Thứ sáu, 01/11/2019, 09:04 AM

Luận bàn về kiếp luân hồi

Kiếp luân hồi là ngôi nhà chung của nhân loại, thoạt nghĩ kiếp luân hồi là chuyện cao siêu trong Phật Pháp, tuy nhiên đây được coi là vòng xoay trong muôn loài dù được thừa nhận hay không, thuyết luân hồi là sự hiển nhiên có thực trong cuộc sống.

 >>Những câu chuyện hay về kiếp luân hồi

Ở kỳ trước tôi có nêu lên vấn đề kiếp luân hồi lại dễ nhận thấy ở người chết trẻ, tại sao họ lại có trí nhớ về quá khứ không ăn nhập gì với cuộc sống thực tại. Dưới góc nhìn của nhà tu hành, theo Đại đức Thích Thanh Huân, trụ trì chùa Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội diễn giải: Kiếp luân hồi là ngôi nhà chung của nhân loại, thoạt nghĩ kiếp luân hồi là chuyện cao siêu trong Phật Pháp, tuy nhiên đây được coi là vòng xoay trong muôn loài dù được thừa nhận hay không, thuyết luân hồi là sự hiển nhiên có thực trong cuộc sống.

Trước hết, ở góc độ khoa học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu đối với người trẻ nhất là trẻ con, họ cho rằng bộ óc của chúng có khả năng phát triển về trí nhớ mạnh, khả năng nhớ lại tiền kiếp là rất lớn. Trong vòng vài thập kỷ qua, vấn đề con trẻ nhớ lại những gì gọi là tiền kiếp đã được xem như vấn đề có cơ sở khoa học chứ không đơn thuần là chuyện mê tín huyễn hoặc nữa. Tuy nhiên, có lẽ vấn đề khó giải thích và khó chứng minh nên từ xa xưa chưa có nhiều người, nhất là giới khoa học đứng ra nghiên cứu và phổ biến rộng rãi.

Đại đức Thích Thanh Huân, trụ trì chùa Pháp Vân

Đại đức Thích Thanh Huân, trụ trì chùa Pháp Vân

Nhà khoa học Stevenson thuộc Đại học Virginia (Hoa Kỳ) đã bỏ ra một thời gian dài nghiên cứu về các trường hợp luân hồi tái sinh (Reicarnation) từ con trẻ, mà theo ghi nhận qua hơn 2.500 trường hợp nhớ lại những gì của thời quá vãng, cái thời mà với lứa tuổi của chúng (có trẻ chỉ 4-5 tuổi) – tương tự như cháu Tiến ở Hòa Bình, người ta không thể cho là ở trước đó một vài năm mà rất xa, có nghĩa rằng phải dùng tới chữ kiếp trước của chúng. Hơn nữa, những gì mà các em bé này nhớ, kể lại, mô tả lại hoàn toàn không ăn nhập gì với hoàn cảnh và thời gian mà chúng đang sống ở hiện tại. Chúng thường mở đầu bằng hai chữ “lúc đó”, “hồi đó” bằng tính cách không đứng đắn với sự mô tả hoặc có sự liên hệ, chỉ bảo của người lớn, những lời nói mà trí óc chúng không thể có sẵn và tưởng tượng được. Như lời cậu bé Tiến 3 tuổi đã biết đòi về nhà “nếu không sẽ chết thêm lần nữa”. Khoa học hiện đại cũng ghi nhận về dấu vết bẩm sinh trên cơ thể các cháu bé (birthmarks) hoặc ngay cả những trường hợp quái thai (birth defets). Khi những cháu bé này nhớ lại tiền kiếp của chúng thì thường có sự liên hệ lạ lùng giữa sự kiện với dấu vết bẩm sinh hay dị tật mà chúng đã mang trên cơ thể.

 "Dấu vết” để lại trong vòng xoay kiếp luân hồi

Trước đây, vấn đề luân hồi, tái sinh, tiền kiếp, hậu kiếp chỉ được xem như là vấn đề của một số thuyết tôn giáo. Ngày nay, chính các nhà khoa học đã bắt đầu thực sự tiến bước vào sâu trong lĩnh vực nghiên cứu vấn đề này. Từ thập niên 60 đến nay, nhiều nhà khoa học trên thế giới và đặc biệt ở Á Đông trong đó có nước ta – nơi mà Phật giáo ra đời, phát triển – đã dấn thân vào việc tìm hiểu vấn đề luân hồi đã dài thêm ra. Kết luận trung thực cho vấn đề đầy tính thâm sâu huyền bí vẫn còn chờ ở phía trước.

Bài liên quan

Qua hàng ngàn câu chuyện đã được ghi nhận xảy ra trên khắp thế giới với chứng cứ và tư liệu rõ ràng chứng minh vấn đề luân hồi đã được thu thập. Nhưng các nhà nghiên cứu, nhất là các nhà khoa học còn muốn thêm càng nhiều càng tốt những hiện tượng đã xảy ra có liên hệ đến những gì mà gọi là “những tài liệu chứng minh”. Những hiện tượng có thể xem là những dấu tích của luân hồi theo các nhà khoa học, nếu luân hồi là có thật thì ít ra trên chặng đường chuyển hóa từ kiếp này sang kiếp khác phải có dấu vết rơi rớt lại không nhiều thì ít, cũng giống như trong lịch trình tiến hóa của sinh vật nói chung và con người nói riêng. Bằng chứng đã có rất nhiều dấu tích còn lại trên cơ thể sinh vật và sự kiện ấy đã giúp các nhà sinh vật học, nhất là cổ sinh vật học biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ xa xăm mà thời gian diễn ra đến hàng triệu năm.

Trong dân gian vẫn thường truyền tai nhau về chuyện dấu tích được xem như có liên quan đến đầu thai đó là vết chàm, vết bớt in hằn trên da đứa trẻ. Lũ trẻ thường trêu nhau là: “cái đồ vá chó” hay đồ “con lộn” chính từ lý do đó. Những dấu vết ấy được khẳng định trong y học hình thành từ trong bụng mẹ, với hình dạng, màu sắc khác nhau. Theo một số nhà y học giải thích, do những tác động bên ngoài lên cơ thể người mẹ hay tự bản thân cơ thể người mẹ đã ảnh hưởng lên thai nhi trước khi hài nhi chào đời. Mặc dù vậy, giải thích này cho đến nay cái dấu tích ấy chẳng ảnh hưởng gì đến đứa bé và người ta có thể tẩy xóa hoặc cắt đi một cách đơn giản. Sự giải thích vẫn nằm trong vòng luẩn  quẩn như: vết bẩm sinh từ tác động lúc người mẹ mang thai do uống thuốc, xáo trộn chuyển biến cơ thể, do bệnh lý, hiện tượng di truyền v.v… Tuy nhiên, vẫn chưa có giải thích nào thuyết phục. Quan niệm được xem phổ biến nhất trong dân gian cho rằng đó là “đầu thai”. Bởi vậy, có nhiều gia đình gặp chuyện không may tâm niệm quệt vết mực lên người đứa trẻ để lại một dấu tích hy vọng sau này nhận biết được nó. Xin trở lại trường hợp cậu bé Quyết Tiến, ngày Tiến mất, anh Tân cũng từng có suy nghĩ quệt lên chân nó vết mực như quan niệm dân gian nhưng anh nghĩ có rất nhiều trường hợp trùng hợp và nhận biết thông qua vết tích. Lúc đó anh muốn con được siêu thoát, chẳng tin vào mấy chuyện “đầu thai”. Cuối cùng thì cậu bé “vẫn về” ở một lý do khác được nhận biết rõ ràng hơn.

“Không nên xem chuyện tái sinh là điều kỳ lạ, hoang đường, hãy nghĩ đến điều con người muốn hướng đến cuộc sống sao cho ý nghĩa, hiếu nghĩa với mẹ cha, thực hiện những việc làm nhân văn để sau này hưởng luật nhân quả, không được tái sinh thì ít nhiều tạo điều phúc cho con cháu, đó mới là điều ý nghĩa và quan trọng trong thuyết Luân hồi của nhà Phật

“Không nên xem chuyện tái sinh là điều kỳ lạ, hoang đường, hãy nghĩ đến điều con người muốn hướng đến cuộc sống sao cho ý nghĩa, hiếu nghĩa với mẹ cha, thực hiện những việc làm nhân văn để sau này hưởng luật nhân quả, không được tái sinh thì ít nhiều tạo điều phúc cho con cháu, đó mới là điều ý nghĩa và quan trọng trong thuyết Luân hồi của nhà Phật"... Ảnh minh họa.

Luận bàn Nghiệp và Nhân – Quả trong kiếp luân hồi

Một sinh vật sống bao gồm thể xác và linh hồn, luân hồi là vòng sinh – tử sau khi mất đi sẽ chuyển từ dạng thức này sang dạng thức khác chứ không phải mất hết. Thể xác có thể “trở lại với cát bụi” nhưng tinh thần (linh hồn) trong Đạo Phật gọi là Nghiệp (thói quen, việc làm tốt hay xấu khi sống). Linh hồn vẫn có thể diễn ra và tồn tại ở một thể xác khác mà người ta quen gọi là chuyện “kiếp trước” hay “kiếp sau”. Con người từ đâu sinh ra? Chết rồi đi về đâu? Tại sao giữa đời lại có những kẻ giàu, nghèo, sang, hèn, đẹp, xấu, trí, ngu sai biệt? Tại sao có người hiền lành mà thường gặp việc khổ sở không may, kẻ hung ác lại được an vui phát đạt? Đây là mối nghi nan thắc mắc chung của đa số người. Và theo như tôn giáo nhà Phật, tất cả sự việc này bao gồm trong vấn đề “Luân hồi nhân quả”. Luân hồi và nhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi con người còn mang nghiệp trái của nhân quả thiện – ác nên mới bị luân hồi. Và sự luân hồi khổ vui đều do ảnh hưởng tốt xấu của nhân quả thiện – ác, mà nơi phát sinh lại từ thân, ngữ, ý. Nhân nào quả nấy, trạng thái vô cùng! Còn luân hồi là sự xoay vần của Nghiệp.

Quả báo lành, dữ được cho từ Tâm tạo ra. Tâm nóng giận, tà dâm, dửng dưng, độc ác, tham lam là tạo nghiệp chướng. Vậy muốn hưởng quả lành, phải tu nhân tịnh, dễ hiểu là việc tu nhân tích đức. Khi chúng ta đã õ biết rõ luật nhân – quả, thì cũng chẳng thể từ chối không nhận thuyết luân hồi. Luân hồi là nhân quả liên tục, có ảnh hưởng chi phối lẫn nhau từ kiếp này sang đến kiếp khác, chỉ có những bậc chứng nhân không mới thoát khỏi vòng luân hồi đó mà thôi. Vậy Nhân Quả là gì? Nhân là nguyên nhân, Quả là kết quả, nguyên nhân gây ra thế nào, kết quả ra thế ấy. Nói theo lối khác, Nhân là hạt giống, Quả luận với tính cách rộng hơn, là hoa trái. Gieo trồng hạt giống thuộc hoa trái nào, tất sẽ được hoa trái ấy. Người nào tạo nhân nào, người đó hưởng quả nấy.

Về phương diện nghiệp nhân, trong kiếp sống, loài người khi gây Nhân có ba điều khái yếu: Nghiệp thiện, Nghiệp chướng và Bất động nghiệp. Bất động nghiệp là những nhân thiền định, như thế gian thiền, ngoại đạo thiền, xuất thế gian thiền…

Bài liên quan

Ba nghiệp nhân trên phát sinh từ thân, ngữ, ý. Nhân lành của thân là làm việc thiện. Nhân lành của ngữ là nói những lời hay ý đẹp, lời chân thật. Nhân lành của ý là chỉ nghĩ việc tốt lành cho người. Nếu thân, ngữ, ý không làm những việc như trên, lại tạo thêm các điều thiện, gọi là ba nghiệp lành. Trái lại, là ba nghiệp ác. Trong ba nghiệp, khẩu nghiệp dễ tạo hơn cả. Người xưa đã bảo “Đa ngôn đa quá”, nghĩa là “nhiều lời tất nhiều lỗi”. Vì thế khi thốt ra lời gì phải dè dặt suy nghĩ kỹ.Nếu trong ba nghiệp, khẩu nghiệp đã dễ tạo, thì ý nghiệp lại có năng dụng mạnh hơn cả. Nhân được tạo ra ngay từ những suy nghĩ rồi, nên hãy cẩn thận.

Khái niệm Nghiệp rất quan trọng trong đạo Phật, đó là quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả. Theo đạo Phật mỗi tác động (nghiệp) – dưới một điều kiện nhất định sẽ tạo thành một quả. Một khi quả đó chín, nó sẽ rơi trở lại người tạo ra nó. Muốn thành quả, một nghiệp phải tốt (Thiện) hay xấu (Bất thiện) và được xem hành động cố ý. Vì sự cố ý đó, một nghiệp để lại dấu vết nơi tâm thức của người tạo ra nghiệp và tâm thức đó sẽ hướng theo những sự tạo tác của chính mình. Thời gian để một quả chín muồi có thể kéo dài rất lâu và chính nó tác động lên sự tái sinh và làm loài hữu tình, trong đó có con người cứ lưu giữ mãi trong luân hồi. Một nghiệp được gây ra hoặc bằng một hành động thuộc thân, thuộc tâm hay ngôn ngữ. Như thế khi người ta có ý làm cái gì thì đã tạo nghiệp, không nhất thiết việc làm đó có xảy ra hay không. Chính tư tưởng đã tạo tác nghiệp. Một hành động sẽ không gây nghiệp nếu nó được thực hiện mà không xuất phát từ tham, sân, si. Nghiệp tốt có thể mang lại kết quả tốt trong một sự tái sinh. Tạo nghiệp tốt không có nghĩa là chấm dứt tái sinh. Muốn thoát khỏi luân hồi, con người phải từ bỏ nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu. Việc luân hồi nhân quả rất vô cùng, như bánh xe quay tròn, vay trả trả vay, không biết khi nào là kết cục. Trong luân hồi đã bao hàm nhân quả bởi nhân quả nên mới có luân hồi. Cần nói thêm, trong luân hồi có hai nghiệp ái dục và sát sinh là nặng nhất. Do sát sinh mới thành cảnh oan hờn, chém giết lẫn nhau. Ái dục được xem là nghiệp sâu nặng và mạnh mẽ nhất trong các thứ nhiễm lạc đời, khuyên bảo con người tránh việc sai trái mà làm hỏng đi quá trình tiến hóa.

Thuyết luân hồi trong Phật giáo cho rằng, từ xưa đến nay, cảnh đời người trải qua biết bao cuộc bể dâu diễn biến và người đời mãi tranh đua ganh ghét tàn hại nhau vì mối danh, lợi, sắc, tài. Chính điều này gây ra nhiều nỗi khổ bởi gây nhiều tác nghiệp, mà sở duyên của nghiệp, lại từ nơi vọng tâm mê hoặc cố chấp lấy cái tôi. Nếu biết trở lại nguồn chân mà chặt đứt gốc vô minh ngã chấp thì nghiệp chướng được xóa bỏ. Ảnh minh họa.

Thuyết luân hồi trong Phật giáo cho rằng, từ xưa đến nay, cảnh đời người trải qua biết bao cuộc bể dâu diễn biến và người đời mãi tranh đua ganh ghét tàn hại nhau vì mối danh, lợi, sắc, tài. Chính điều này gây ra nhiều nỗi khổ bởi gây nhiều tác nghiệp, mà sở duyên của nghiệp, lại từ nơi vọng tâm mê hoặc cố chấp lấy cái tôi. Nếu biết trở lại nguồn chân mà chặt đứt gốc vô minh ngã chấp thì nghiệp chướng được xóa bỏ. Ảnh minh họa.

Chuyện "đầu thai” không phải mê tín dị đoan

Theo TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp KHCN – Tin học ứng dụng (UIA), hiện tượng này cần được nhìn nhận và nghiên cứu trước khi khẳng định hay phủ định, hiện tượng “đầu thai”, “tái sinh” hoàn toàn không phải chuyện mê tín mà chỉ nên coi là hiện tượng khó lý giải mà khoa học chưa với tới được. Thực tế cho thấy, ngoài trường hợp cậu bé Tiến ở Vụ Bản, có rất nhiều trường hợp khác đã được ghi nhận bất chấp tin hay không.

“Vấn đề này đã từng gây tranh cãi, nếu phủ định hoàn toàn thì đó là mê tín chủ quan, coi việc mình không biết là không đúng, không có thật. Tuy nhiên, ở góc độ khoa học cũng không nên để mình rơi vào trạng thái mê tín cực hữu, nghĩa là tin mê muội, không cần rõ đúng sai. Cần phải hiểu rõ vấn đề, tránh hoang mang trong dư luận”.

Chết liệu đã hết?

Thuyết luân hồi trong Phật giáo cho rằng, từ xưa đến nay, cảnh đời người trải qua biết bao cuộc bể dâu diễn biến và người đời mãi tranh đua ganh ghét tàn hại nhau vì mối danh, lợi, sắc, tài. Chính điều này gây ra nhiều nỗi khổ bởi gây nhiều tác nghiệp, mà sở duyên của nghiệp, lại từ nơi vọng tâm mê hoặc cố chấp lấy cái tôi. Nếu biết trở lại nguồn chân mà chặt đứt gốc vô minh ngã chấp thì nghiệp chướng được xóa bỏ.

Luân hồi là một thuyết có chứng nghiệm, không phải hoang đường.Nhiều người cho rằng, loài người cũng như loài vật, khi chết rồi thì cả linh hồn và thể xác đều tiêu hoại, không có đời sau. Thuyết này không đúng. Xin nhắc thêm, không chỉ loài người mà loài vật cũng có linh hồn, điều này lý giải tại sao nhà Phật rất kiêng kị chuyện sát sinh. Người có thể “đầu thai” thành kiếp vật hay ngược lại. Phần linh hồn từ đó mà có chuyện “oán thán”, gây thành nghiệp chướng cho đời sau.

Một trường hợp dị tật được xem là liên quan đến chuyện đầu thaiXưa nay trong thế giới, Đông cũng như Tây phương, rất nhiều sự thật chứng minh con người có chuyển kiếp ở đời sau. Nếu cho rằng không có việc tội, việc phúc liên quan đến đời sau, thì xã hội sẽ không yên, thế giới này đại loạn, con người tha hồ tạo đủ những việc thuộc Tham – Sân – Si, không ai tu thiện làm gì, bởi theo họ: chết rồi là hết. Cho nên lối suy nghĩ này đã sai lầm, lại còn rất nguy hiểm.

Điều đó lý giải phần nào về trường hợp cậu bé Quyết Tiến ở Hòa Bình. Theo quan điểm thầy Huân: “Kiếp luân hồi không có gì huyền bí hay huyễn hoặc, có rất nhiều trường hợp đã được ghi nhận trên thế giới, điều đó trở nên huyền bí do khoa học hiện đại của con người vẫn chưa có cách chứng minh thuyết phục được thế giới vô hình mà thôi”. Cậu bé Tiến “trở về” cùng bố mẹ có thể hiểu theo đúng nghĩa của kiếp tái sinh do em còn phúc duyên, còn tình cảm nặng lòng với mẹ cha mà được quay về. Con người ai cũng có kiếp luân hồi, không phân biệt tuổi tác già hay trẻ, chỉ khác nhau ở chỗ linh hồn và thể xác họ sẽ chuyển hóa thành thực thể nào, thiện – ác phân minh khi chết vẫn tái sinh thành người không phải ai cũng hưởng điều đó.

Thầy Huân cũng cho rằng: “Không nên xem chuyện tái sinh là điều kỳ lạ, hoang đường, hãy nghĩ đến điều con người muốn hướng đến cuộc sống sao cho ý nghĩa, hiếu nghĩa với mẹ cha, thực hiện những việc làm nhân văn để sau này hưởng luật nhân quả, không được tái sinh thì ít nhiều tạo điều phúc cho con cháu, đó mới là điều ý nghĩa và quan trọng trong thuyết Luân hồi của nhà Phật. Nghiệp làm con người tái sinh trong một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định, nhưng hành động con người trong cuộc đời đó vẫn có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, sự phản ứng đối với hoàn cảnh lại nằm trong tay con người. Chuyện cậu bé “tái sinh” đấy là một minh chứng trong vô vàn trường hợp khác, tôi tin quan niệm “chết là hết” chưa hẳn đã đúng, phải chăng chỉ là tiếng thở dài vô thức trong đời người mà thôi…”. Còn theo quan điểm cá nhân tôi, kiếp luân hồi là có thật trong cuộc sống. Thật ở chỗ loài người vẫn đang đau đầu đi tìm lời giải đáp, sẽ còn kéo dài từ đời này sang đời khác…

Theo: petrotimes.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm