Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Lan tỏa vô úy thí tri thức Phật giáo trong bối cảnh dịch bệnh

Một năm đầy biến động từ đại dịch Covid-19, song với tinh thần dấn thân phụng sự, lan tỏa vô úy thí tri thức và những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đối với nhân sinh, Phatgiao.org.vn vẫn tiếp tục giữ vị trí là website chuyên biệt về thông tin Phật giáo có lượng bạn đọc lớn nhất Việt Nam.

Để góp phần đáp ứng yêu cầu công tác truyền thông Phật giáo, hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và lan tỏa Chánh pháp, cung cấp nguồn tài liệu phong phú về Phật pháp, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đối với nhân sinh tới đông đảo Phật tử và quần chúng nhân dân, giúp cho Phật tử, Tăng Ni và bạn đọc trong nước và quốc tế tiếp cận với trí tuệ của Đức Phật một cách thuận lợi và miễn phí, Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam (Phatgiao.org.vn) thành lập và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động số 09/GP-TTĐT ngày 04/04/2014 và chịu trách nhiệm bởi HT. TS Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban TTTT TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây là cơ quan truyền thông của HĐTS và Ban TTTT TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là tiếng nói của giới Phật tử cả nước.

Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam cùng các mạng xã hội như Facebook Phật giáo Việt Nam, kênh Youtube Phật giáo Việt Nam đã được Ban Biên tập phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng thành viên biên tập viên để triển khai hoạt động, đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, hoạt động ngày càng chất lượng và hiệu quả. Trong quá trình hoạt động đã bám sát chủ trương, định hướng của Giáo hội, phát huy tinh thần trách nhiệm cao của các thành viên trong Ban Biên tập.

Ban Biên tập Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam hiện có 6 nhân sự. Trong đó 3 nhân sự phụ trách nội dung, thực hiện nhiệm vụ cập nhật tin tức Phật sự, biên tập và xử lý tin bài, nội dung kiến thức Phật giáo…; 2 nhân sự phụ trách kỹ thuật; 1 nhân sự phụ trách máy chủ.

Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng là kênh thông tin chính thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng là kênh thông tin chính thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Công tác truyền thông là bệ phóng cho tri thức Phật giáo

Kết quả hoạt động website Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, tính năng của website, từ tháng 2 năm 2020, Ban Biên tập chủ trương thay đổi cấu hình, giao diện; nội dung chuyên mục được thiết kế, bố trí khoa học, văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét trang nghiêm, thanh tịnh của Phật giáo, đảm bảo khả năng truy cập nhanh, tra cứu thông tin thuận lợi. Phần lớn chuyên mục trên giao diện website có nội dung thiết thực, dễ hiểu, thân thiện, bám sát giáo lý Phật giáo và truyền tải thông điệp từ bi trí tuệ, đáp ứng nhu cầu của Phật tử trong nước và quốc tế như: hệ thống văn bản chỉ đạo của Giáo hội, Tin tức Phật sự, các chuyên đề về Kinh Phật, Phật giáo thường thức, Phật giáo và cuộc sống, Chân dung từ bi, Môi trường, Phòng chống virus corona…

Trong năm 2020, toàn website đã đăng tải 6573 bài viết, với nội dung đa dạng, phong phú, tin tức cập nhật nhanh chóng, phản ánh được hoạt động Phật sự, từ thiện của các cấp giáo hội và các tổ chức trong nước, góp phần lan tỏa tinh thần dấn thân phụng sự, từ bi bác ái của Phật giáo. Bên cạnh những bài viết nghiên cứu chuyên sâu phục vụ nghiên cứu Phật học, nhiều bài viết kiến thức Phật học thường thức, Phật giáo và cuộc sống được Phật tử, Tăng Ni trong nước và quốc tế đón đọc và đánh giá cao.

Năm 2020, Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng là kênh thông tin chính thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nội dung tin bài, hình ảnh, dữ liệu được biên tập và kiểm duyệt chặt chẽ, vì vậy chất lượng ngày càng được nâng cao, đảm bảo chính xác, truy cập nhanh, đa dạng, phong phú và hoàn toàn miễn phí. Website đã thu hút được đông đảo Phật tử, Tăng Ni và những người mến mộ đạo Phật truy cập với 45 triệu lượt độc giả trong năm 2020 và tiếp tục giữ vị trí là website chuyên biệt về thông tin Phật giáo có lượng bạn đọc lớn nhất Việt Nam, theo số liệu từ Google Analytics cho thấy trong gần 15 triệu users, có tới gần 68% truy cập trang đến từ máy tìm kiếm Google. Thống kê lượt truy cập toàn trang trong năm 2020 đạt 35.412.322 lượt truy cập, số lượt truy cập trung bình hàng tháng từ 2.900.000 – 3.000.000 lượt.

Ngày 27/2/2020, trang Facebook Phật giáo Việt Nam được Facebook cấp tick xanh nhằm xác minh trang Facebook là chính chủ, không giả mạo.

Ngày 27/2/2020, trang Facebook Phật giáo Việt Nam được Facebook cấp tick xanh nhằm xác minh trang Facebook là chính chủ, không giả mạo.

Truyền thông trong Chánh pháp

Với nhiệm vụ hoằng pháp lợi sinh, luân chuyển bánh xe pháp, truyền tải giáo lý Phật giáo, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đối với nhân sinh và sự nhiệm màu trong giáo pháp của Đức Phật đến với đông đảo Phật tử và quần chúng nhân dân, những người yêu mến đạo Phật trong thời đại công nghệ 4.0, công tác quản trị mạng, quản trị nội dung luôn được đảm bảo, webstie không để xảy ra sai phạm về hoạt động báo chí, nguồn dữ liệu, thông tin đúng với giáo lý đã được xác thực, không vi phạm bản quyền.

Bên cạnh đó, năm 2020 với sự kiện đại dịch Covid-19 làm khủng hoảng cả thế giới, thực hiện chỉ đạo của Hòa thượng Thích Gia Quang, Ban Biên tập Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam đã nhanh chóng chỉ đạo cập nhật thông tin, tình hình diễn biến của dịch bệnh do virus corona, đăng tải trên website và nền tảng mạng xã hội để Tăng Ni, Phật tử và nhân dân cả nước nắm được. Ban Biên tập đã mở riêng chuyên mục “Phòng chống virus corona” trên website để Tăng Ni, Phật tử và nhân dân cả nước dễ dàng nắm bắt thông tin, diễn biến của dịch bệnh thật nhanh chóng và chính xác, từ đó có các biện pháp phòng, chống dịch thật hiệu quả.

Kinh phí duy trì website Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam

Nhằm cung cấp tài liệu Phật pháp miễn phí, website hoạt động phi lợi nhuận từ nhiều năm nay, trong năm 2020, biến động từ đại dịch Covid-19 làm công việc hoằng dương Phật pháp trên Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Trưởng Ban Biên tập không nhận lương thù lao, mọi chi phí duy trì hệ thống, lập trình phần mềm và chi trả cho thuê văn phòng, hành chính, thù lao cho nhân sự biên tập viên đều do Trưởng Ban Biên tập bỏ chi phí nhà đề duy trì.

Kết quả hoạt động trang mạng xã hội Facebook & Youtube Phật giáo Việt Nam

Tham gia vào mạng xã hội, trang Facebook Phật giáo Việt Nam đã trở thành một trong những kênh thông tin chính thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cùng với Website, trang Facebook Phật giáo Việt Nam đã có bước đột phá đáng kể về nội dung, trải nghiệm của bạn đọc, và lan truyền thông tin từ bi, vô uý thí an lành trên mạng xã hội.

Với tính năng và tiện ích của mình, mạng xã hội Facebook Phật giáo Việt Nam đã thu hút đông đảo Phật tử, Tăng Ni và những người mến mộ đạo Phật trong nước và quốc tế tham gia tương tác. Thống kê đến nay, trang Facebook Phật giáo Việt Nam hiện có 160.860 người theo dõi, 145.509 người thích. Ngày 27/2/2020, trang Facebook Phật giáo Việt Nam được Facebook cấp tick xanh nhằm xác minh trang Facebook là chính chủ, không giả mạo.

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn nhiều nguy cơ có thể phải hạn chế các buổi thuyết pháp đông người, cùng với kế hoạch đẩy mạnh phát triển các nội dung truyền tải bài giảng Phật pháp trên nền tảng số, Ban Biên tập đã giao kết hợp tác với nhóm phát triển video của cư sĩ Bùi Nhật Tân để phát triển kênh Youtube Phật giáo Việt Nam. Hiện kênh Youtube Phật giáo Việt Nam đã có 31.800 người theo dõi với 5.130.189 lượt xem với hơn 5000 video nội dung phong phú được đăng tải.

Đề xuất, kiến nghị

- Ban TTTT TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam xem xét hỗ trợ kinh phí, chế độ bồi dưỡng đối với Ban Biên tập và chi phí vận hành website Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.

- Đề nghị HĐTS TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam khen thưởng cho Ban Biên tập Cổng thông tin thực hiện tốt việc cung cấp thông tin lên Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.

- Đề nghị các Ủy viên Ban TTTT Giáo hội Phật giáo Việt Nam các địa phương tăng cường tham gia viết tin, bài, liên kết và hỗ trợ nhằm mục đích hoằng truyền Chánh pháp, làm phong phú nội dung Phật pháp.

Cư sĩ Thiện Đức - Trưởng Ban Biên tập Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.

Cư sĩ Thiện Đức - Trưởng Ban Biên tập Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.

Định hướng hoạt động năm 2021

Năm 2021, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của website, các trang mạng xã hội Phật giáo Việt Nam, đáp ứng yêu cầu là kênh thông tin chính thống, kịp thời, chính xác của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cộng đồng Phật tử, Tăng Ni, những người mến mộ đạo Phật trong nước và quốc tế, Ban Biên tập cần tập trung thực hiện những nội dung định hướng hoạt động sau:

- Tiếp tục bám sát định hướng xây dựng, phát triển website, tích cực khai thác, cập nhật tin tức Phật sự của Ban trị sự các cấp, đa dạng hóa nội dung bài viết đăng tải trên website và các mạng xã hội.

- Ban Biên tập xây dựng kế hoạch nội dung tin bài cụ thể hàng tháng, đặt ra các đề tài, gợi ý cụ thể cho đội ngũ nhân sự biên tập viên.

- Duy trì và nâng cao chất lượng và hình thức các chuyên mục đã có. Cập nhật dữ liệu Phật pháp nhằm đảm bảo đầy đủ, phong phú nội dung tất cả các mục trên giao diện website; cải tiến, nâng cao giao diện website. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao số lượng, chất lượng tin, bài viết, dữ liệu trên website và nền tảng mạng xã hội phản ánh nhanh chóng, chính xác tin tức Phật sự, thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp lợi sinh, luân chuyển bánh xe pháp, truyền tải giáo lý Phật giáo, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đối với nhân sinh và sự nhiệm màu trong giáo pháp của Đức Phật đến với đông đảo Phật tử và quần chúng nhân dân, những người yêu mến đạo Phật trong thời đại công nghệ 4.0.

- Cập nhật, phát triển và xây dựng thêm nhiều chuyên trang, chuyên mục với hệ thống tin, bài phong phú, đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc như: chuyên trang chào mừng Kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN, Phật học cho Phật tử tại gia, Phật học chuyên khảo, Kinh Phật, Văn bản điều hành,…

- Thường xuyên cập nhật, đảm bảo an ninh, an toàn mạng, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và giám sát hoạt động để duy trì hệ thống máy chủ để website và các nền tảng mạng xã hội cập nhật tin, bài liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày.

 - Hàng năm có tổng kết hoạt động của website và các nền tảng mạng xã hội để đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng các cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động của website, mạng xã hội Phật giáo Việt Nam.

Cư sĩ Thiện Đức                               

Trưởng Ban Biên tập Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam

Nghiên cứu Phật giáo

Lời Phật dạy

Phật sự online

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Xiển dương Đạo pháp 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Xiển dương Đạo pháp 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Xiển dương Đạo pháp 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Tu hạnh Đại Thế Chí Bồ-tát

Xiển dương Đạo pháp 11:09 12/10/2024

Đại Thế Chí Bồ-tát (chữ Hán: 大勢至菩薩, tiếng Phạn: महास्थामप्राप्त/ Mahāsthāmaprāpta) hay Đắc Đại Thế Bồ-tát (chữ Hán: 得大勢菩薩) là một vị Đại Bồ-tát thể hiện ánh sáng trí tuệ trong Phật giáo Đại thừa, là bậc đại sĩ trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc.

Xem thêm