Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 20/02/2017, 15:27 PM

Luận về "chúng sinh"

Ngoại trừ Đức Thế Tôn, rất ít chúng sinh có trí tuệ viên dung để có cái "nhìn ra" từ bờ bên kia mà giác ngộ được thực tại của vô sắc tướng. Hơn nữa, khi còn cố chấp phân biệt bờ này bến nọ có nghĩa là vẫn còn tâm nhị nguyên thì làm sao độ nhất thiết khổ ách “chúng sinh” để giác ngộ và thành chánh quả được?

Kinh Kim Cang ghi: “Chúng sinh không phải là chúng sinh nên gọi là chúng sinh” (chúng sinh tức phi chúng sinh thị danh chúng sinh). Trong Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 263, ngày 15/12/2016, Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc diễn giải ý nghĩa chúng sinh rất độc đáo: …chúng sinh ở đây chỉ có nghĩa là những gì do nhiều (chúng) yếu tố tạo thành (sinh) thì gọi là chúng sinh. “Tùy chúng duyên nhi sinh”. Tùy nhiều yếu tố, nhiều điều kiện “duyên” với nhau mà thành thì gọi “chúng sinh” vậy thôi.

Bậc Bồ Tát hành thâm Bát Nhã chỉ quán rất giới hạn tự tại và chiếu kiến ngũ uẩn đầy thiển cận. Đấng Bồ Tát chỉ "nhìn vào" thấy tới "cái có" của ngũ uẩn giai không chứ chưa chiếu kiến tới cái "nhìn ra" từ bờ bên kia, “chiếu kiến đáo bỉ ngạn”, thấy được cái không của không (emptiness of emptiness.) 
 
Tương tự, trong vòng 80 năm trở lại, khoa học đã biết "nhìn vào" và đã biết quán tự tại để chiếu kiến vũ trụ cấu tạo từ giai không, khi thì hạt, khi thì trở thành dạng sóng (particles và waves, có không, không có). Khoa học cũng đã "nhìn ra" nhưng chưa chiếu kiến và hiểu nổi để mà có thể chứng minh lẫn tư nghị hết những cấu tạo của cõi sắc tướng 5% của vũ trụ từ 12 nhân duyên.

Nói chi tới chuyện con người có thể kịp thời “giác ngộ” nổi cái vô sắc tướng, dark matter và dark energy, chiếm 95% kiến trúc của những vũ trụ ảo (holographic universes). 

Tóm lại, chúng ta không bao giờ giảng giải nổi cái bất khả tư nghị này qua 18 phương tiện căn trần - thức đầy vô minh của phàm phu tục tử được. Cho dù, vô sở vô trụ "giang hồ không bờ không bến" cũng chỉ đạt tới tâm bất nhị chứ chưa thật sự tri kiến Phật, chưa kiến thực bản lai Như Lai.

Ngoại trừ Đức Thế Tôn, rất ít chúng sinh có trí tuệ viên dung để có cái "nhìn ra" từ bờ bên kia mà giác ngộ được thực tại của vô sắc tướng. Hơn nữa, khi còn cố chấp phân biệt bờ này bến nọ có nghĩa là vẫn còn tâm nhị nguyên thì làm sao độ nhất thiết khổ ách “chúng sinh” để giác ngộ và thành chánh quả được?

Kinh Hoa Nghiêm, (Avatamsaka) có nói: “Tất cả từ tâm tạo”. "Tôi nghĩ, do đó tôi nghĩ tôi chấp ngã" - René Descartes. “Dubito, ergo cogito, ergo sum. ‘I doubt; therefore, I think, therefore I am” - René Descartes. Hay, bởi vì tôi nghĩ nhầm nên tất cả đoạn trường chúng sinh (đa sinh sự) là do nhân duyên nghĩ bậy mà ra. Tất cả xấu tốt từ tâm tư duy vô minh, rồi tự động tạo ra cái có nhầm lẫn đó?

Lục tổ Huệ Năng khuyên:
“Thức tự tâm chúng sanh.
Kiến tự tâm Phật tánh,”

BS.Đỗ Hồng Ngọc triển khai: “Tất cả đều do “duyên” mà sinh. Do “phan duyên” mà dắt díu, tạo nên vô lượng vô số vô biên chúng sinh mà gây bao phiền não. Và, như thế, Bồ-tát nguyện “ngày nào còn một chúng sinh… quyết không thành Phật” là có lý quá chớ!”. Theo tôi, nó còn có nghĩa, ngày nào tự tâm thức vẫn còn một niệm "duyên chúng sinh" sẽ "bất kiến tự tâm Phật tính’’ không tự độ được nhất thiết khổ ách cho nên không thể siêu giác ngộ thành Phật được. 

Tóm lại, tâm sinh pháp hiện, chúng sinh hiện hữu. Tâm diệt pháp diệt, chúng sinh hữu diệt. Tuy nhiên, vấn đề không phải là "không có, có không, sắc và vô sắc", chiếu kiến được ngũ uẩn giai không hay độ tất cả chúng sinh nhưng nguyên nhân là tại vì sự tiến hoá (evolution) của chúng sinh lẫn con người (human) vẫn còn quá phôi thai để có thể nắm bắt được "Nhất Nguyên".  

Có thể hơn vài chục triệu năm tới chúng ta tiến hóa "khác hơn", trở thành siêu nhân (super human) và nhất là bớt vô minh thì may ra mới có được một chút khái niệm minh mẫn về công án này?

Rất tiếc vì chúng ta chưa biết hết vài cọng lá trí tuệ trong tay của Đức Thế Tôn nên Ngài không thể dạy thêm về những đám lá trên rừng mà chúng ta muốn biết và có thể cũng vì vậy mà Ngài chưa cho chúng ta biết cái Ngài không biết cho nên chúng ta không biết cái Ngài không biết nhưng Ngài biết chúng ta không biết cái Ngài chưa biết đó?
 
Lê Huy Trứ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm