Làm sao để tu sáu ba la mật trong sinh hoạt hằng ngày?
Trong Kinh Kim Cang dạy chúng ta tu sáu ba la mật là đến đâu để tu? Là ở trong đời sống sinh hoạt hằng ngà, mặc áo ăn cơm của chính mình mà tu.
Chúng ta lại nói ăn cơm sao lại là Sáu Ba-La-Mật chứ? Chúng ta thấy đứng đầu trong Sáu Ba-La-Mật là Bố Thí Ba-La-Mật, Bố Thí tức là buông xả, buông xả cái gì vậy? Buông xả cái tâm phân biệt chấp chước, buông xả cái tâm kén chọn của chính mình.
Khi ăn cơm không có chấp trước cơm và thức ăn là ngon hay là dở, không có kén chọn phân biệt thức ăn, ăn ngon cũng tốt mà không ngon cũng tốt, tất cả đều rất tốt, thì đây chính là bạn đang tu bố thí.
Nếu như khi ăn cơm mà ta vẫn còn chê thức ăn này dở, ưa thích thức ăn kia ngon vì nó hợp khẩu vị của ta, thì việc bố thí của ta không còn nữa, là ta đang tạo sự phân biệt chấp trước trong việc ăn cơm. Cho nên, bạn hãy thử nghĩ xem ăn cơm có phải là Bố Thí Ba-La-Mật hay không?
Thế nào gọi tu chứng được sáu pháp Ba La Mật?

Ảnh minh họa.
Ăn cơm cũng chính là Trì Giới Ba-La-Mật. Sao gọi ăn cơm chính là Trì Giới? Trì giới tức là giữ nề nếp. Khi ta ăn cơm ăn rất nề nếp, rất quy cũ, chén đũa đều rất sạch sẽ, chỉnh tề, khi ăn cơm ngồi rất là ngay ngắn, đây chính là Trì Giới Ba-La-Mật.
Ăn cơm cũng chính là Nhẫn Nhục Ba-La-Mật. Khi ăn cơm ăn hết sức chậm rãi, không có vội vàng, ăn từng chút một, thì đây chính là Nhẫn Nhục. Nếu như khi ăn cơm mà chúng ta ăn như hùm như sói, thì là không có Nhẫn Nhục rồi.
Khi ăn cơm không nên ăn quá no, chỉ nên ăn vừa đủ là được rồi, nhất là hiện nay chúng ta trong mỗi bữa ăn nên bớt ăn các loại thịt, ăn nhiều rau xanh, bớt ăn những thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, ăn nhiều những thức ăn thanh đạm thì bộ mấy tiêu hoá của ta sẽ hấp thu dinh dưỡng không có chướng ngại, đây gọi là Tinh Tấn Ba-La-Mật.
Khi chúng ta ăn cơm, trong tâm rất thanh tịnh, không có bị quấy nhiễu bởi cảnh giới bên ngoài, luôn chuyên tâm vào việc ăn cơm thì đây chính là Thiền-Định Ba-La-Mật.
Khi ăn cơm ta đều nhận biết sắc-hương-vị của thức ăn như ngọt thì thấy ngọt, cay thì thấy cay, tất cả đều rất rõ ràng, thế nhưng ta không trụ trên sắc-thanh-vị này, thì đây chính là Bát Nhã Ba-La-Mật. Chứ không phải nói tất cả đều không biết, không phân biệt được, vậy thì người này là gỗ đá vô tri rồi, không phải là người đang tu Bát Nhã.
Cho nên ở trong đời sống thường ngày mặc áo, ăn cơm, đối nhân xử thế từng ly từng tí thẩy đều đầy đủ Sáu Ba-La-Mật, không gì không phải, điều quan trọng nhất chính là ta có biết tu hay là không. Nếu ta biết tu thì liền có được lợi ích, liền có được thọ dụng. Thành tích của việc học Phật thể hiện ở chổ nào vậy? Thể hiện ở trên dung mạo, ở trên nhất cử nhất động của chính mình. Thân tâm khoẻ mạnh, dung mạo viên mãn chính là thành tích tu học tốt nhất của ta.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".
Xem thêm