Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/10/2023, 08:31 AM

Lời Phật dạy về bí quyết hạnh phúc

Một thời, Thế Tôn trú tại Sàvatthi. Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, có một pháp nào có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hanh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau?

Thưa Đại vương, có một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.

Bạch Thế Tôn, pháp ấy là gì?

Bất phóng dật, thưa Đại vương, là một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.

Ai ước nguyện tuổi thọ

Không bệnh, có diệu sắc

Được sanh lên Thiên giới

Sanh các nhà quý toc

Phải liên tục tăng thượng

Tinh tấn, không dừng nghĩ

Người hiền triết tán thán

Hạnh lành không phóng dật

Đối với những người lành

Làm các hạnh công đức

Người hiền không phóng dật

Được cả hai lợi ích

Lợi ích trong đời này

Lợi ích cả đời sau

Kẻ anh hùng được gọi

Là bậc chơn hiền trí

Nếu biết nắm chụp lấy

Hạnh phúc cho chính mình.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 3, phẩm 2, phần Không phóng dật [lược], VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.194)

Lời bàn:

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Phóng dật là lối sống buông thả, phóng túng theo dục vọng, không có tiết độ, không biết tự giới hạn và kiềm chế bản thân, nói nôm na là sống xả láng, không cần nghĩ đến ngày mai. Theo tuệ giác của Thế Tôn, chính sự phóng túng không biết dừng lại đúng lúc là nguyên nhân của mọi bất hạnh trong đời này và cả những đời sau.

Thì ra, những điều kiện để thiết lập hạnh phúc trong đời sống vốn ở trong tầm tay của mọi người. Đó là sự chuẩn mực, điều độ, biết làm chủ bản thân mình trước những cám dỗ. Chúng ta thừa biết tác hại của việc ăn qua no hoặc ngủ quá nhiều, đam mê tửu sắc vô độ, quá vui hoặc quá buồn, stress v.v… ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần, là nguyên nhân của vô số bệnh tật, dẫn đến thể trạng sa sút và suy giảm tuổi thọ nhưng để làm chủ được bản thân không phải là điều dễ dàng.

Mặt khác, những ai biết dừng lại đúng lúc trước cám dỗ chắc chắn người ấy sẽ không bao giờ phải hối tiếc và ăn năn về những việc đã làm. Không ít người chỉ vì một phút không chế ngự được bản thân để tham sân chi phối mà phải thân bại danh liệt hay ân hận suốt cuộc đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm