Lục Tổ Huệ Năng đã nói gì mà Ngài Huệ Minh liền thấy đạo?
Tổ Huệ Năng khi được pháp ở Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn rồi, Ngài mang y bát về phương Nam. Khi đó đám người kỳ thị đuổi theo giật y bát lại. Trong nhóm đó có Thượng tọa Minh, trước khi tu làm tướng nên cỡi ngựa rất giỏi, rượt kịp.
Tổ biết người ta đuổi theo giành y bát, nên Ngài để y bát trên bàn thạch, chui vô lùm cây trốn.
Thượng tọa Minh nhảy xuống ngựa, ôm y bát lên nhưng ôm không nổi.
Chừng đó mới giật mình, thì ra đây là vật huyền bí, không phải vật thường.
Bấy giờ, ông vừa sợ vừa hối lỗi. Tất cả niệm tranh giành ngang đó chấm dứt.
Ông liền gọi:
"Hành giả, hành giả! Tôi đến đây vì pháp, chứ không phải vì y bát".
Khi ấy, Lục Tổ ở trong lùm cây chui ra nói: "Nếu ông vì pháp, thì ta sẽ nói cho ông. "
Rồi bảo: "Ông yên lặng giây lâu, ta sẽ dạy cho" .
Thượng tọa Minh đứng yên lặng giây lâu.
Tổ nói: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh? "
Ngay câu đó Thượng tọa Minh liền thấy đạo.
Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam
Quý vị thấy Lục Tổ hết sức thật thà. Ngài thấy chỗ cứu kính thế nào thì Ngài nói thế ấy. Thiện, ác tức là hai bên. Thiện ác, thương ghét, phải quấy v. v… đều là hai bên.
Niệm đầu vừa dấy lên thì niệm sau nối tiếp theo nhau.
Buông hết hai bên thì không còn niệm, lúc ấy bản lai diện mục hiện tiền.
Bản là xưa, lai là nay, diện mục là mặt mắt thật của mình.
Hết sức đơn giản. Nói vậy quý vị sẽ có thắc mắc.
Người tu cấm không được nghĩ ác, làm ác, chứ tại sao bảo không nghĩ thiện, làm thiện?
Không nghĩ thiện, không nghĩ ác tức là không làm lành cũng không làm ác.
Như vậy làm sao tu? Quý vị nhớ trong nhà Phật dạy tu có nhiều cấp bậc.
Người tu ít, người tu nhiều, người tu bình bình khác nhau.
Tùy theo công phu tu mà sanh trong lục đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, a tu la, trời.
Trong lục đạo luân hồi có chia ba đường thiện, ba đường ác. Cho nên nghĩ thiện, nghĩ ác đều đi trong luân hồi.
Lâu nay người ta quen cho rằng tu là làm việc thiện thôi.
Nhưng sự thật tu thiện thì được sanh cõi lành.
Làm người, a tu la hoặc trời là sanh trong ba cõi lành nhưng vẫn còn đi trong sanh tử.
Nhà Phật gọi đó là tu pháp Nhân thừa, Thiên thừa thôi, chứ không phải pháp giải thoát. Muốn giải thoát sanh tử thì phải ra khỏi cả thiện lẫn ác.
Nhà Phật cũng nói về hai thứ: hữu duyên từ và vô duyên từ.
Hữu duyên từ là còn có sự phân biệt theo duyên thích hợp mà khởi lòng từ bi.
Còn vô duyên từ thì thấy người ta khổ là mình cứu ngay, không phân biệt có duyên hay không có duyên.
Thí dụ người không nghĩ thiện không nghĩ ác gì cả, thấy đứa bé té liền bế nó dậy, đó thuộc về vô duyên từ.
Chúng ta đa số làm việc thiện mà nghĩ suy nhiều quá.
"Việc thiện này làm kết quả không? "
"Được khen hay bị chê? " v. v… nghĩ đủ thứ. Đức Phật hay các vị Bồ tát luôn luôn làm lành với tâm vô duyên từ, tức là lòng từ vô duyên.
Gặp cảnh thì làm chứ không có nghĩ suy, không xét duyên cớ.
Chúng ta bây giờ thấy người đó nghèo đói, mà họ làm thinh, mình cũng bỏ lơ.
Ngược lại, nếu họ năn nỉ "Tôi nghèo đói quá, cô bác giúp đỡ giùm" thì mới chịu giúp.
Giúp như vậy là có duyên, có sự cầu khẩn, còn bình thường thì không giúp.
Với Phật, với Bồ tát thì không như vậy.
Thấy người ta khổ là giúp, khỏi xin xỏ, khỏi cầu khẩn.
Cho nên các Ngài làm lành rồi là thôi.
Còn chúng ta do đợi xin xỏ, nên giúp người rồi mà họ ngó lơ không thèm cám ơn là bực bội liền.
Cho nên có duyên từ thì kèm theo có danh, đòi hỏi này nọ.
Còn vô duyên từ không đòi hỏi điều kiện gì hết. Đó mới cao siêu, quý báu. Đừng cho rằng không nghĩ thiện, không nghĩ ác là xấu. Hiểu vậy như vậy mới thấy gốc của sự tu.
Trích trong: Phật Pháp trị tận gốc tâm bệnh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm