Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/05/2023, 14:15 PM

Làm việc thiện có đúng có sai (Phần 1)

Cùng một việc làm được gọi là Thiện đánh giá là đúng ở nơi này nhưng lại sai ở nơi khác, đúng vào lúc này nhưng sai vào lúc khác, nhất là đúng ở người này nhưng sai ở người khác trong khi cả hai người đều có Thiện tâm khi làm việc này.

Làm việc thiện là Đúng, nên nghe theo; làm việc ác là Sai, nên tránh. Đây là một Chân lý hiển minh, không có điều gì cần bàn cãi. Đề tài bài viết này là Làm việc thiện có đúng có sai cần được biện giải rõ ràng ngõ hầu ứng dụng tùy nghi mới hợp tình hợp lý. Đây chính là điểm thiết yếu trong Chánh Pháp: Đạo quả cần được thực chứng mới là Chân đế, nếu chỉ được lý giải thông suốt, suy luận khúc chiết cũng chưa hẳn là Chân đế, đó chỉ là Tục đế (1). Người hành trì Chánh pháp không được coi nhẹ điểm thiết yếu này.

Chân đề hay Chơn đề là Sự Thật tuyệt đối, căn cứ vào cứu cánh hay thể tánh tốt hay xấu, hữu ích hay tác hại trong đời sống cụ thể cuộc sống để quyết định là Đúng hay Sai. Tục đế là Sự Thật tương đối, căn cứ vào phương tiện hay sắc tướng do giác quan cảm nhận có tính cách chủ quan để quyết định là Đúng hay Sai. Chân đế cần thực nghiệm, sau đó mới chứng ngộ. Tục đế dựa vào suy ngẫm theo thiên chấp như định kiến, ngôn ngữ văn tự, giáo điều tập tục... Chân đế thuộc pháp xuất thế gian, Tục đế thuộc pháp thế gian.

Thế nào là làm việc thiện với sự vô minh?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

1. Lý giải và thực chứng 

Một mô hình diễn tả tiến trình Tu Đạo thường được hành giả ứng dụng gồm có bốn chặng là TÍN-GIẢI-HÀNH-CHỨNG, nói dầy dủ hơn là Khởi Tín tâm, Lý giải, Hành trì và Chứng ngộ. Mô hình có thể tóm gọn lại hai chặng là Lý giải và Thực chứng, lập luận như sau: Có Tín Tâm thì phải Lý giải mới là Chánh Tin, nếu không Lý giải rất có thể lạc vào Mê Tín; có Hành Trì mới tiến tới Thực nghiệm và Chứng ngộ, nếu không hành trì thì không sao có được kết quả là Thực nghiệm và Chứng ngộ.

Cùng một việc làm được gọi là Thiện đánh giá là đúng ở nơi này nhưng lại sai ở nơi khác, đúng vào lúc này nhưng sai vào lúc khác, nhất là đúng ở người này nhưng sai ở người khác trong khi cả hai người đều có Thiện tâm khi làm việc này. Đây là lý Tùy duyên diệu ứng trong Phật học, nghĩa là tùy theo thời thế, cảnh ngộ, đối tượng khác nhau mà định thái độ hành động cho đúng, cho thích hợp để đem lại cứu cánh là sự hữu ích vẹn toàn. Trong thực tế, việc diệu ứng này rất khó thực hiện vì lý do không có trường hợp nào giống trường hợp nào, vạn pháp vô thường.

Một sự tích trong lịch sử văn hóa Á đông đã chứng minh rõ ràng lý Tùy duyên diệu ứng, kẻ hậu học ngày nay nên lấy đó làm gương:

Đức Khổng tử (551–479 trước Tây lịch) người nhà Chu nước Lỗ (Trung Hoa) tuy làm quan nhưng nổi danh là bậc Thánh Sư, được tôn xưng là Vạn Thế Sư nghĩa là bậc Thầy của thiên hạ thuộc mọi thế hệ. Số môn sinh của Ngài lên đến hàng ngàn, có 72 đệ tử lưu danh hậu thế gọi là 72 vị hiền sĩ, trong số đó có Tử Cống và Tử Lộ.

Tử Cống: Vào thời Xuân Thu, nước Lỗ có luật định rằng nếu có người nước Lỗ bị nước khác bắt đi làm nô lệ, ai dùng tiền chuộc ra thì người đó có thể đến quan phủ lãnh tiền thưởng. Tử Cống dùng tiền chuộc nô lệ ra nhưng không chịu nhận tiền thưởng, viện dẫn lý do giúp người do lòng tốt mà không vì tiền thưởng. Mọi người ai cũng bảo là Tử Cống đã làm một việc thiện rất đúng. Nhưng Đức Khổng tử biết được việc này thấy không vui và dạy rằng: Việc này Tử Cống đã làm Sai. Phàm Thánh Hiền hễ làm việc gì đều phải nghĩ đến hậu quả của việc mình làm sẽ ảnh hưởng đến phong tục tốt đẹp, ví như dạy bảo, dẫn dắt dân chúng trở nên người tốt nhưng không nên vì cá nhân mình cảm thấy thích là làm. Hiện nay trong nước Lỗ đa số là dân nghèo, mọi người đã không có tiền lại sợ mang tiếng là tham tài nên không muốn đi chuộc những kẻ nô lệ. Như vậy, e rằng sau này sẽ không có ai đi chuộc kẻ nô lệ nữa.

Tử Lộ: Một người rủi ro bị té xuống sông, Tử Lộ thấy vậy liền cứu người đó thoát chết. Để đáp ân, người đó đem biếu tạ Tử Lộ một con trâu. Tử Lộ nhận ngay. Đức Khổng tử biết được việc này tỏ ý rất vui và nói: Từ nay về sau, nước Lỗ sẽ có rất nhiều người chủ động cứu với người té xuống sông. Câu nói này hàm ý: Việc làm của Tử Lộ là Đúng! 

Trong dân gian, nhìn theo con mắt thế tục Tử Cống không nhận tiền thưởng là tốt, Tử Lộ nhận con trâu là không tốt. Theo bậc Thánh Sư là Đức Khổng tử thì Tử Cống lại đáng trách, Tử Lộ lại đáng khen. Lý giải như sau:

Muốn biết một người làm việc Thiện là đúng đáng khen hay sai đáng trách, không thể căn cứ vào kết quả tức khắc trước mắt mà phải xét đến ảnh hưởng lâu dài, không thể phán xét Đúng Sai ngay trong hiện tại mà phải phán quyết Đúng Sai trong tương lai, không thể xét vấn đề theo sự Thành Bại một cá nhân mà phải xét theo sự Lợi Hại xẩy đến cho đại chúng, không thể xét theo tâm lý chủ quan cá nhân mà phải xét theo nhận định khách quan của hậu thế. Tử Cống không nhận tiền thưởng khi chuộc nô lệ vì tâm thiên chấp vào hạnh liêm khiết của chính mình, không nghĩ xa đến ích lợi việc giải thoát thành phần nô lệ. Tử Lộ khi cứu người té xuống sông là do lòng vị tha, không có tâm vị kỷ nghĩ đến việc sẽ được nạn nhân tạ ân hay được tiếng khen của mọi người.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Đại lễ Tam hợp Vesak, tưởng niệm đức Phật đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn

Nghiên cứu 12:00 11/05/2024

Ngày Đại lễ Tam Hợp Vesak mang những ý nghĩa rất sâu sắc, rộng lớn, biểu trưng cho các nguyên lý của Phật giáo, mang lại vô số lợi lạc cho chúng sinh. Cuộc đời của đức Phật và sự hình thành Phật giáo được công nhận là sự kiện quan trọng, mang lại một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm