “mình có khả năng làm việc hơn người khác”, “trình độ học vấn vượt trội hơn người khác”... Một thái độ như vậy có nhiều chướng ngại. Dưới sự thống trị của kiêu mạn, chúng ta muốn những người khác phải ý thức giá trị của chúng ta. Chúng ta nói về những thành công của chúng ta, chúng ta tìm cách gây ấn tượng với xung quanh để có những khen ngợi, nổi tiếng và tiền bạc. Kiêu mạn khiến chúng ta nhìn những người khác từ trên cao, như họ chẳng có gì bằng mình.

Đức Phật xem lòng kiêu mạn là bất thiện pháp hay pháp chướng đạo.

Đức Phật xem lòng kiêu mạn là bất thiện pháp hay pháp chướng đạo.

Tuy nhiên, theo góc nhìn của Phật giáo thì kiêu mạn không được đánh giá cao. Vì kiêu mạn được xem là tâm lý không chính đáng, là tâm cấu uế, pháp chướng đạo hay ác pháp cần phải loại. Vì nó là cảm thức tự mãn sai lầm, ngăn cản sự tiến bộ của tâm thức trong quá trình tu tập, khiến cho hành giả tu Phật rơi vào tình trạng mê say, tham đắm, phóng dật, đi lạc và tà đạo. Kiêu mạn là một trong những chướng ngại chính trên con đường phát triển trí huệ, và tiềm năng bên trong của mỗi người, làm cho con người ta có cảm giác rằng họ không có gì để học hỏi nữa, tự cho rằng họ đã tài giỏi và tuyệt hảo. Đó đều là bằng chứng của sự tự mãn. Vô tình, họ trở thành những người kiêu căng, không muốn và không thể học hỏi từ những người khác. Sự kiêu căng của họ giam nhốt họ, ngăn họ tiến hóa.

Đức Phật xem lòng kiêu mạn là bất thiện pháp hay pháp chướng đạo, bởi cảm thức tự mãn quá đáng này làm say đắm lòng người, khiến con người trở nên mê muội, “ngủ quên trong đắc ý”. Không thấy rõ bản chất vô thường, không thấy được tự tánh của vạn pháp và bị vạn pháp thao túng dẫn đến khổ đau. Lòng kiêu mạn làm cho chúng ta có thể đi vào cố chấp. Sự cố chấp sẽ làm đau khổ cho mình và người khác.

Lòng kiêu mạn là sự biểu hiện của thái độ tâm thức về những cái mình đang có tạm thời, và về những gì mình không có mà vọng tưởng rằng mình có.

Lòng kiêu mạn là sự biểu hiện của thái độ tâm thức về những cái mình đang có tạm thời, và về những gì mình không có mà vọng tưởng rằng mình có.

Nhận biết và chuyển hóa tâm tính kiêu căng, ngạo mạn

Đức Phật chỉ những ai chinh phục được tự ngã thì mới có thể nhiếp phục lòng kiêu mạn. Ngài ví kiêu mạn là một tập khí sâu dày của chúng sinh. Và Ngài chỉ ra đức tính khiêm hạ như là một hành xử đạo đức vắng bóng tự ngã, dẹp tan kiêu mạn. Chúng ta có thể thấy, một trong những chuẩn mực ứng xử của người học Phật là thái độ khiêm hạ định tĩnh, nhu nhuyến, thong dong và vững chãi trước dòng xoáy của bản ngã và sở hữu của bản ngã. Khiêm hạ không có nghĩa là hạ thấp mình, mà còn có nghĩa tự khẳng định bản thân, là tôn trọng chính mình trong yên lặng tỉnh giác. Sống khiêm hạ là thể hiện sự tôn trọng kẻ dưới và kính nhường người trên. Nó được đánh giá của sự biểu hiện đẳng cấp đạo đức trong giao tiếp và ứng xử.

Nếu bạn cống cao ngã mạn, luôn tỏ ra thái độ là người tài giỏi nhất trên đời, thì vô tình chính bạn đã tự đào hố chôn mình. Và điều đó có nghĩa mãi mãi bạn sẽ không có cơ hội thân cận để học hỏi, và bạn đã tạo nên khoảng cách vô hình giữa bạn và người khác. Bạn càng tỏ ra là một người thông minh, thì chính bạn đã tự khẳng định với mọi người bạn là người vô trí. Kệ Pháp Cú 63 có ghi:

“Người ngu nghĩ mình ngu

Nhờ vậy thành có trí

Người ngu tưởng có trí

Thật xứng gọi chí ngu”.

> Xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm