Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 17/04/2015, 09:23 AM

Làm khó thì xài khó

Nhà nghèo, xóm nghèo, bạn nghèo… Riết tôi thấu hiểu về cái nghèo rất chi tường tận và đồng cảnh, chia sẻ thì có song với khá nhiều hoàn cảnh nghèo cùng tôi thấy cùng có chút vấn đề lấn cấn tạm gọi là cái vòng lẩn quẩn không có đường ra.

Nghèo thì thu nhập thấp, đồng tiền kiếm khó hơn người ta nhưng nghịch lý ở chỗ: lẽ ra đồng tiền khó ấy phải được chi dùng hiệu quả đáng đồng tiền bát gạo thì ngược lại, người nghèo nhiều khi chi xài rất tùy hứng, lãng phí đến mức người ngoài rất xót xa.

Tôi biết nhiều người đổ mồ hôi cần lao việc nặng không ai làm để có ngày hơn trăm nghìn đồng. Dõi theo được biết “công thức” lập đi lặp lại về cách “đốt” tiền của những người ấy: dè sẻn ăn uống “bậy bạ” tương cà mắm muối mấy nghìn lẻ, còn lại “đầu tư” vào số đề, bao đầu đuôi lô mấy chục nghìn theo giấc chiêm bao hú họa. Còn đồng nào lại rượu chè, hút xách hết trọi, sáng lại mượn tiền uống cà phê hay mua thiếu gạo! Trường hợp này cái nghèo không có lối ra dù mồ hôi đã đổ thành chum thành vại. Không biết đáng thương hay đáng giận khi người ta đánh đố số phận vào trò may rủi, đắm mình trong men say tìm quên mà không tính toán chi li đồng tiền khó có được bằng mồ hôi nước mắt của chính mình. Học vấn cũng là một vấn đề nếu không nói là vấn đề cốt yếu nhất.
 
Tỉ lệ sinh con cao trong hộ nghèo cũng chiếm đầu bảng. Nhiều con, lại không thấy cái lợi ích của việc học, quan niệm “chữ không kho ăn được” vẫn còn nhiều đấy, thậm chí có phụ huynh vịn vào cái nghèo xúi con bỏ học từ i tờ mà không ý thức được đấy là tội ác, họ đổ cho nhiều lý do song không biết rằng trẻ khao khát được đến trường và đấy là cánh cửa duy nhát chúng tìm thấy ánh sáng và cơ hội thoát nghèo, tìm sự đột biến, và chi phí cho trẻ học thấp hơn tiền chi cho thuốc lá hay  bia bọt của phụ huynh.

Nếu những gia đình khá giả tính toán sát sao chi li chi tiêu bao nhiêu thì nhà nghèo xả láng bấy nhiêu, nhà tranh song  vịn vào câu “hào phóng rộng rãi” sẵn lòng tiền vay bạc hỏi để đãi đằng bạn bè khách khữa thâu đêm. Nói chung ngẫm lại thấy không nghèo mới lạ, bài toán chi tiêu chuyển động cứ như sự tự sát vậy.

Nước nghèo, sự trợ giúp từ nhà nước và cộng đồng rát khiêm tốn, thậm chí có thể nói chỉ tượng trưng động viên là chính, thoát nghèo phải từ nội lực, ý chí và động não.

Ngoài nguyên nhân chủ quan từ chính người nghèo hộ nghèo còn có nguyên nhân xã hội: trong khu vực, làng xã , cộng đồng vẫn dày thiên la địa vòng của vòi bạch tuộc cho vay lãi nặng, tín dụng đen, tệ nạn xã hội, giới chủ bóc lột … Những chương trình chính sách hướng đến hỗ trợ người nghèo có “điện trở” quá lớn do tệ quan liêu cửa quyền và cả tham nhũng, quản lý kém… khiến cái nghèo càng thâm căn cố đế hơn. Nói vui, xét cho kỹ, hệ số bảo hiểm của người nghèo  rất cao: họ có quá nhiều rủi ro, đồng tiền khó không được sử dụng tốt, tích lũy: không, tài chính thường âm, vậy đó. Buồn và chỉ biết buồn.

Có một người có trách nhiệm nói buồn: giúp người nghèo khó lắm. Ngẫm câu ấy cũng có chút ý đúng: cho cần câu thì họ không biết sử dụng, còn cho cá thì bao nhiêu cho đủ?

Tôi có cô bạn người miền Trung gian lao, vào Nam lập nghiệp với hai bàn tay trắng, thân gái dặm trường. Hơn mười năm chìm trong xưởng dệt, bán sức lao động để mong có chút vốn, ăn uống sinh hoạt kham khổ. Rồi cô có vốn, mua chút đất ngoại ô Sài Gòn, dựng cái nhà nhỏ, mở tiệm may! Ngoạn mục. Cô vẫn cần mẫn lao động như con ong thợ với máy may và người học việc, dành dụm giúp song thân ngoài quê và anh chị em gặp khó, làm được từ thiện nữa. Bí quyết nào? Cô tâm sự: tiền làm khó thì xài khó anh ạ, vậy thôi. Tôi phục…

Cô ấy đã thoát cái vòng lẩn quẩn của cái nghèo một cách thuyết phục vậy đó.

Công Nguyễn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm