Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 01/05/2022, 18:15 PM

Làm sao để không gục ngã trước những cú sốc tinh thần?

Chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau tinh thần không hề dễ dàng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những cái chết rất đáng tiếc và thương tâm. Thiền sư có giải pháp nào không?

Hỏi: 

Thế hệ trẻ bây giờ rất tài năng, có ý chí, nghị lực và khát vọng cống hiến. Họ dễ vượt qua những áp lực cuộc sống, chinh phục những đỉnh cao nghề nghiệp song nhiều bạn lại thường gục ngã trước những cú sốc tinh thần, tình cảm. Điều đó cho thấy để xử lý, chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau tinh thần không hề dễ dàng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những cái chết rất đáng tiếc và thương tâm. Thiền sư có giải pháp nào không?

Đáp:

Cảm xúc là một cái gì đến rồi đi. Tại sao mình lại phải chết vì một cảm xúc? Đó là tuệ giác cần phải có. Mình không phải chỉ là cảm xúc. Mình là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành, nhận thức.

Khi biết điều này rồi, mình có thể học được phương pháp xử lý những cảm xúc mạnh. Khi một cảm xúc mạnh tới, mình phải nhận diện nó. Ta phải ngưng hết mọi chuyện để đối phó với những cơn dông bão.

Tỉnh thức tu tập để chuyển hóa

Cảm xúc là một cái gì đến rồi đi. Tại sao mình lại phải chết vì một cảm xúc? Đó là tuệ giác cần phải có. Mình không phải chỉ là cảm xúc. Mình là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành, nhận thức.

Cảm xúc là một cái gì đến rồi đi. Tại sao mình lại phải chết vì một cảm xúc? Đó là tuệ giác cần phải có. Mình không phải chỉ là cảm xúc. Mình là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành, nhận thức.

Hãy ngồi hoặc nằm xuống để theo dõi hơi thở. Ngồi tư thế hoa sen, bán già, kiết già, hoặc nằm dài ra hai tay buông xuôi dọc theo thân thể. Bắt đầu theo dõi hơi thở, để ý tới điều đó thôi.

Đừng suy nghĩ. Đừng để tâm mình trên đầu mà hãy kéo tâm xuống dần tới bụng, xuống tới rốn, rồi tới huyệt đan điền. Mình có thể đặt tay lên huyệt đan điền để cảm nhận sự phồng xẹp của bụng theo hơi thở.

Phồng…. xẹp, phồng…xẹp.

Nếu làm được như vậy thì cơn bão sẽ đi qua và mình sẽ không còn sợ nữa. Lần sau nó tới thì chỉ việc làm như vậy thôi.

Cái đó gọi là deep breathing – thở sâu hay belly breathing – thở bụng, chứ không chỉ thở bằng phổi.

Giống như trời bão tố, mình thấy cái cây trước sân oằn oại trong gió bão. Nếu để ý ngọn cây, mình sẽ thấy cây rất mong manh và cảm giác cây có thể bị gãy. Song nếu để ý phần gốc, mình sẽ có cảm giác khác, thấy cội cây vững chãi với bao nhiêu rễ cắm sâu xuống lòng đất.

Cơ thể mình cũng vậy. Phía đầu óc, não bộ chỉ là cái ngọn nên khi có cảm xúc lớn, đừng để tâm ở trên đó mà phải cho nó đi xuống, thân cây là bụng, gốc cây là đan điền. Ôm lấy chỗ đó thì rất là vững. Mình sẽ thở vào, thở ra và nhận diện sự phồng xẹp của bụng. Làm được như thì chắc chắn cảm xúc lớn của mình không thể đẩy mình tới bế tắc và tự tử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Hỏi - Đáp 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Hỏi - Đáp 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Xem thêm