Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 02/04/2019, 20:00 PM

Lắng lòng từ những tiếng “dạ” được nghe ở cửa thiền

Là Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Sư Ông nơi thiền viện tôi quy y ngũ giới HT Thích Thanh Từ, rất hay. Thân, khẩu, ý - khái quát đường tu từ thời cổ xa xưa của Đức Chí Tôn khiến hậu thế chỉ có biết ngưỡng mộ kính phục.

>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Cuộc sống đang hồi bộn bề vàng thau; chuyện ngôn từ giao tiếp, thậm chí ngôn ngữ viết hàn lâm hay hành chính, sư phạm, báo chí… cũng nhiều soạn khiến ai quan tâm nhói lòng hoài.

Bài liên quan

Tôi có đúng 4 năm trong làm thành viên trong một câu lạc bộ điểm báo thuộc ban công tác bạn đọc báo Tuổi Trẻ TP. HCM, cũng tròn 208 bài điểm báo tuần. Hàng ngày đọc các báo in và báo điện tử để nắm bắt tin tức để góp ý cho công tác biên tập dưới góc nhìn người đọc, đề xuất đề tài hay cung cấp thông tin thô. Nghiệp giáo làng khiến thói quen bắt lỗi cứ như với môn tập viết hay chính tả tiểu học: bảng điểm báo nào tôi cũng lít chít kể ra lỗi câu cú chính tả hoàn toàn có thể khiến người tổng hợp và đọc phiền lòng. Những hạt sạn sơ đẳng vỡ lòng phát hiện được khi đã qua mấy vòng biên tập chuyên nghiệp của một nhật báo  hàng đầu và ký tên các cây bút ít ra có một bằng cử nhân!

Ngôn ngữ sinh hoạt cũng vào hồi ngổn ngang phiền não lắm, người ta vô tư sử dụng tràn ngập những thô từ xấu để giao tiếp nơi công cộng khiến ai nhạy cảm dễ tổn thương ức chế khi nhấp vội tách cà phê - vị đậm đà cafe không bù được sự chịu đựng thần kinh do một núi câu tục tỉu phải nghe trong quán xá. Tôi nghĩ không có mỗi mình buồn về chuyện này, trên báo người ta cũng viết nhiều.

Cuộc sống đang hồi bộn bề vàng thau; chuyện ngôn từ giao tiếp, thậm chí ngôn ngữ viết hàn lâm hay hành chính, sư phạm, báo chí… cũng nhiều soạn khiến ai quan tâm nhói lòng hoài. Ảnh: Minh họa, nguồn: Internet

Cuộc sống đang hồi bộn bề vàng thau; chuyện ngôn từ giao tiếp, thậm chí ngôn ngữ viết hàn lâm hay hành chính, sư phạm, báo chí… cũng nhiều soạn khiến ai quan tâm nhói lòng hoài. Ảnh: Minh họa, nguồn: Internet

Trả ngôn ngữ về với ngôn ngữ

Trả ngữ ngôn về lại cho ngữ ngôn, về với sự tôn nghiêm, cần thiết của chính nó, về với chổ đứng của thật ngữ, chánh ngữ, về với sự thiết yếu, truyền tải thông điệp đong đầy yêu thương trí tuệ, lòng vị tha, sự thanh thoát cao tột của tâm linh. Trả ngôn ngữ về với bản chất đích thực mà nó đã có, đã từng trú ngụ, đã từng yên vị, trả về với thuở ban đầu, nguyên ngữ, cái tâm thanh tịnh, không có sự dẫn đưa của vô minh, không có sự lôi kéo của ý thức xen vào gây rối, lũng đoạn, những phiền não bế tắc, trả về với chổ đứng nguyên thủy, nơi không có vọng niệm chen vào lôi kéo, không có cảm xúc thường tình nhảy vào tước đoạt, một sự tỉnh lặng tuyệt vời mà không ngôn ngữ nào đủ thẩm quyền để diễn tả. Một sự bình yên cao tột, không đến từ ngôn từ mời gọi, một sự vắng lặng chơn chất, dung dị vượt lên cao, trên những đỉnh cao lồng lộng mà ý thức không bao giờ đuổi kịp.

Bài liên quan

Tự học qua kênh internet, tôi dõi theo bài giảng của một Giáo sư Tiến sĩ và ngỡ ngàng khi phải nghe vô số câu cứ không khác trong quán cà phê vỉa hè quê nhà, vị giáo sư khả kính cứ vô tư rủa xả trên bục giảng trước thính chúng trực tiếp và online, đụng đến phụ nữ và những tế nhị mà ngay giới thất học cũng ngại.

Là Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền  sư Thích Nhất Hạnh và Sư Ông nơi thiền viện tôi quy y ngũ giới, HT Thích Thanh Từ, rất hay. Công dụng vi diệu của ngữ dù viết hay nói bất khả tư nghị, như thuốc cứu người hay giết người tùy duyên. Thân - khẩu - ý, sự khái quát đường tu từ thời cổ xa xưa của Đức Chí Tôn khiến hậu thế chỉ có biết ngưỡng mộ kính phục. Quan hệ thân khẩu ý là logic biện chứng và chủ đạo trong mỗi sinh thể người.

Làm truyền thông phật giáo, tôi có duyên đi một số cảnh tự và vinh dự được nghe pháp từ các bậc tu sĩ Phật giáo các vùng miền. Dư vị lắng đọng nhiều, đan xen, duy tiếng "dạ" từ các bậc xuất gia mà tôi nhận được thực  khó quên. Có mấy kỷ niệm gần kể lại sẻ chia.

Ngôn ngữ học vô chừng, tinh tế. Tiếng Việt lại càng cao sâu, nội hàm trong vỏ từ vựng

Ngôn ngữ học vô chừng, tinh tế. Tiếng Việt lại càng cao sâu, nội hàm trong vỏ từ vựng "dạ" vô cùng, không gói hết trong khái quát ở các từ điển. "Dạ" với người tu Phật giáo là thực tập và hành tập thực sự, thoát phàm, nhỏ mà không hề nhỏ. Ảnh: Giác Ngộ Online

Khi xách ba lô hành hương núi Sam cách nhà mấy trăm cây số, trong khuya khoắt trải nghiệm thanh âm đêm và cảnh thiền ở Chùa Hang (Phước Điền tự), ngắm mải miết đồng ruộng xanh rì bên dưới không xa biên giới Việt Nam - Campuchia, kênh Vĩnh Tế ghi dấu lịch sử mở cõi, chậm bước vào hang "nghe" lại thời sư bà Diệu Thiện khai sơn tạo tự ẩn mình trong đấy thiền định từ thời rất trẻ. Rồi vinh dự tôi được đảnh lễ nghe trao đổi của vị Thượng tọa trụ trì đời thứ 4 của cổ tự - Ngài Thích Thiện Tài có nhũ danh Lê Văn Thọ.

Bài liên quan

Câu chuyện về thiền phái Vân Môn, về bổn quán Chợ Lớn của Sư Bà và cũng là nơi sinh của Ngài...Về hành trang không lắng ở chiếc quạt thiền, quà vật hay kinh sách chi, chỉ ở tiếng "dạ" khiêm cung từ ái của bậc trụ  trì lúc tôi làm lễ từ giã. Tiếng “dạ” của bậc xuất gia hàng Thượng tọa coi sóc một cổ tự nơi ngọn núi thiêng, là Phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh An Giang, ngài "dạ" với một cư sĩ cộng tác công quả cho truyền thông Phật giáo sơ cơ; tiếng dạ của khiêm cung và công hạnh tu tập, của sự thoát ly ngã mạn và thông điệp từ ái... Quà ấy tôi mang về nâng niu hoài.

Dịp trước, trong dịp dự định đến Hội An tự ở Bình Dương dự học và tác nghiệp viết bài về tập huấn truyền thông Phật giáo cho Đông Nam Bộ & Tây Nguyên, tôi đã gọi điện xin phép với vị Đại đức Chánh thư ký Ban trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương trong ban tổ chức khóa học, nhưng không đủ duyên đến được. May mắn, tôi cũng viết được mẩu bài vụng về nhân khóa học; khi nhắn tin cảm ơn và xin lỗi về chuyện không đến như đã trao đổi, tôi đọc hoài tin hồi đáp của vị Chánh thư ký, Thầy cảm ơn tôi và một tiếng "dạ". Thêm một kỷ niệm đáng giá.

Ngôn ngữ học vô chừng, tinh tế. Tiếng Việt lại càng cao sâu, nội hàm trong vỏ từ vựng "dạ" vô cùng, không gói hết trong khái quát ở các từ điển. "Dạ" với người tu Phật giáo là thực tập và hành tập thực sự, thoát phàm, nhỏ mà không hề nhỏ.

Thân, khẩu, ý - khái quát đường tu từ thời cổ xa xưa của Đức Chí Tôn khiến hậu thế chỉ có biết ngưỡng mộ kính phục.

Thân, khẩu, ý - khái quát đường tu từ thời cổ xa xưa của Đức Chí Tôn khiến hậu thế chỉ có biết ngưỡng mộ kính phục.

Tôi cũng thường đi khám bảo hiểm y tế các bệnh mạn, ở Trung tâm y tế thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) có một bác sĩ họ Lê cũng dạ với bệnh nhân! Thầy thuốc ở phòng khám cán bộ ấy khiến tôi ngỡ ngàng vì vui! Lần đầu trong đời tôi  được nghe âm thanh tuyệt vời ấy ở chốn thường bị kêu ca về tinh thần phục vụ. Có cần chi nhiều đầu, một giao tiếp thân ái và lịch sự bình thường như vốn có?

Đấy, những cảm xúc của tôi khi nghe tiếng "dạ" ở cửa thiền và "đời" khiến bài giảng về ái ngữ của các Sư Ông như thấm thía sinh động hơn nhiều, bộn bề về văn hóa giao tiếp, những tổn thương do “thô ngữ” vơi đi ...

Một tiếng "dạ" thôi, có khi là rất nhiều?

Muốn được giác ngộ ta phải chuyển hoá, làm mới tâm thức và con người của mình, phải thay đổi thói hư tật xấu, đoạn trừ vô minh, phiền não tham sân si, để cho trí tuệ phát khởi, bằng lòng với những gì đang hiện hữu, sống an nhiên với những gì đang có, đang tới, sẽ tới, phải tới, và nó phải được thành tựu từ một tâm hành an lạc chói sáng, cao tột, thánh thiện, để hoàn thành đại nguyện cứu mình và độ người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao con muốn tu tập?

Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024

Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Xem thêm