Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 24/05/2022, 14:10 PM

Ngũ Tổ dạy về việc độ sanh cho Lục Tổ Huệ Năng

Sự việc Ngũ Tổ khai ngộ bản tánh cho Lục Tổ Huệ Năng, truyền pháp đốn giáo và dặn dò về sự truyền rộng Pháp, được chính ngài Huệ Năng thuật lại như sau:

Về bài kệ của Lục tổ Huệ Năng

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

“Đến canh ba thì Huệ Năng này vào thất Tổ. Tổ lấy cà sa trùm quanh ta, không cho người thấy rồi nói Kinh Kim Cương cho. Đến câu: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (Hãy không chỗ trụ mà sanh tâm), Huệ Năng này ngay nơi lời nói đại ngộ, thấy biết tất cả muôn pháp chẳng lìa tánh mình. Mới thưa với Tổ rằng:

Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Nào ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Nào ngờ tự tánh vốn không động lay,

Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp.

Tổ biết Huệ Năng ngộ được bản tánh, mới dạy rằng: “Chẳng biết bản tâm, học pháp vô ích. Nếu biết bản tâm, tức gọi là Trượng phu, là thầy của trời và người, là Phật”.

Canh ba thọ pháp, mọi người đều chẳng hay. Tổ truyền pháp đốn giáo và y bát, nói rằng: “Ngươi là Tổ đời thứ sáu, hãy khéo tự hộ niệm, rộng độ chúng sanh, truyền rộng mai sau, chớ để dứt mất. Hãy nghe kệ ta đây:

Có tình gieo giống xuống

Nương đất quả lại sanh

Không tình cũng không giống

Không tánh cũng không sanh.

(Hữu tình lai hạ chủng

Nhân địa quả hoàn sanh

Vô tình diệc vô chủng

Vô tánh diệc vô sanh).

Tổ lại nói: “Xưa Đại sư Đạt Ma mới đến xứ này người đời chưa biết tin nên phải truyền y này để làm vật tin, nối truyền nhau từ đời này sang đời khác. Pháp thì lấy tâm truyền tâm đều khiến tự ngộ, tự hiểu biết. Từ xưa Phật với Phật chỉ truyền bản thể, sư với sư kín trao bổn tâm. Y là cái mối của tranh giành, tới đời ngươi chớ nên truyền nữa, nếu truyền y này thì tánh mạng nguy hiểm như sợi tơ treo. Ngươi hãy đi nhanh kẻo e có kẻ hại ngươi”.

Sau đây chúng ta sẽ bàn về bài kệ “Hữu tình gieo giống xuống…” để hiểu và hành hạnh Bồ tát trong việc “rộng độ chúng sanh, truyền rộng mai sau” là thế nào.

“Có tình gieo giống xuống. Nương đất quả lại sanh”.

Hữu tình (có tình) thông thường thì để chỉ chúng sanh, chúng sanh hữu tình, nghĩa là chúng sanh có tình cảm, có xúc tình. Ở đời sống bình thường, có tình là ý định và gieo giống xuống, thì hạt giống ở trên đất bèn thành cây, thành quả.

Ở cấp độ Bồ tát hạnh, có tình là có tâm từ bi khi thấy chúng sanh chìm đắm trong mê mờ, khổ đau bèn nghĩ đến chuyện giúp đỡ, cứu thoát họ. Có ý định từ bi và hành động từ bi là gieo giống Phật pháp xuống đất tâm của chúng sanh thì hạt giống ấy sẽ thành cây và ra quả. Lâu hay mau ra quả là còn tùy theo nghiệp tốt và nghiệp xấu của chúng sanh.

Bồ tát gieo giống xuống không phải để tìm kiếm lợi ích cho mình, thậm chí cho tôn giáo của mình, con đường mình theo đuổi, mà vì tâm từ bi thật sự, vì lợi ích lợi cho chúng sanh. Ý định và việc làm gieo giống cho chúng sanh khởi phát từ tâm từ bi, hành động trong tâm từ bi, và kết quả là kết quả của tâm từ bi.

“Rộng độ chúng sanh, truyền rộng mai sau” là sự rộng lớn, trải dài tới mai sau của tâm và hành động từ bi của Bồ tát.

“Không tình cũng không giống. Không tánh cũng không sanh”.

Con đường Bồ tát gồm hai yếu tố chủ đạo: Trí huệ tánh Không và từ bi với chúng sanh. Hai yếu tố tạo thành con đường Bồ tát ấy không thể thiếu cái nào, cả hai phải đồng bộ.

Không tình cũng không giống: Bồ tát hành động, làm việc, y trên nền tảng trí huệ tánh Không. Không có người gieo giống, không có giống được gieo, và không có đất tâm của chúng sanh để gieo vào. Đây là điều được kinh điển nói là “tam luân không tịch”. Nếu có chấp tướng, dù là hành động thiện khởi từ tâm từ bi, thì cũng chỉ được phước đức của trời và người, không có trí huệ giải thoát.

Khi “Không tình cũng không giống” thì sẽ đạt đến trí huệ tánh Không đầy đủ, gọi là Vô sanh pháp nhẫn, “Không tánh cũng không sanh”.

Không tánh (vô tánh) là sự vô tự tánh, sự vô sở hữu, bất khả đắc của tất cả các hiện tượng, đây là tánh Không. Và không sanh (vô sanh) là cấp độ chứng ngộ tánh Không ở mức đầy đủ, vô sanh pháp nhẫn. Vô sanh pháp nhẫn là không gây ra, phát sanh hành động, tức là không tạo ra nghiệp, dù là nghiệp tốt. Đây thực sự là “tam luân không tịch”. Hay nói theo Kinh Kim Cương, “bố thí (pháp) mà không trụ vào tất cả tướng”.

“Không tình cũng không giống, không tánh cũng không sanh”, đây là giải thoát. Nhưng là giải thoát trong khi hành động, trong khi làm hạnh Bồ tát, “Hữu tình gieo giống xuống”.

Nhân duyên của Lục Tổ Huệ Năng và kinh Kim Cang

Độ thoát chúng sanh mà thật không có hành động độ, chúng sanh được độ, Kinh Kim Cương nói như sau:

“Đức Phật bảo Tu Bồ Đề: Các đại Bồ tát nên hàng phục tâm như vầy: Tất cả các loài chúng sanh, hoặc từ trứng sanh, hoặc từ thai sanh, hoặc từ ẩm ướt sanh, hoặc từ hóa sanh, hoặc có sắc, hoặc vô sắc, hoặc có tưởng hoặc không có tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng chẳng phải không có tưởng, ta đều làm cho nhập Niết bàn vô dư để được diệt độ.

Diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh như vậy mà thật không có chúng sanh nào được diệt độ. Vì sao thế? Nếu Bồ tát có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì chẳng phải Bồ tát”.

Tóm lại, bổn phận của hành giả Phật tử, dù ở cấp độ nào là “Truyền rộng Pháp, rộng độ chúng sanh”. Để làm được sự việc Phật sự này cần hai yếu tố căn bản kết hợp với nhau. Hai yếu tố đó càng mạnh, càng có nhiều năng lượng, và sự kết hợp càng thống nhất, không thể tách lìa, thì sự việc hoằng pháp càng nhiều lợi lạc rộng lớn. Hai yếu tố căn bản ấy là:

- Từ bi (“Hữu tình gieo giống xuống”).

- Trí huệ tánh không (“Không tình cũng không giống; không tánh cũng không sanh”). 

Trí huệ và từ bi tạo thành con đường Bồ tát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm