Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 06/03/2015, 10:55 AM

Kính lễ cũng phải biết tu tâm!

Người xưa nói "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng", vậy nên ngày Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) là một trong những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Vào ngày này, mọi người thường đi lễ chùa, cầu mong an lành cho bản thân và gia đình. Lễ Rằm tháng Giêng là một nét đẹp truyền thống, nhưng nhiều người chưa có cách hành xử phù hợp, gây nên những hình ảnh không đẹp.

Đi lễ chùa vào ngày Rằm tháng Giêng đã trở thành nét văn hóa của người dân Việt Nam. Ảnh: Bảo Lâm
Chen chân hành lễ

Chùa Phúc Khánh luôn là tâm điểm thu hút Phật tử đến dự Đại lễ cầu an (tổ chức tối 14 tháng Giêng hằng năm) nên dễ hiểu là dù đã bố trí lực lượng ứng trực để giải tỏa giao thông từ trước đó, nhưng khu vực lòng đường trước cửa chùa vẫn kín đặc người, nhiều người còn đứng cả trên dải phân cách đường Tây Sơn, thậm chí trên cả cầu vượt để bái vọng, khiến giao thông tuyến đường Tây Sơn - Ngã Tư Sở tắc nghẽn kéo dài. Cũng như mọi năm, nhiều đoạn vỉa hè phố Tây Sơn bị người dân tự ý lập rào chắn trông xe, đẩy người đi bộ xuống lòng đường, càng làm cho giao thông khu vực này thêm phức tạp. Ghế con, giấy báo được trưng dụng để "giữ chỗ". Dịch vụ cho thuê ghế 20.000 đồng - 25.000 đồng/chiếc. Giá trông xe ở các điểm tự phát trong dân cư bị đẩy lên đến 20.000 - 30.000 đồng/xe. Các lực lượng chức năng đã nhắc nhở người dân giữ vệ sinh môi trường, nhưng sau giờ tan lễ, túi nilon, hạt dưa, giấy báo dùng để che mưa rải khắp một đoạn phố… 

Về những hình ảnh không đẹp này, chị Vũ Tuyết Ninh (Chân Cầm, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nói: Đi lễ chùa cầu an, vậy mà lại ngồi tràn cả ra đường, bất chấp luật giao thông, thực sự là quá mất an toàn. Thành tâm kính lễ, nhưng trước tiên, cần "tu tâm, sửa mình" từ những hành vi ứng xử nhỏ nhất...

Giữa giờ chiều Rằm tháng Giêng, tại chùa Hà (Cầu Giấy), mặc trời mù mưa, khách thập phương, đa phần là các cặp thanh niên vẫn tấp nập ra vào hành lễ. Tuy nhiên, so với mọi năm, cảnh chen lấn lộn xộn đã giảm rất nhiều. Khu vực để xe niêm yết giá rõ ràng. Giá bán lá vàng, đồ lễ, hương, hoa không đắt hơn so với ngày thường. Đáng mừng là không còn thấy cảnh để tiền lẻ vào tay Phật. Gần dãy bàn ghi công đức có rất nhiều bình xịt cứu hỏa, sẵn sàng ứng phó trước sự cố. Lo trước thực sự không thừa, bởi dù loa phát thanh, biển thông báo nhắc nhở "mỗi người chỉ thắp 1 nén hương", nhưng hầu như người nào vào lễ cũng đều thắp cả bó hương, gây cảnh khói hương mù mịt. Khu vực hóa vàng quá tải, nên khá nhiều người hóa vàng ngoài nơi quy định. 

Tại đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm), giá dịch vụ trông xe là 5.000 đồng/xe máy, nhưng không mấy ai thắc mắc. Tại đây, khách hành lễ rất đông, trong đó có rất nhiều người nước ngoài thích thú xem người dân Hàng Buồm dâng lễ với những nghi thức diễn ra trang trọng, trật tự... 

Phúc họa tự mỗi người…

Dịp đầu xuân, năm mới cũng là lúc nhiều gia đình sửa soạn cúng lễ, dâng sao giải hạn tại nhà hoặc đăng ký làm lễ tại chùa, với mong muốn được hóa giải mọi tai ương trong cuộc sống và cầu mong có được sự an lành cho mỗi gia đình. Tuy nhiên, về vấn đề này, Đại đức Thích Minh Tiến, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói: "Thực ra, tất cả phúc, họa của mỗi người đều do nhân quả của chính người ấy làm nên. Giáo lý nhà Phật dạy rằng, gieo nhân nào gặt quả nấy, nếu cúng giải hạn mà tự thân mỗi người không gieo nhân tốt thì chẳng ai giải được hạn…". 
 Người hành lễ đứng kín đoạn đường trước chùa Phúc Khánh. Ảnh: Giang Huy
Giải thích việc một số chùa nhận làm lễ dâng sao giải hạn cho phật tử, Đại đức Thích Minh Tiến nhấn mạnh: Việc cúng sao giải hạn không nằm trong giáo lý nhà Phật, nên nếu có chùa làm, chủ yếu là theo nghĩa "tùy duyên hóa độ" - tùy theo niềm tin của đa số người dân mà tổ chức lễ này bên cạnh nghi thức thuần túy Phật giáo với mục tiêu là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, còn giúp mọi người dần giác ngộ, gần gũi hơn với Phật đạo. Làm lễ là để mong cầu tốt đẹp, giúp mỗi người nhìn lại bản thân, cố gắng tu tập, qua đó hóa giải những điều không tốt để cuối năm có một kết quả tốt đẹp. Lễ chính là để cầu an, mong một cuộc sống an bình... Tuy nhiên, thay đổi nếp nghĩ, quan niệm dân gian về cúng "dâng sao giải hạn" là chuyện không dễ. Vì vậy, trong thực tế, chuyện đốt hình nhân thế mạng, hóa nhiều vàng mã, cúng dâng sao giải hạn vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Ở khu vực thành thị, nhiều người đăng ký làm lễ cầu an và dâng sao giải hạn tại chùa. 

Nhưng dù theo tín ngưỡng dân gian hay thực hiện theo giáo lý nhà Phật, lễ Rằm tháng Giêng trên tất cả vẫn là khát vọng cầu an, cầu phúc cho cả năm. Chị Đào Thúy Nga (Hàng Gai - Hà Nội) nói: Mỗi dịp Rằm tháng Giêng, tôi thường cùng gia đình về nhà thờ họ vào buổi sáng, sum họp làm lễ cúng rằm. Chiều hoặc sáng hôm sau tôi "tự thưởng" cho mình một chuyến du xuân lễ chùa đầu năm, lần lượt ghé thăm chùa Hà, chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, sau đó là các chùa gần nhau gồm chùa Bà Ngô, chùa Quán Sứ, chùa Quan Hoa, Lý Triều Quốc Sư, đền Ủng, chùa Bà Đá… Quanh năm bận rộn, tôi rất trân trọng những khoảnh khắc đi lễ chùa dịp Rằm tháng Giêng, góp chút công đức ở mỗi đền, chùa, cảm nhận rõ tâm thế thoải mái, thư thái và thong thả, tin tưởng vào một năm mới tốt lành, bình an cho gia đình, bạn bè thân hữu. 

Phúc họa tự mỗi người, vậy nên lên chùa cùng thắp nén nhang thơm ước vọng một năm mới hanh thông, cát tường, không nên tốn phí vào chuyện đốt vàng mã hay có những hành vi phản văn hóa trái với tín ngưỡng dân gian, với tinh thần nhân văn của dân tộc.

Mai Hoa
Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/743472/kinh-le-cung-phai-biet-tu-tam-
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm