Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/05/2023, 18:00 PM

Làm việc thiện có đúng có sai (Phần 2)

Người hành trì phước tuệ song tu cần soi tỏ: Tu phước do thiện tâm coi như một năng lực do từ tâm vận hành, tu tuệ do giác trí coi như ngọn đèn soi sáng cho hành giả di chuyển trong đêm tối.

Audio

2. Kinh nghiệm trong dân gian 

Phần trên là trường hợp Đức Khổng tử phán xét đúng hay sai việc làm của hai vị đệ tử mà dân gian đều tin rằng đó đều là việc thiện nên làm. Trong cuộc sống thực tế hằng ngày, người tinh ý đều nhận thấy những bài học kinh nghiệm đáng giá như sau:

Đối với trường hợp kẻ có tâm xấu làm hại người khác để mưu lợi cho mình có nên tha thứ với tâm độ lượng khoan dung hay không ? Tha thứ chỉ là việc Thiện, làm là đúng nếu gặp kẻ phạm tội biết xấu hổ, ăn năn hối lỗi, nguyện không tái phạm nữa. Tha thứ có thể là việc tưởng là Thiện, làm là sai nếu gặp kẻ phạm tội tham lam coi đó là việc nhỏ và tiếp tục làm hại người khác nhiều hơn nữa để mưu lợi cho mình. Như vậy tha thứ đã là việc sai không nên làm vì lý do mang tội trưởng ác, nghĩa là tội giúp cho kẻ khác làm điều ác nhiều hơn. Ở đây cần không tha thứ mà còn cảnh cáo hay trừng phạt khiến hắn không dám tái phạm, đó mới là việc đúng nên làm, không tha thứ tốt hơn là tha thứ.

Lễ độ là một hạnh tốt, một việc Thiện nên làm khi tiếp xúc đối xử với người khác, chứng tỏ vừa biết tự trọng vừa trọng tha nhân, nghĩa là trọng nhân phẩm. Lễ độ chỉ đúng khi có mức độ trong vòng lễ giáo. Trường hợp tôn sung quá đáng khiến người mình tiếp xúc dễ trở nên kiêu ngạo, hoặc có thái độ ve vãn, nịnh bợ là phi lễ, là việc sai không nên làm vì mang tội không biết tự trọng và không biết trọng nhân phẩm người mình tiếp xúc.

Làm việc thiện có đúng có sai (Phần 1)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Yêu thương người khác vốn tự lòng từ, đó là việc đúng nên làm. Nhưng yêu thương quá đáng trở nên muông chiều khiến cho người mình yêu thương trở nên ỷ lại, hư hỏng, đó lại là việc sai không nên làm. Yêu thương thắm thiết nhất là tình yêu thương dành cho con cháu, nhất là ở phái nữ như mẹ yêu con, bà yêu cháu. Tục ngữ có câu răn trường hợp yêu thương quá đáng là Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Tục ngữ còn có câu khuyên dạy yêu thương con cháu cho đúng: Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi, đúng là dẫn đến kết quả tốt, dạy con cháu nên Người.

Thấy người đói rách cảm thấy thương và đem tiền bạc giúp đỡ là việc Thiện do lòng từ đó là việc đúng nên làm để giúp người khác qua lúc khốn cùng hoạn mạn. Trong trường hợp người đói rách cầu xin sự trợ giúp chỉ vì lý do lười biếng không chịu chăm chỉ làm ăn hay bê tha trụy lạc, sự giúp đỡ tưởng là việc Thiện đã là việc sai vì lý do kẻ đó chỉ chấm dứt sự lười biếng và bê tha khi không còn sự giúp đỡ. Người giúp đỡ mang tội vì lý do vô mình, không sáng suốt. Tục ngữ có câu cảnh giác Làm phúc phải tội. Câu này diễn ý rất thâm thúy như sau:

Có con tim thương người là điều tốt, nhưng cần thêm có khối óc sáng suốt thì việc làm mệnh danh là làm phúc mới là việc Thiện thực sự nên làm. Phật học gọi là Phước Tuệ song tu. Việc làm này đúng và người làm việc này được hưởng quả Phúc, không bao giờ mang Tội.

Nếu có con tim thương người một cách sai lệch, lại không có khối óc sáng suốt tu chỉnh lại thì việc làm vẫn gọi là làm phúc nhưng không phải là việc Thiện thực sự mà còn là việc Bất Thiện. Việc làm này sai và người làm phải chịu quả tội đúng theo lý Nhân Quả, gieo Nhân nào lãnh Quả ấy.

Kết luận: 

Làm việc thiện có đúng có sai là đề tài đã được bậc Thánh Sư là Đức Khổng tử giải thích tường tận qua việc làm cụ thể của hai đệ tử Tử Công và Tử Lộ. Hơn nữa sự việc này đã được kinh nghiệm dân gian thực chứng qua nhiều thế hệ. Người hành trì phước tuệ song tu cần soi tỏ: Tu phước do thiện tâm coi như một năng lực do từ tâm vận hành, tu tuệ do giác trí coi như ngọn đèn soi sáng cho hành giả di chuyển trong đêm tối. Hành giá coi như người lái xe đi ban đêm, Thiện tâm là xăng dầu. Giác trí là đèn pha. Nếu thiếu xăng dầu hay bình điện hết hơi thì người lái xe không thể di chuyển được.

Đa số Phật tử hạ cần thường thiên chấp về tu phước, coi nhẹ từ tuệ, thường có niềm tin Tu cầu Phước do đó chăm làm việc Thiện. Người khéo tu khắc tâm bốn chữ Duy Tuệ thị Nghiệp diễn ý Hãy nghiêng về Tuệ, đó là cái Nghiệp (2). Nói nôm na về mặt hành trì: Việc tin là Thiện mà ĐÚNG, thì nên làm vì làm thì hưởng Phước. Việc tin là Thiện mà SAI thì nên tránh vì làm thì mang tội.

Chú thích: 

1. Chân đế: Cũng gọi là Thánh đế hay Diệu đế. Đây là nghĩa lý đúng với Sự thật tròn đầy, căn cứ vào bản thể sự vật, bậc có thánh trí mới nhận thức ra.

Tục đế: Cũng gọi là Thế đế. Đây là nghĩa lý theo tâm thế gian, căn cứ vào hình tướng sự vật, hiện tượng xảy ra, thích hợp với nhận thức của người bình thường ở thế gian.

2. Tuệ: Một âm khác là Huệ theo cách phát âm của người Việt Nam có nghĩa như nhau, do cùng một gốc chữ Hán chỉ sự sáng tỏ, thông suốt. Có nhiều tiếng ghép đôi như Trí tuệ, Thông tuệ. Huệ giác, Huệ minh....

Chữ Hán hai chữ Tuệ và Huệ viết khác nhau và có nghĩa khác nhau:

Tuệ, 慧. có nghĩa là thông minh, sáng suốt như trí tuệ, thông tuệ, tuệ tâm...

Huệ, 惠, có nghĩa là lòng tốt giúp đỡ người khác như ơn huệ.

Người Việt Nam phát âm tuệ thành huệ đã là thói quen thông thường. Người thiện học hiểu rõ nội dung ý nghĩa, không chấp vào sự phát âm giống nhau mà hiểu sai nội dung ý nghĩa:

Phát âm là phước huệ song tu, huệ giác, Lục tổ Huệ Năn...

Nội dung có ý nghĩa là phước tuệ song tu, tuệ giác, Lục tổ Tuệ Năng...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Đại lễ Tam hợp Vesak, tưởng niệm đức Phật đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn

Nghiên cứu 12:00 11/05/2024

Ngày Đại lễ Tam Hợp Vesak mang những ý nghĩa rất sâu sắc, rộng lớn, biểu trưng cho các nguyên lý của Phật giáo, mang lại vô số lợi lạc cho chúng sinh. Cuộc đời của đức Phật và sự hình thành Phật giáo được công nhận là sự kiện quan trọng, mang lại một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm