Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/08/2014, 11:54 AM

Lòng từ và sự cảm thông

Cầu mong cho mọi người đều biết thông cảm và rải tâm từ đến nhau nhân mùa Vu Lan này. Có một bài thơ tiếng Anh thật hay và đầy ý nghĩa với tựa đề “Sympathy” (Sự cảm thông) của tác giả M.Johnson trong sách giáo khoa Anh ngữ cho học sinh lớp 6 của một trường quốc tế.

Tôi tạm dịch như sau:

“Một cô gái bé nhỏ mũm mĩm và một con chim nhỏ gầy yếu.
Ở bên nhau trên đồng cỏ trong một buổi sáng đẹp trời”.
“Con chim nhỏ bé đáng thương kia chắc phải lạnh biết bao! Vì nó đâu có quần áo ấm như mình”

Cô bé than thở:

“Dù trời nắng ấm đẹp đẽ dường này. Và cô bé kia mới xinh xắn làm sao”

Chim nói:

“Nhưng, ồ hãy xem kìa, cô ta chắc lạnh lắm đấy!
Vì nó chẳng có đến một cái lông nào để che thân!”
Và, mỗi bên run rẩy nghĩ về điều khốn khó của bên kia.
“Dẫu trong một buổi sáng trời nắng đẹp đến nhường này”.
 
Tác giả thật tài tình khi lột tả được hết sự đồng cảm sâu sắc của cô bé và “cậu chim”, nhân vật đã được nhân cách hóa, dù trời nắng ấm mà nghĩ đến nỗi khổ của kẻ khác ta vẫn phải run lên…, thế mới là cảm thông, thế mới là biết trải lòng từ, lòng bi mẫn, xót thương người khác.

Đạo Phật thường nói đến Tứ vô lượng tâm, tức là Từ, bi, Hỷ, Xả và Kinh Tâm Từ, Thiền Tâm Từ thường được các phật tử đọc tụng, thực hành.

Là phật tử, nhất định phải có Tứ vô lượng Tâm. Thực hành được các Tâm này cho những người thân, cho cha mẹ anh em và cho mọi người chung quanh thì gia đình và xã hội sẽ hòa ấm biết bao.

Mỗi dịp Vu Lan, sẽ không còn phải đốt mã để làm vừa lòng bố mẹ đã quá vãng nữa. Nếu khi bố mẹ còn sống ta biết “run rẩy” nghĩ về những khốn khó của bố mẹ, sinh thành nuôi dưỡng, cho ăn học, nhu cầu con càng lớn tóc bố mẹ càng thêm bạc, lưng thêm còng vì lo lắng chu cấp cho con, thì chắc con cái chẳng nỡ làm bố mẹ đau lòng, để mà một mai khi bố mẹ chẳng còn ở cùng mình nữa, cũng không phải ân hận điều gì.

Bố mẹ, thầy cô giáo cùng mọi người lớn khác cũng vậy, cũng hãy đặt mình vào vị trí của người khác mà biết xót thương con trẻ. Thời buổi này, có quá nhiều áp lực từ học đường, xã hội, làm cho trẻ chịu nhiều căng thẳng. “Khôn đâu đến trẻ”, chúng có dại dột thì bảo ban chúng, đừng sỉ nhục, kỳ thị chúng, cũng đừng quá kỳ vọng bắt chúng thành “ông nọ bà kia” vào trường này trường nọ như mong ước của mình, chúng là con người mạnh khỏe, tử tế “có học có nghề hay” (Kinh Hạnh Phúc) là được lắm rồi. Rải tâm từ cho chúng để chúng biết rải tâm từ cho mình và những người khác là giúp chúng hiểu được luật nhân quả và hưởng cuộc đời hạnh phúc.

Nhà văn Nam Cao nổi tiếng của chúng ta, người mà văn đàn cho rằng nếu ông còn sống, thì chắc là người duy nhất ở Việt Nam trong số các nhà văn được đề cử xét duyệt giải “Nobel Văn học” trên thế giới, có lòng từ bao la và sự cảm thông sâu sắc với những số phận khố khó. Ông nói về vợ với một sự xót thương và bi mẫn thiết tha: 

“Vợ tôi, thị cũng chẳng phải con người nhỏ nhen gì, nhưng thị bị đau chân, thị đau chân, nên thị chỉ nghĩ đến cái chân đau của thị !” (nhớ rằng cách gọi “thị” là theo thời bấy giờ, không phải lối nói khinh miệt).

Tôi tin rằng dù ông không nói ông là phật tử, nhưng ông chính là một phật tử đích thực!

Diệu Thanh Đỗ Thị Bình
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4 năm 2014

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm