Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 27/08/2018, 13:37 PM

Lễ Vu Lan của cộng đồng người Việt tại chùa Trúc Lâm Kharkov, Ucraina

Đạo hiếu luôn có sẵn trong tâm thức của mỗi người, đứng đầu tiên trong đạo làm người và lễ Vu Lan là dịp để chúng ta suy nghĩ về cách ứng xử, giáo dục cho thế hệ trẻ về đạo làm con đối với các bậc sinh thành. Ngày 14/07/Mậu Tuất (24/08/2018), chư tăng tại chùa Trúc Lâm Kharkov và phật tử từ các thành phố Kharkov, Odessa, Kiev đã vân tập về chùa dự lễ Vu Lan báo hiếu PL.2562 – DL.2018.

 
Phát biểu tại buổi lễ, bà Kiều Hà Liên, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina và Moldova đã nói: Đại lễ Vu Lan báo hiếu hàng năm tại chùa Trúc Lâm Kharkov là dịp tốt để thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở xa Tổ quốc hiểu được và tiếp thu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta, trong đó có tinh thần đạo hiếu – một trong những phẩm hạnh đạo đức cao đẹp của người Việt Nam. Bà cũng thay mặt lãnh đạo Đại sứ quán ghi nhận và biểu dương đóng góp quan trọng của cộng đồng Việt Nam tại Kharkov, trong đó có chư tăng, phật tử chùa Trúc Lâm Kharkov, đang góp phần xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng Việt Nam tại Ucraina, ổn định cuộc sống và hướng về quê hương, đất nước.

Trong bài thuyết giảng về ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu, ĐĐ.Thích Quang Điền, đương nhiệm chùa Trúc Lâm Kharkov nhắc nhở truyền thống báo ân, uống nước nhớ nguồn của dân tộc là một trong bốn ân quan trọng nhất: Ân Cha mẹ, ân Thầy tổ, ân Quốc gia và ân Chúng sinh.

Bởi vậy, ngày lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo mang đậm nét nhân văn ngày càng tô bồi đẹp đẽ tinh thần uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc Việt Nam.
 
Buổi lễ đã diễn ra trong không khí thành kính trang nghiêm với đầy đủ nghi thức tôn giáo. Những lời cảm niệm về đạo hiếu, những bài hát về công cha, nghĩa mẹ do các phật tử từ Kiev, Kharkov, Odessa biểu diễn đã làm nhiều người xúc động rơi nước mắt khi nghĩ về cha mẹ.
 
Nghi thức “Bông hồng cài áo” với những bông hồng đỏ dành cho những người may mắn với niềm hạnh phúc vô biên, vì còn cha mẹ là còn tất cả, còn những nghĩa tình cao quý thân thương. Bông mầu phớt hồng dành cho những người còn mẹ hoặc cha và bông mầu trắng như một nỗi bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ…
 
Cùng ngày, ĐĐ.Thích Quang Điền cùng đạo tràng, phật tử đã cử hành lễ cúng Ngọ, tuyên sớ cầu an, cầu siêu và cúng chúng sinh, thí thực theo cùng phong tục ngày Rằm tháng Bảy xá tội vong nhân.

Mai Anh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm